Tim Cook tặng máy tính 6.000 USD cho ông Trump
Chiếc máy tính Mac Pro giá 6.000 USD được CEO Apple dành tặng cho cựu Tổng thống Donald Trump bên cạnh phần quà từ lãnh đạo Boeing, Ford.
Thông tin được tiết lộ trong bản công khai tài chính cuối cùng của Donald Trump trước khi mãn nhiệm tổng thống, được đăng tải bởi phóng viên David Enrich của New York Times .
Cụ thể, CEO Tim Cook của Apple đã tặng cựu tổng thống máy tính Mac Pro 2019 trị giá 6.000 USD. Theo mô tả, đây là chiếc Mac Pro đầu tiên được lắp ráp tại nhà máy Flex ở Austin, Texas (Mỹ), nơi ông Trump từng ghé thăm vào tháng 11/2019. Thời điểm tặng quà không được công khai.
Bản công khai những món quà ông Trump được tặng.
The Verge lưu ý dòng mô tả này nói đến Mac Pro đời 2019 bởi nhà máy này từng sản xuất Mac Pro thế hệ trước. Ngoài ra, 6.000 USD là giá cho phiên bản rẻ nhất của Mac Pro 2019, không có màn hình, chân đế hoặc bánh xe.
Không chỉ Tim Cook, bản báo cáo còn tiết lộ Dennis Muilemburg, CEO Boeing tặng ông Trump gậy đánh golf giá 500 USD, còn Bill Ford, Chủ tịch hãng xe Ford tặng cựu tổng thống áo khoác da trị giá 530 USD.
Quan hệ giữa Tim Cook và Tổng thống Trump trong 4 năm nhiệm kỳ tổng thống khá thú vị. Bên cạnh những lần hợp tác, CEO Apple cũng có lúc chỉ trích các chính sách mới của ông Trump nếu cần thiết.
Khi lo sợ ông Trump chỉ trích hoạt động sản xuất của Apple tại Trung Quốc, Cook đã nhanh chóng xây dựng mối quan hệ cần thiết với tổng thống và gia đình để “bảo vệ lợi ích công ty”, do tính cách và quan điểm trái ngược giữa họ trong nhiều vấn đề, WSJ cho biết.
Video đang HOT
Cựu tổng thống từng ghé thăm nhà máy sản xuất Mac Pro tại Texas.
Về phía Tổng thống Trump, ông cũng nhiều lần khen ngợi cách làm việc của Tim Cook, liên tục yêu cầu Apple chuyển dây chuyền sản xuất sản phẩm về Mỹ trong suốt nhiệm kỳ. Tháng 11/2019, cựu tổng thống đã ghé thăm nhà máy sản xuất Mac Pro tại Austin, Texas.
Trong cuộc bạo loạn tại Điện Capitol ngày 6/1 mà ông Trump bị cáo buộc tham gia kích động, CEO Apple cũng nêu quan điểm riêng của mình.
“Ngày hôm nay đánh dấu một chương đáng buồn và xấu hổ trong lịch sử quốc gia của chúng ta… Những người liên quan đến cuộc nổi loạn phải chịu trách nhiệm. Chúng ta phải hoàn tất chuyển giao chính quyền cho Tổng thống đắc cử Joe Biden”, CEO Apple ghi trên Twitter.
Các nền tảng xã hội "tiến thoái lưỡng nan" trước những phát ngôn tiêu cực
Các công ty truyền thông mạng xã hội vấp phải một số khó khăn khi kiểm duyệt nội dung, đặc biệt đối với trường hợp của ông Trump.
Những nội dung trực tuyến tiêu cực, qua tay các chính trị gia có lượng lớn người theo dõi có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là thương vong. Vào ngày 6 tháng 1 năm 2020, Tổng thống Donald Trump đã đăng trên twitter của mình những dòng trạng thái tiêu cực về gian lận bầu cử. Động thái này dường như tạo động lực thúc đẩy cuộc biểu tình bạo loạn tại Điện Capital của những người ủng hộ ông.
Mặc dù bài phát biểu trực tiếp trước đó của ông Trump mới được coi là nguyên nhân chính kích động bạo loạn, nhưng những phát ngôn của ông trên mạng xã hội cũng khó tránh khỏi việc bị truy tố trách nhiệm, như: "đừng chịu đựng nữa", "hãy mạnh mẽ lên"...
Nhóm người ủng hộ ông Trump tấn công Điện Capital
Vào ngày cuộc bạo loạn diễn ra, xuất hiện một dòng tweet "chê trách" Phó Tổng thống Mike Pence "không đủ can đảm để làm những gì lẽ ra phải làm", theo sau là một loạt lời kêu gọi biểu tình của những người ủng hộ ông Trump trên nền tảng mạng xã hội Gab. Gab và rất nhiều những trang mạng khác đã gián tiếp tập hợp đám đông quá khích và lôi kéo họ hành động sau lời kêu gọi của Tổng thống Donald Trump.
Việc lạm dụng mạng xã hội, giờ đây, đã không còn chỉ giới hạn trong nhóm các tổ chức khủng bố như tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Các nền tảng mạng xã hội được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, từ trực tiếp kêu gọi bạo động đến ngấm ngầm kích động sự thù địch.
ÔNG TRUMP KHÔNG PHẢI NGƯỜI DUY NHẤT
Ông Trump không phải người duy nhất lạm dụng mạng xã hội. Năm 2020, trong bối cảnh căng thẳng tôn giáo và bạo động leo thang, một số chính trị gia Đảng Bharatiya Janata (BJP) của Ấn Độ đã đăng tải những nội dung mang tính kích động trên mạng xã hội Facebook.
Chỉ một số bài đăng được gỡ xuống sau khi tờ Wall Street Journal lên tiếng. Bộ phận kiểm duyệt của Facebook không hề có động thái nào trước tuyên bố của một số chính trị gia Ấn Độ, rằng người Hồi giáo cố tình làm lây lan virus SARS-CoV-2. Bạo loạn gây chết người đã xảy ra sau khi video đe doạ bạo lực của cựu nghị sĩ BJP Kapil Mishra được đăng tải. Video này sau đó đã được Facebook gỡ bỏ.
CÁC NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI "TIỀN THOÁI LƯỠNG NAN"
Việc truyền thông qua mạng xã hội không phải là mới, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro bởi phạm vi tiếp cận rộng rãi, đặc biệt trên các nền tảng phổ biến như Facebook hay Twitter.
Hầu hết các nền tảng truyền thông, mặc dù được yêu cầu phải đáp ứng các tiêu chuẩn xã hội tối thiểu, nhưng lại không được kiểm duyệt nội dung chặt chẽ. Điều này khiến thông tin bị khuếch đại và chính thống hoá những tin đồn ngoài lề. Các chính trị gia sở hữu lượng lớn người theo dõi như ông Trump có thể truyền tải thông điệp trực tiếp tới những người sử dụng các nền tảng mạng xã hội. Và nếu họ tiếp xúc quá nhiều lần với những thông tin sai lệch, tin đồn sẽ dần trở nên chính thống.
Twitter khoá tài khoản của Tổng thống Donald Trump
Các công ty truyền thông mạng xã hội vấp phải một số khó khăn khi kiểm duyệt nội dung, đặc biệt đối với trường hợp của ông Trump và một số thành viên đảng BJP (Ấn Độ) . Bởi thực tế, họ khó có quyền quyết định ai được phép truy cập vào nền tảng.
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông vẫn đang dần lấy lại sự cân bằng. Việc Twitter và Facebook tuyên bố khóa tài khoản của ông Trump là minh chứng rõ ràng nhất. Tuy nhiên, khả năng các nền tảng này bị ông Trump "trả đũa" đã đặt ra câu hỏi, rằng các công ty này có thể, hoặc nên làm gì đối với các chính trị gia. Phía Twitter sau đó đã mở khóa tài khoản @realDonaldTrump sau khi ông Trump xóa ba tweet được cho là vi phạm quy tắc.
Theo người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, "quyết định cấm một nguyên thủ quốc gia như ông Trump có thể được so sánh với một vụ nổ hạt nhân trong không gian mạng". Tuyên bố "khóa vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Donald Trump khiến hai gã khổng lồ công nghệ Facebook và Twitter bốc hơi 51,2 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường chỉ sau 2 phiên giao dịch. Trong đó, Facebook ghi nhận mức thiệt hại nhiều hơn cả với 47,6 tỷ USD bị thổi bay. Twitter cũng trong tình cảnh tương tự khi giá cổ phiếu của công ty này lao dốc, kéo theo 3,5 tỷ USD giá trị vốn hoá sụt giảm.
Facebook tổn thất nặng nề sau khi khoá tài khoản ông Trump
Việc bất chấp hoặc hành động chống lại chính phủ có thể làm tổn hại đến lợi ích thương mại của các nền tảng mạng xã hội, vì để tiếp cận các thị trường, các công ty truyền thông cần sự chấp thuận và cấp phép của giới chức. Vì vậy, các công ty này cần điều chỉnh công cụ xử lý nội dung liên quan đến bối cảnh xã hội, văn hóa và chính trị; chọn lọc thông tin, chặn hoặc hạn chế truy cập đối với một số nội dung nhất định.
Tuy nhiên, giới hạn quá mức cũng có thể để lại hậu quả. Hạn chế nội dung, đặc biệt là những thông tin liên quan đến chính phủ, là trái với các nguyên tắc cơ bản của các công ty công nghệ có trụ sở tại Mỹ. Nhiều công ty cam kết tự do ngôn luận cho tất cả người dùng và không có nghĩa vụ "phân xử" nội dung phù hợp hay không phù hợp. Điều này khiến nhiều công ty rơi vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan", nhất là trong trường hợp của ông Trump. Cách duy nhất là chuẩn bị tinh thần cho những hệ luỵ mà sức mạnh truyền thông mang lại và ngăn chặn sự căng thẳng leo thang trong mọi cuộc khủng hoảng.
Dòng tweet của ông Trump từng bị Twitter dán nhãn cảnh báo
Các nền tảng có nhiều công cụ để hạn chế sự lan truyền của các nội dung tiêu cực, ví dụ như áp dụng nhãn cảnh báo trên các bài đăng gây tranh cãi để người dùng đặt câu hỏi về tính xác thực của thông tin. Ví dụ, Twitter đã sử dụng nhãn cảnh báo đối với dòng tweet của Tổng thống Donald Trump trong cuộc biểu tình Black Lives Matter hồi năm ngoái.
Hiện tại, Facebook đã hạ hạng các bài đăng chứa các thông tin sai lệch. Phía Twitter cũng tuyên bố xóa các chủ đề thịnh hành nếu chúng gây hiểu lầm. Các bài đăng sẽ được đặt ở "trạng thái hạn chế" khiến người dùng đôi khi không thể nhận xét, chia sẻ, chuyển tiếp hay kiếm tiền nhờ quảng cáo. Các công ty thậm chí có thể giới hạn các bài đăng có chứa từ khóa nhất định.
Hạn chế nội dung trên mạng xã hội tất nhiên vẫn tồn tại nhiều rủi ro, tuy nhiên, những rủi ro này sẽ không thể bằng những tổn thất về sau, nếu các nền tảng mạng xã hội không hành động.
'Hơn 60.000 bài viết MXH của ông Trump phải được lưu trữ' Việc bảo quản hồ sơ tổng thống một cách hợp lý là mối quan tâm hàng đầu với các nhà sử học. Năm 2017, một tuần sau khi Donald Trump trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ, tôi từng đưa ra lời khuyên cho chính quyền mới thành lập rằng nên ủng hộ việc dùng Twitter của ông. Chúng ta chưa bao...