Tìm hiểu nguyên nhân mất ngủ và cách điều trị
Ngủ là nhu cầu thiết yếu của cơ thể con người và chất lượng giấc ngủ có những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Hiện nay, nhiều người bị rơi vào tình trạng mất ngủ. Tìm hiểu bài viết dưới đây để phát hiện nguyên nhân và cách khắc phục.
Ngủ là nhu cầu sống của cơ thể con người, thông thường thời gian con người ngủ chiếm tới 1/3 thời gian cuộc đời mỗi con người. Thời gian khi ngủ sẽ giúp cơ thể đưa về trạng thái hoạt động ở mức thấp nhất. Khi đó cơ thể được chuyển hóa cơ bản, tạo điều kiện cho các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi, giúp phục hồi sau thời gian dài hoạt động.
Thời gian ngủ cơ thể sẽ tiết ra hormone quan trọng giúp cho quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày và giúp quá trình tăng trưởng của cơ thể, giúp não bộ sắp xếp lại những thông tin một cách hệ thống, thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ của não bộ.
Hiện nay, cuộc sống hiện đại có quá nhiều sự thay đổi như môi trường sống bị ô nhiễm âm thanh, ánh sáng hay áp lực trong công việc gia tăng sẽ khiến cơ thể gặp phải tình trạng mất ngủ. Đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, khiến chất lượng giấc ngủ không đảm bảo.
1. Đánh giá chất lượng giấc ngủ giúp kiểm tra tình trạng mất ngủ
Thực tế, việc đánh giá chất lượng giấc ngủ tương đối đơn giản, phụ thuộc vào thời gian ngủ kéo dài bao lâu và chất lượng của các giai đoạn khác nhau trong giấc ngủ.
Tuy nhiên, mỗi đối tượng và tùy thuộc vào từng độ tuổi khác nhau sẽ có thời gian ngủ khác nhau:
- Trẻ sơ sinh có thời gian ngủ kéo dài từ 16 đến 20 tiếng mỗi ngày, ngủ đủ sẽ giúp trẻ phát triển trí não và thể chất tốt.
- Trẻ nhỏ dưới 16 tuổi cần có thời gian ngủ từ 8 đến 10 tiếng mỗi ngày.
- Người trưởng thành cần ngủ trung bình khoảng 8 tiếng mỗi ngày.
- Người trên 60 tuổi thường có sự suy giảm nên thời gian ngủ chỉ kéo dài khoảng 6 tiếng mỗi ngày và kèm theo chất lượng giấc ngủ không được tốt như ngủ không sâu giấc, ngủ lờ mờ và dễ bị tỉnh giấc.
Bản chất việc ngủ đủ giấc chỉ là điều kiện cần cho một giấc ngủ chất lượng nhưng lại không phải điều kiện đánh giá giấc ngủ có chất lượng cao. Muốn đánh giá được thì cần đánh giá về chất lượng giấc ngủ. Để đánh giá chất lượng giấc ngủ có thể chia ra làm 3 giai đoạn ngủ như sau:
Ngoài thời gian ngủ thì chất lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người – Ảnh Internet
- Ngủ nông: Thời điểm này là khi bắt đầu vào giấc ngủ, cũng là thời gian dễ khiến người ta thức giấc nhất.
- Ngủ sâu: Đây là giai đoạn sau ngủ nông, giai đoạn này là giai đoạn phục hồi thể chất của cơ thể. Thời gian ngủ sâu của người lớn tuổi rất ít nên thời gian sau giấc ngủ họ không có cảm giác thoải mái, cũng như không có sự khôi phục về thể chất nên cơ thể người cao tuổi vẫn mệt mỏi sau giấc ngủ.
Video đang HOT
- Mơ: Trạng thái này là khoảng thời gian biến trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn. Giai đoạn ngủ mơ có tác dụng giúp thải độc cho các tế bào thần kinh, hồi phục sức khỏe thần kinh giúp cơ thể minh mẫn sau khi ngủ. Việc rối loạn thời gian mơ trong cấu trúc giấc ngủ có thể để lại nhiều biến chứng như: xẹp đường dẫn khí, giảm tưới máu não, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Thậm chí nhiều trường hợp mơ có thể gây ra đột quỵ.
Giấc ngủ tốt là một giấc ngủ được đảm bảo về thời gian cũng như đảm bảo về chất lượng giấc ngủ. Đối với những giấc ngủ không đảm bảo sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tim mạch và hệ tuần hoàn. Việc ngủ là giai đoạn nghỉ ngơi của cơ thể, nếu ngủ không đảm bảo sẽ làm mất thời gian nghỉ ngơi của hệ thống cơ quan, khiến các cơ quan trong cơ thể suy yếu, gây ra tình trạng sức khỏe suy yếu và làm giảm tuổi thọ, khiến con người gặp phải các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trong tương lai.
2. Những nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ
Thực tế mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ đều có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau dù là nguyên nhân thứ phát hay nguyên phát. Một số nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ thường gặp như:
- Trước khi ngủ sử dụng các chất kích thích chứa caffeine như trà, cà phê, soda,…
- Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia thực tế không giúp con người dễ ngủ hơn, đây là quan điểm sai lầm thường gặp ở nhiều người. Bản chất thành phần cồn có chứa trong rượu, bia có tác dụng an thần chúng chỉ giúp đưa cơ thể vào trạng thái ngủ nông và hạn chế giấc ngủ sâu làm cản trở quá trình hồi phục của cơ thể làm cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải hơn khi thức giấc.
Uống cà phê trước khi ngủ là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ – Ảnh Internet
Không chỉ vậy khi sử dụng rượu bia trước khi ngủ còn khiến bộ máy cơ thể như thận, gan phải hoạt động liên tục, cơ thể phải thức giấc giữa đêm gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ và làm gián đoạn giấc ngủ.
- Nếu môi trường ngủ không đủ tốt như phải sống trong môi trường ồn ào, có chứa nhiều tạp âm, có cường độ ánh sáng không phù hợp, có không gian, nhiệt độ không phù hợp có thể gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
- Thường xuyên căng thẳng, lo âu cũng gây ra tình trạng mất ngủ.
- Người cao tuổi thường bị mất ngủ, tình trạng này xảy ra do đau mãn tính ở khớp hoặc cột sống, bị dị ứng về đêm và khó thở khi ngủ hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như tê chân, chân không yên, rối loạn nhịp tim dạng ngoại tâm thu, bị suy tim, trào ngược thực quản, đi tiểu về đêm nhiều lần, bị các bệnh nội tiết, cường tuyến giáp trạng,… có thể gây ra tình trạng mất ngủ.
Khi gặp phải những dấu hiệu ban đầu của tình trạng rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ, người bệnh cần được điều trị sớm tránh bệnh kéo dài và khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình điều trị bệnh.
3. Phương pháp điều trị chứng mất ngủ
Do tình trạng mất ngủ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và có ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị mất ngủ không quá khó khăn, cũng có thể đạt kết quả cao chỉ cần tìm đúng nguyên nhân và có thể điều trị bệnh cho người bệnh sớm.
Tìm đúng nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ là có thể khắc phục được tình trạng mất ngủ. Do đó một số phương pháp hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ như sau:
- Nếu nguyên nhân mất ngủ do căng thẳng, lo âu,… để điều trị chứng mất ngủ thì người bệnh cần được giải tỏa tâm lý và giải quyết các vấn đề, lo lắng giúp người bệnh có được tâm trạng thoải mái, thư thái dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Thay đổi không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái, dễ chịu giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ – Ảnh Internet
- Khi tình trạng mất ngủ xảy ra do môi trường xung quanh như ồn ào, không yên tĩnh, ánh sáng cao, lạnh hoặc nóng quá mức,… lúc này người bệnh chỉ cần thay đổi môi trường ngủ sẽ giúp ngủ thoải mái hơn.
- Tình trạng mất ngủ xảy ra do các nguyên nhân thứ phát của các bệnh mạn tính như: tim mạch, nội tiết, hô hấp, rối loạn tiền đình,… đối với những bệnh nhân có bệnh mạn tính thì việc điều trị ổn định bệnh lý đang có sẽ giúp người bệnh được giải tỏa tâm lý và điều này cũng giúp bệnh nhân cải thiện giấc ngủ.
Người bệnh cần để ý, chất lượng giấc ngủ, giấc ngủ có sự thay đổi theo thời gian, khi càng lớn tuổi thì người cao tuổi sẽ càng ngủ ít, đồng thời chất lượng giấc ngủ cũng sẽ thay đổi, suy giảm theo tuổi tác.
Điều này khiến người cao tuổi không thể mong có một giấc ngủ chất lượng như đối tượng người trưởng thành. Tuy nhiên, người cao tuổi cũng có thể sử dụng một số loại thảo dược có tác dụng an thần giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ hơn như tim sen, kỷ tử,… Ngoài ra, thói quen vận động nhẹ nhàng như đi bộ nhẹ sau khi ăn cũng giúp cơ thể thư thái, dễ ngủ hơn.
5 mẹo trị chứng mất ngủ bạn cần biết
Mất ngủ cấp tính là khi thỉnh thoảng bị mất ngủ trong một thời gian ngắn, dưới 3 tháng.
Bạn nên đi ngủ và thức dậy cùng một giờ mỗi ngày, hạn chế ngủ ngày và không uống cà phê gần giờ đi ngủ - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Mất ngủ cấp tính chủ yếu là do căng thẳng, khi gặp một biến cố quan trọng trong cuộc sống và thường sẽ tự khỏi sau khi căng thẳng qua đi.
Mất ngủ mạn tính thì nghiêm trọng hơn. Nếu mất ngủ ít nhất 3 lần một tuần và kéo dài hơn 3 tháng, phải cần đến phương pháp trị liệu hoặc dùng thuốc và phải thay đổi lối sống.
Sau đây là một số mẹo để chữa chứng mất ngủ, theo Insider.
1. Chuẩn bị cho giấc ngủ ngon
Đi ngủ và thức dậy cùng một giờ mỗi ngày, hạn chế ngủ ngày và không uống cà phê gần giờ đi ngủ.
Tắm nước nóng hoặc uống trà hoa cúc giúp cho đầu óc và cơ thể được thư giãn, bác sĩ Nate Favini, từ trường Y Harvard (Mỹ), nói.
Không nên ngồi trước màn hình quá lâu, đặc biệt là trước khi đi ngủ, vì dễ dẫn đến mất ngủ.
2. Tập thể dục
Một đánh giá khoa học năm 2018 cho thấy tập thể dục có tác dụng đối với những người bị mất ngủ và đạt được giấc ngủ nhanh hơn.
Phụ nữ trung niên tập thể dục ít nhất 3 ngày một tuần, ít bị mất ngủ hơn.
Tập thể dục giúp điều chỉnh nội tiết tố và giảm căng thẳng, sẽ dễ ngủ hơn, bác sĩ Favini nói. Hãy tập thể dục vào buổi sáng hoặc buổi tối, nhưng tránh tập thể dục cường độ cao sau khi ăn tối.
3. Thiền
Theo bác sĩ Michael Jay Nusbaum, từ Trung tâm y tế Nusbaum ở New Jersey (Mỹ), mất ngủ thường xảy ra "khi đầu óc không ngừng hoạt động".
Thiền giúp làm dịu đầu óc và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Một nghiên cứu cho thấy, những người thiền trong 6 tuần, ít bị mất ngủ hơn.
Hãy đặt mục tiêu thiền 15 phút vào buổi sáng hoặc buổi tối, theo Insider.
4. Melatonin
Melatonin là một loại hoóc môn gây cảm giác buồn ngủ. Cơ thể sản xuất melatonin một cách tự nhiên và tăng cao vào khoảng thời gian đi ngủ.
Nếu nguyên nhân gây mất ngủ là do cơ thể không sản xuất đủ melatonin vào ban đêm, có thể sử dụng chất bổ sung melatonin 1 - 5 mg trong 30 phút đến 2 giờ trước khi đi ngủ. Nên sử dụng liều thấp nhất có thể, vì liều cao có thể gây tác dụng phụ, bác sĩ Favini cho biết.
Nghiên cứu mới đây cho thấy những người dùng chất bổ sung melatonin ngủ nhanh hơn và ngủ lâu hơn. Nhưng nếu mất ngủ vì nguyên nhân khác thì chưa rõ tác dụng.
5. Magiê
Magiê có thể giúp cơ bắp thư giãn và giảm căng thẳng, từ đó thúc đẩy giấc ngủ.
Một nghiên cứu cho thấy uống 500 mg magiê mỗi ngày trong 2 tháng, đã cải thiện giấc ngủ và ít có triệu chứng mất ngủ hơn.
Thực tế nam giới chỉ nên uống tối đa 400 mg mỗi ngày và phụ nữ là 300 mg. Có thể chia ra uống sáng - tối hoặc uống trước khi đi ngủ.
Lưu ý: Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trị mất ngủ nào.
Nếu áp dụng các phương pháp trên mà vẫn không có kết quả, nên đi gặp bác sĩ, theo Insider.
Mất ngủ, ngủ chập chờn trong mùa dịch và cách khắc phục Làm việc ở nhà, thay đổi giờ giấc sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học là những nguyên nhân chính gây mất ngủ, khó vào giấc trong mùa dịch; đặc biệt là khi chúng ta chấm dứt chuỗi ngày Work from Home - điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả công việc. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong...