Tìm hiểu về vắc xin quai bị MMR II – mũi tiêm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng
Hiện nay ở nước ta vắc xin phòng ngừa bệnh quai bị chưa được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, đây là căn bệnh rất dễ lây lan và có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Do vậy, mọi người có thể tham khảo vắc xin quai bị MMR II là mũi tiêm dịch vụ, có hiệu quả ngừa bệnh rất cao.
1. Mô tả vắc xin quai bị MMR II
Trên thực tế vắc xin quai bị MMR II là vắc xin kép chứa các vi-rút sởi, vi-rút quai bị và rubella còn sống nhưng đã được giảm độc lực. Ngoài bệnh quai bị, vắc xin MMR II còn giúp phòng tránh bệnh sởi và rubella. Vắc xin MMR II hoạt động bằng cách giúp hệ thống miễn dịch kích hoạt để tự bảo vệ cơ thể khỏi những loại vi rút này.
Vắc xin MMR II được sản xuất bởi công ty Merck Sharp and Dohme (Mỹ). Vắc xin ở dạng bột đông khô, cần pha trước khi tiêm.
Thành phần:
- Các thành phần hoạt tính của vắc xin quai bị MMR II bao gồm vi rút sởi, quai bị và rubella đã làm suy yếu.
- Các thành phần bất hoạt bao gồm sorbitol, sucrose, gelatin thủy phân, albumin, huyết thanh thai bò, các thành phần đệm và môi trường khác, neomycin.
Vắc xin cần được bảo quản ở -50 o C tới 8 o C. Chú ý cần tránh ánh sáng vì có thể làm bất hoạt virus. Dung môi dùng để pha vắc xin quai bị MMR II có thể được bảo quản trong tủ lạnh cùng với vắc-xin đông khô hoặc bảo quản riêng lẻ ở nhiệt độ phòng.
Vắc xin quai bị MMR II thường được đóng gói theo hộp 5 lọ đơn liều 5 lọ dung môi, hoặc hộp 10 lọ đơn liều 10 lọ dung môi. (Ảnh Internet)
2. Tác dụng
Vắc xin quai bị MMR II là vắc xin kết hợp, giúp phòng tránh 3 bệnh là sởi, quai bị và rubella. Chúng đều là những căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan rất cao và nguy cơ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Video đang HOT
Nhờ có MMR II, thay vì phải tiêm 3 mũi chủng ngừa sởi, quai bị và rubella riêng biệt thì giờ đây bạn chỉ cần tiêm 1 mũi. Do đó MMR II còn được gọi là vắc xin 3 trong 1. Với khả năng phòng bệnh lên đến 95%, ngăn ngừa được nhiều loại bệnh, số mũi tiêm ít. Nên vắc xin quai bị MMR II là mũi tiêm dịch vụ được khuyến khích tiêm cho người lớn và tất cả trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
3. Liều tiêm vắc xin MMR II
3.1. Ai cần tiêm vắc xin quai bị MMR II?
Chỉ định:
Tất cả người lớn và trẻ em trên 1 tuổi đều nên tiêm vắc xin quai bị MMR II. Để đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất, cũng như kiểm soát các đợt bùng dịch thì vắc xin MMR II nên được tiêm ngay từ khi còn nhỏ.
Mọi người nên tiêm vắc xin quai bị MMR II ngay từ khi còn nhỏ. (Ảnh Internet)
Chống chỉ định:
- Phụ nữ có thai.
Bạn có thể tìm hiểu về Những mũi tiêm cho phụ nữ chuẩn bị mang thai trong bài viết này.
- Người có tiền sử quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, kể cả gelatin.
- Có tiền sử phản vệ với neomycin.
- Bệnh nhân bị rối loạn chức năng máu hoặc mắc các bệnh ảnh hưởng đến tủy xương hoặc hệ thống bạch huyết.
- Vì MMR II là vắc xin sống nên người bị suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.
3.2. Phác đồ tiêm
- Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 7 tuổi: Tiêm mũi đầu tiên sau 1 tuổi. Mũi thứ 2 khi trẻ 4-6 tuổi hoặc sớm hơn. Miễn là 2 mũi tiêm cách nhau ít nhất 4 tuần.
- Trẻ trên 7 tuổi: Mũi 1 là lần tiêm đầu tiên. Mũi thứ 2 tiêm cách mũi 1 ít nhất 4 tuần.
- Phụ nữ: Nên hoàn tất 2 mũi tiêm vắc xin quai bị MMR II trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
4. Tác dụng phụ
- Thường gặp: Đau, rát bỏng, châm chích ở vị trí tiêm trong thời gian ngắn.
- Ít gặp: Sốt nhẹ, da bị phát ban.
- Hiếm gặp: Viêm tuyến mang tai, buồn nôn, nôn và tiêu chảy, đau họng, dễ bị kích thích, ngất. Đau cơ và khớp thoáng qua, thường gặp ở phụ nữ trưởng thành. Da nổi mề đay hoặc bị co thắt khí phế quản dù người tiêm vắc xin không có tiền sử dị ứng.
Chú ý sau khi tiêm vắc xin quai bị MMR II, mọi người cần ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi và xử trí kịp thời nếu xảy ra các hiện tượng phản vệ sau tiêm.
Tác dụng (hiệu quả) của vắc xin quai bị kéo dài bao lâu?
Vắc xin quai bị thường được chỉ định tiêm cho trẻ em, trước tuổi đến trường. Vậy tác dụng của vắc xin quai bị kéo dài bao lâu? Người lớn có cần tiêm nhắc lại mũi vắc xin quai bị không?
1. Vắc xin quai bị có hiệu quả như thế nào?
Hiện nay, vắc xin quai bị được sử dụng phổ biến nhất là vắc xin kép MMR và MMRV. Trong đó, tác dụng của vắc xin quai bị MMR là chống lại 3 bệnh sởi, quai bị, rubella. Tác dụng của vắc xin quai bị MMRV là chống lại 4 bệnh sởi, quai bị, rubella và thủy đậu. Hai loại vắc xin này đều được chỉ định tiêm 2 liều. Liều đầu tiên nên được tiêm khi trẻ 12 đến 15 tháng tuổi. Liều thứ hai tiêm khi trẻ 4 - 6 tuổi.
Trong các nghiên cứu lâm sàng, một mũi tiêm vắc xin MMR tạo ra 95% kháng thể sởi, 96% kháng thể quai bị và kháng thể rubella ở 99% trẻ em trước đó có huyết thanh âm tính với các bệnh lý này.
Ở trẻ 12 tháng tuổi, một liều vắc xin MMRV mang lại tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh tương tự như tỷ lệ đạt được sau khi dùng đồng thời vắc xin MMR và vắc xin thủy đậu đơn. Một nghiên cứu về trẻ em được chủng ngừa 2 liều vắc-xin MMRV trong năm thứ hai của cuộc đời cho thấy độ nhạy huyết thanh đối với bệnh sởi, quai bị, rubella và varicella lần lượt là 99%, 97,4%, 100% và 99,4% vào năm thứ ba sau tiêm chủng.
Tác dụng của vắc xin quai bị đạt hiệu quả cao nhất khi được tiêm ngừa ngay từ khi còn nhỏ. (Ảnh Internet)
Theo các nghiên cứu cho thấy, tác dụng của vắc xin quai bị được ước tính đạt hiệu quả là 62% đến 91% cho 1 liều và 76% đến 95% cho 2 liều. Thống kê cũng cho thấy, 1 liều vắc xin quai bị là không đủ để ngăn ngừa bùng phát bệnh quai bị. Kể cả ở những quần thể có tỷ lệ bao phủ hơn 95% với vắc xin phòng bệnh quai bị một liều.
2. Tác dụng của vắc xin quai bị kéo dài bao lâu?
Nhiều phụ huynh băn khoăn liệu tác dụng (hiệu quả) của vắc xin quai bị kéo dài trong bao lâu? Có bảo vệ trẻ suốt đời được không?
Những người được tiêm vắc xin MMR theo lịch tiêm chủng quốc gia thường được coi là được bảo vệ suốt đời chống lại bệnh sởi và bệnh rubella. Mặc dù MMR cung cấp khả năng bảo vệ hiệu quả chống lại bệnh quai bị cho hầu hết mọi người.
Nhưng khả năng miễn dịch chống lại bệnh quai bị có thể giảm theo thời gian. Và một số người có thể không còn được bảo vệ khỏi căn bệnh quai bị sau này trong cuộc đời. Các nghiên cứu huyết thanh học và dịch tễ học đã chứng minh tác dụng của vắc xin quai bị kép MMR đối với căn bệnh quai bị là giảm dần theo thời gian.
Thực tế ghi nhận một số đợt bùng phát dịch quai bị đã phát sinh ở các quần thể có độ bao phủ 2 liều cao. Khả năng miễn dịch suy yếu góp phần vào nguy cơ mắc bệnh quai bị ở những người đã được tiêm chủng. Một người bị giảm đáp ứng miễn dịch có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với vi rút quai bị thông qua tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh quai bị.
Một người bị giảm đáp ứng miễn dịch có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với vi rút quai bị thông qua tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh quai bị (Ảnh: Internet)
Mặc dù việc tiêm nhắc lại vắc xin phòng bệnh quai bị sau độ tuổi và chủng ngừa phù hợp là không cần thiết. Nhưng trong một số trường hợp, tác dụng của vắc xin quai bị MMR liều thứ ba có thể cung cấp sự bảo vệ ngắn hạn bổ sung cho những người có khả năng tiếp xúc gần với bệnh nhân quai bị trong đợt bùng phát. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn muốn tiêm nhắc lại mũi MMR.
Vắc xin MMRV ít phổ biến hơn vắc xin MMR do thường gặp tác dụng phụ là sốt cao và co giật. Nên các nhà tiêm chủng khuyến khích tiêm MMR V (tiêm MMR cùng 1 mũi vắc xin thủy đậu đơn) hơn là tiêm 1 mũi vắc xin kép MMR. Hiện nay vẫn chưa có dữ liệu về thời gian kéo dài tác dụng của vắc xin quai bị MMRV.
Thành quả tiêm chủng mở rộng: Khống chế nhiều bệnh truyền nhiễm Việt Nam tiếp tục không ghi nhận trường hợp bại liệt hoang dại trong năm 2020 và là năm thứ 20 Việt Nam bảo vệ thành công thanh toán bệnh bại liệt. Tiêm chủng vắcxin cho trẻ nhỏ. (Ảnh: TTXVN/Vietnamplus) Thời gian qua, công tác tiêm chủng mở rộng tiếp tục nhận được sự quan tâm, đầu tư của Chính phủ. Dự án...