Tìm hiểu về “siêu độ phân giải”: kỹ thuật nhiếp ảnh đang phổ biến trên smartphone
Trong vài năm gần đây, smartphone có nhiều công nghệ để cải thiện khả năng chụp ảnh như gộp điểm ảnh, AI,… Nhưng bên cạnh đó, siêu độ phân giải cũng đang dần phổ biến.
Siêu độ phân giải là gì?
Siêu độ phân giải ( super resolution) là việc thực hiện chụp nhiều tấm hình, sau đó xử lý để cho ra một tấm ảnh cuối có độ phân giải cao hơn. Về cơ bản, nó giúp bù đắp cho chi tiết thiếu hụt và khử nhiễu hiệu quả hơn.
Đây là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong thiên văn học, khi các cơ quan thiên văn gom nhiều tấm hình có độ phân giải thấp lại và tạo ra một tấm sắc nét hơn, độ phân giải cao hơn gấp nhiều lần. Một số máy ảnh cũng sử dụng cách này để tạo ra ảnh chụp 40MP, trong khi cảm biến chỉ ở mức 16MP.
Với sự tiến bộ của AI, siêu độ phân giải đang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực cả nghiên cứu lẫn thực hành
Kỹ thuật siêu độ phân giải trên smartphone dựa trên cục bộ hóa điểm ảnh phụ (sub-pixel localization). Công nghệ sẽ xác định độ chính xác của bất kỳ điểm nào trong một tấm ảnh đến mức độ từng điểm ảnh phụ, bằng cách đối chiếu điểm đó trên nhiều khung hình khác. Thay đổi điểm nhìn chỉ một chút, nhưng giúp máy tái tạo lại điểm đó một cách trọn vẹn nhất.
Như vậy, máy sẽ chụp nhiều tấm ảnh có độ phân giải thấp, sau đó so sánh các điểm ở mỗi khung hình rồi tạo nên kết quả cuối. Thuật toán sẽ bù đắp những thiếu sót và hoàn thiện, dựa trên kho dữ liệu ảnh chụp mà bạn cung cấp.
Video đang HOT
Ai đang sử dụng siêu độ phân giải?
Huawei tận dụng siêu độ phân giải để cải thiện khả năng zoom
Rất nhiều hãng. Với giới hạn phần cứng của smartphone, rõ ràng các nhà sản xuất phải tận dụng tối đa khả năng về phần mềm trong tay để nâng cao chất lượng camera. Một cái tên tiên phong có thể kể ra là Oppo, với mẫu Find 7 sử dụng camera 13MP nhưng chụp ra ảnh 50MP. Asus cũng từng có tính năng tương tự, chụp ảnh 52MP hay 64MP từ camera chỉ 13MP, 16MP bằng cách chồng bốn ảnh ở độ phân giải thấp lên nhau.
Huawei là một hãng gần đây gây chú ý khi sử dụng công nghệ này. Với các flagship hàng đầu năm 2018 và 2019, họ dùng siêu độ phân giải để hỗ trợ khả năng zoom của máy. Camera ống kính tele/tiềm vọng chỉ là 8MP, nhưng ảnh chụp lại là 10MP.
Google là một “phù thủy cameraphone” với thuật toán khiến giới công nghệ điên đảo. Trước khi Pixel xuất hiện, không ai nghĩ phần mềm camera lại có thể xuất sắc đến như thế. Hiện tại, tính năng Super Res Zoom dù không có phần cứng hỗ trợ, nhưng kết quả vẫn không thua các máy có zoom 2x quang học khi đủ sáng. Họ tận dụng rung lắc tự nhiên của tay người chụp để ghi nhận nhiều khung hình ở các góc nhìn khác nhau, dù chỉ xê dịch chút xíu. Dữ liệu đó được tổng hợp và xử lý, tăng cường độ sắc nét của ảnh.
Ảnh chụp zoom kỹ thuật số Pixel 2 (trái) và Super Res Zoom của Pixel 3 (phải)
Điều gì sẽ đến tiếp theo?
Với sự dẫn dắt của Huawei và Google, trong khi Apple năm vừa qua tỏ ra tụt hậu trong cuộc đua nhiếp ảnh di động, sẽ có thêm nhiều hãng Android khác đi theo. Việc xuất hiện các cảm biến có độ phân giải siêu cao như 40MP, 48MP hay gần đây là 64MP, người dùng càng dễ chụp được các tấm ảnh có độ phân giải lớn so với trước.
Khi tính năng zoom xa được Huawei và Oppo đẩy mạnh, càng cần đến siêu độ phân giải để chụp hybrid 10x, hay zoom kỹ thuật số 50x. Cùng với các “mánh khóe” để vượt qua không gian bó hẹp trên smartphone như gộp điểm ảnh, chế độ chụp đêm, xử lý HDR nâng cao,… siêu độ phân giải đang góp phần đưa nhiếp ảnh di động lên một tầm cao mới.
Phần mềm sẽ tiếp tục là trọng tâm những năm tới với camera smartphone
Càng ngày camera trên smartphone càng tiến xa hơn so với vài năm về trước. Liệu 3-4 năm sắp tới, cải tiến nào sẽ trở thành xu hướng chủ đạo? Thật khó đoán!
Theo VN Review
Apple bị giảm doanh số iPhone tại các nước EMEA trong quý 1/2019
Các nước EMEA bao gồm: châu Âu, Trung Đông và châu Phi (Europe, Middle East, Africa) cũng là nơi mà các hãng smartphone cạnh tranh để giành lấy thị phần.
Hãng phân tích IDC mới đây cho hay, doanh số smartphone ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi đạt 83.7 triệu chiếc trong quý đầu tiên của năm nay. So với cùng kỳ năm ngoái, nó đã bị giảm 3.3%.
Trong khi đó, Huawei chứng kiến sự tăng trưởng lớn nhất trong khu vực EMEA với doanh số tăng 66.1% so với năm ngoái, tiếp theo là Xiaomi với 33.3%. Tất cả các thương hiệu lớn khác có doanh số thấp hơn, HMD giảm 32.6%, còn Apple mất 22.73%.
Hãng smartphone lớn nhất thế giới Samsung vẫn dẫn đầu về thị phần với 29.5%, theo sau là Huawei (25.4%) và Apple (14.7%). Kết quả doanh số của Apple là thấp nhất trong 5 năm qua.
Người tiêu dùng đang có xu hướng sử dụng smartphone lâu hơn, ít đổi mới hơn, vì vậy mà doanh số bị chững lại. Apple đã bị thách thức với những thiết bị mới của mình trong khi các nhà sản xuất Trung Quốc vẫn đang có những bước tiến trong từng quý.
Trung Đông chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất với doanh số smartphone giảm 18.8% so với năm ngoái, mặc dù giá điện thoại trung bình đã giảm đáng kể.
Ở phía bên kia, doanh số tại khu vực Châu Phi thực sự tăng 6%. Châu Âu nói chung tăng rất ít hoặc gần như không thay đổi. Giá bán smartphone trung bình ở Tây Âu đã giảm nhẹ trong khi giá ở thị trường Trung và Đông Âu vẫn không thay đổi.
Theo FPT Shop
Doanh số smartphone Huawei suy giảm trầm trọng trên toàn thế giới Lệnh trừng phạt của Chính phủ Mỹ đã khiến doanh số điện thoại của Huawei liên tục giảm ở nhiều thị trường lớn khác nhau. Giữa cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, có vẻ như Huawei là nạn nhân thê thảm nhất. Lênh trừng phạt Huawei của chính phủ Mỹ đã dẫn đến nhu cầu sản phẩm của thương hiệu này giảm....