Tìm ra loại thuốc mới rút ngắn thời gian điều trị bệnh lao kháng thuốc
Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra loại thuốc mới có tên gọi bedaquiline, giúp rút ngắn thời gian điều trị căn bệnh này từ gần 2 năm xuống còn 9-11 tháng
Ảnh minh họa
Những bệnh nhân mắc bệnh lao kháng thuốc (MDR-TB) cần tới 2 năm mới có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học đã tìm ra loại thuốc mới, có tên gọi bedaquiline, giúp rút ngắn thời gian điều trị căn bệnh này từ gần 2 năm xuống còn 9-11 tháng mà vẫn đem lại hiệu quả tương đương. Kết quả thử nghiệm lâm sàng này được đăng trên tạp chí Y khoa New England ngày 13/3.
Mỗi năm có gần 600.000 người mắc bệnh lao kháng thuốc, nguyên nhân khiến nhiều người tử vong hơn so với các loại bệnh truyền nhiễm khác trên thế giới. Những người mắc bệnh lao thông thường chỉ cần uống 4 loại kháng sinh trong thời gian 6 tháng. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều chủng lao kháng thuốc, do đó cần tới 2 năm mới điều trị dứt điểm. Hướng điều trị này đôi khi đi kèm với những tác dụng phụ nghiêm trọng do sử dụng kháng sinh.
Thử nghiệm lâm sàng mới được tiến hành với sự tham gia của gần 400 người bị nhiễm MDR-TB thể nặng tại các nước Việt Nam, Mông Cổ, Nam Phi và Ethiopia, nhằm so sánh tính hiệu quả của hai phác đồ điều trị kéo dài gần 2 năm và ngắn hơn.
Video đang HOT
Kết quả cho thấy phác đồ điều trị lâu hơn có hiệu quả 80% thời gian, trong khi phác đồ ngắn hơn có hiệu quả 79% thời gian. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân có thể chỉ cần uống trung bình 14 viên thuốc/ngày trong giai đoạn 20 tuần đầu, sau đó 10 viên/ngày trong 20 tuần tiếp theo (cộng với đợt tiêm 5 lần/tuần trong 16-20 tuần), thay vì 20 viên/ngày trong 2 năm.
Năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các nước chuyển phác đồ điều trị MDR-TB từ 12 tháng sang 9 tháng. Khi giảm được thời gian điều trị, bệnh nhân có khả năng sẽ tuân theo toàn bộ phác đồ điều trị, đặc biệt hữu ích đối với những nước kém phát triển có cơ sở hạ tầng y tế yếu kém.
Nguyễn Hằng
Theo TTXVN
Lần đầu Việt Nam cắt u phổi bệnh nhân không cần thở máy
Kỹ thuật này giúp giảm chi phí điều trị, rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế các biến chứng do gây mê và thông khí một phổi.
Bệnh nhân 71 tuổi bị u phổi giai đoạn sớm vừa được các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức phẫu thuật bằng kỹ thuật mới.
Bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ để cắt u phổi, trong đó gây mê không đặt ống nội khí quản (tức là không cần thở máy) là kỹ thuật lần đầu thực hiện ở Việt Nam.
Ngay sau mổ 5 phút, bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn và nói chuyện được. Những ngày sau bệnh nhân ổn định và được xuất viện vào ngày thứ tư sau mổ.
Phẫu thuật cắt u phổi một lỗ ít xâm lấn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Phó giáo sư Nguyễn Hữu Ước, Trường khoa Tim mạch và Lồng ngực, cho biết phẫu thuật cắt phổi là phương pháp điều trị chủ yếu cho bệnh nhân u phổi. Theo kinh điển, cắt phổi là phẫu thuật lớn, phải gây mê sâu bằng ống nội khí quản chọn lọc khá phức tạp, sau mổ nặng nề, chi phí cao.
Trường hợp khối u nhỏ, kỹ thuật cắt phổi không quá phức tạp với mức độ xâm lấn ít (phẫu thuật nội soi lồng ngực), có thể không cần đến kỹ thuật gây mê này. Phẫu thuật nội soi lồng ngực qua một lỗ mở ngực nhỏ duy nhất cũng là kỹ thuật ít xâm lấn mới, được ứng dụng ở một số bệnh viện lớn gần đây.
Bác sĩ Đỗ Danh Quỳnh, Giám đốc Trung tâm Gây mê và hồi sức Ngoại khoa, cho biết gây mê không đặt ống nội khí quản trong phẫu thuật lồng ngực là kỹ thuật mới được sử dụng ở một số trung tâm lớn trên thế giới, đi đầu là bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan. Kỹ thuật này cùng với phương pháp mổ ít xâm lấn sẽ ít gây đau đớn và sang chấn cho bệnh nhân.
Ưu thế chính của các kỹ thuật này là giảm chi phí điều trị, rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế các biến chứng do gây mê và thông khí một phổi cho bệnh nhân.
Sau thời gian tu nghiệp tại Đài Loan, kíp phẫu thuật lồng ngực của Bệnh viện Việt Đức, với phẫu thuật viên chính là bác sĩ Phạm Hữu Lư, gây mê chính là bác sĩ Trịnh Kế Điệp đã lần đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật mới này tại Việt Nam.
Các bác sĩ cho biết sẽ dần ứng dụng kỹ thuật mới này một cách thường quy cho nhiều nhóm phẫu thuật lồng ngực ít xâm lấn khác nhau tại bệnh viện.
Lê Nga
Theo VNE
UNICEF quan ngại bùng phát dịch sởi đe dọa đến tính mạng của trẻ em Ngày 1/3, UNICEF đưa ra cảnh báo dịch sởi đang bùng phát trở lại ở mức độ đáng báo động, đặc biệt tại 10 quốc gia, nơi bệnh sởi chiếm hơn 74 % tổng số ca nhiễm mới, và tại một số quốc gia khác trước đó đã tuyên bố loại bỏ được căn bệnh này. Theo số liệu thống kê, đã có...