Tìm ra hành tinh đáng sợ có thể có sự sống
Một số hành tinh mà trước đây các nhà khoa học cho là “địa ngục” lại có thể là thế giới sự sống tiềm năng.
Theo Sci-News, một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi GS Caroline Dorn từ ETH Zurich (Thụy Sĩ) cho thấy những siêu Trái Đất sở hữu đại dương magma khổng lồ và bầu không khí cực ẩm ướt thật ra là dạng hành tinh sống được tiềm năng mà chúng ta đã bỏ qua.
Các siêu Trái Đất bao phủ bởi đại dương magma có thể là thế giới sống được trong tương lai – Minh họa AI: Anh Thư
Các nghiên cứu về sinh học thiên văn thường tìm kiếm sự sống nơi các thế giới có môi trường ôn hòa, có gì đó giống với Trái Đất.
Vì vậy, các hành tinh bao phủ bởi đại dương magma hay dạng hành tinh mà các phép đo khối lượng, mật độ cho thấy tỉ lệ nước quá cao thường bị bỏ qua.
Như nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy nước cần cho sự sống, nhưng quá nhiều nước – ví dụ các thế giới đại dương – thì lại kìm hãm khả năng phát sinh và tiến hóa của sự sống.
Thế nhưng bài công bố trên tạp chi Nature Astronomy chỉ ra những “ hành tinh đại dương” có thể chỉ có nước trên bề mặt tương đương Trái Đất, bởi một lượng lớn nước đã bị thu vào lõi.
Video đang HOT
Đại dương magma của chúng cũng tương tự đại dương magma của Trái Đất sơ khai và nước hòa tan rất tốt trong các đại dương magma này.
Chúng cũng có lõi sắt. Lõi này cần thời gian để phát triển, một phần lớn sắt ban đầu vốn cũng bị mắc kẹt trong magma.
Chính lượng sắt này đã kết hợp với các phân tử nước, kéo chúng cùng chìm xuống lõi theo thời gian.
Chính một ít nước của Trái Đất cũng bị giấu vào lõi theo cách đó. Với các hành tinh to lớn hơn – các siêu Trái Đất to khoảng 6 lần địa cầu trở lên – nước càng dễ bị giấu vào lõi hơn.
Trong một số trường hợp nhất định, sắt có thể hấp thụ lượng nước nhiều hơn silicat tới 70 lần.
Do vậy, tìm thấy một hành tinh mà các phép đo cho thấy chúng có tỉ lệ nước cao, không có nghĩa là nước đó ngập ngụa trên bề mặt.
Và nếu vỏ ngoài của hành tinh đó có thể nguội đi và đông đặc lại như Trái Đất hàng tỉ năm trước, nước hòa tan trong đại dương magma có thể thoát khí và nổi lên bề mặt trong quá trình đó.
Nói cách khác, một số siêu Trái Đất tưởng chừng như địa ngục thật ra chỉ đang trải qua quá trình tiến hóa hành tinh giống thế giới của chúng ta trong liên đại Hỏa Thành, khi quả cầu lửa ban đầu dần nguội đi và dần trở thành thế giới sống được.
Vì vậy, nhóm tác giả kết luận rằng ngay cả những hành tinh có hàm lượng nước tương đối cao cũng có khả năng phát triển các điều kiện sống giống như Trái Đất.
Như vậy, các thế giới đại dương khổng lồ, tương đối “già” như Trái Đất có thể là mục tiêu tiếp theo cho cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh.
Phát hiện bất ngờ về sự ra đời của 7 hành tinh gần giống Trái Đất
Hệ sao TRAPPIST-1 gồm 7 hành tinh có thể đem về một cái nhìn "xuyên không" thú vị về quá khứ của thế giới chúng ta đang sống.
TRAPPIST-1 là ngôi sao lùn siêu lạnh cách chúng ta 38,8 năm ánh sáng trong chòm sao Bảo Bình. Nó có 7 hành tinh "con", mỗi hành tinh đều có những đặc điểm tương đồng với Trái Đất, một số cái còn được kỳ vọng rằng có sự sống.
Một nghiên cứu mới đã "ngược dòng thời gian" để tìm hiểu cách 7 hành tinh thú vị đó ra đời.
Ngôi sao TRAPPIST-1 đỏ và lạnh và 7 hành tinh quay quanh - Ảnh: NASA/Robert Lea
Nhà thiên văn học Gabriele Pichierri từ Viện Công nghệ California (Caltech - Mỹ) và các cộng sự đã lập nên một mô hình để giải thích cấu hình quỹ đạo đặc biệt của hệ TRAPPIST-1.
Trước đó, người ta phát hiện các cặp hành tinh lân cận trong hệ sao này có tỉ lệ chu kỳ lần lượt là 8:5, 5:3, 3:2, 3:2, 4:3 và 3:2. Điều đó khiến chúng tạo thành một vũ điệu nhịp nhàng khi "khiêu vũ" quanh ngôi sao mẹ, gọi là sự cộng hưởng quỹ đạo. Tuy vậy, có một chút hơi "lạc nhịp": TRAPPIST-1 b và TRAPPIST-1 c là 8:5; trong khi TRAPPIST-1 c và TRAPPIST-1 d là 5:3. Điều này đã vô tình tiết lộ về một lịch sử di cư hành tinh phức tạp bên trong hệ.
Theo các tác giả, hầu hết các hệ hành tinh được cho là đã bắt đầu ở các trạng thái cộng hưởng quỹ đạo, nhưng sau đó gặp phải sự bất ổn đáng kể trong vòng đời của chúng và trở nên lạc nhịp.
Mô hình cho thấy 4 hành tinh ban đầu của hệ, nằm gần sao mẹ, tiến hóa riêng lẻ trong chuỗi cộng hưởng 3:2 đều đặn.
Chỉ khi ranh giới bên trong của đĩa tiền hành tinh - tồn tại quanh các ngôi sao khi chúng còn trẻ và là đĩa vật liệu để kết tụ hành tinh - mở rộng ra bên ngoài thì quỹ đạo của chúng mới nới lỏng và thành cấu hình mà chúng ta quan sát ngày nay.
Hành tinh thứ tư, ban đầu nằm ở ranh giới bên trong của đĩa, di chuyển ra xa hơn, sau đó lại bị đẩy vào bên trong khi 3 hành tinh bên ngoài ra đời trong giai đoạn thứ 2 của quá trình hình thành hệ.
Phát hiện mới này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một quá trình từng diễn ra khi hệ Mặt Trời còn sơ khai, bao gồm việc Sao Mộc - hành tinh hình thành đầu tiên - di chuyển và xô đẩy các hành tinh đang hoài thai còn lại.
Ngoài ra, kết quả nói trên cũng cho thấy Thái Dương hệ thuở "hồng hoang" là một thế giới khắc nghiệt hơn nhiều, với các vụ va chạm lớn đẩy 8 hành tinh trong hệ vào một vũ điệu lộn xộn như ngày nay.
Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy.
Phát hiện phân tử nước trong khoáng chất lấy từ Mặt trăng Phát hiện này mở ra những khả năng mới cho việc phát triển và sử dụng tài nguyên nước trên Mặt trăng trong tương lai. Hình ảnh chụp tại Trung tâm kiểm soát hàng không vũ trụ Bắc Kinh (BACC) ngày 2-6-2024 cho thấy tàu Hằng Nga 6 hạ cánh xuống phần tối của Mặt trăng - Ảnh: TÂN HOA XÃ Một nhóm...