Tìm cách “gỡ rối” tuyển sinh ngành khoa học đặc thù
Trong mùa tuyển sinh năm nay, các ngành khoa học đặc thù không thu hút được thí sinh khiến chất lượng đầu vào giảm sút nghiêm trọng.
Đang có xu hướng thí sinh đổ xô vào học các ngành hot như kinh tế, truyền thông. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn
Chuyển đổi theo hướng đào tạo liên ngành
Theo ghi nhận của Lao Động, tại nhiều cơ sở giáo dục đại học hiện nay, những ngành đào tạo vốn được xem là thế mạnh, chủ lực của trường thì “ế ẩm” khi chỉ tuyển sinh được 3, 4 thí sinh.
Lượng thí sinh nộp hồ sơ ít đương nhiên điểm chuẩn đầu vào sẽ suy giảm. Trong khi đó, những ngành mới mở, vốn không phải là thế mạnh trong đào tạo của trường, lại thu hút lượng lớn hồ sơ ứng tuyển dẫn đến việc điểm chuẩn tăng cao.
Lý giải về sự mất cân bằng trong tuyển sinh đầu vào, đa số nhà trường đều cho rằng, một phần nguyên nhân là do cách nhìn nhận, sự thấu hiểu về lĩnh vực nghề nghiệp, đặc thù công việc của thí sinh khiến những ngành này không được ưa chuộng. Bên cạnh đó, phụ huynh, thí sinh quan tâm đến những ngành nghề có cơ hội nghề nghiệp rộng mở thay vì bó hẹp ở 1 lĩnh vực nhất định.
Video đang HOT
Bày tỏ quan điểm về thực trạng nêu trên, TS Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Bộ GDĐT cho rằng, bản chất, người lao động phải làm việc trong môi trường đòi hỏi sự năng động, tích hợp nhiều năng lực. Như vậy, chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học cần được đổi mới theo hướng đào tạo liên ngành thay vì đơn ngành như trước đây. Theo đó, cơ hội việc làm của người lao động được mở rộng và đáp ứng được nhiều lĩnh vực.
“Trước đây mỗi chuyên ngành là 1 mảnh riêng biệt thì nay phải hòa nhập, phát triển thành chương trình tích hợp thì sản phẩm năng lực đầu ra mới có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Ví dụ, kỹ sư cơ khí không chỉ biết thiết kế mà còn cần kiến thức về nhân văn, quản lí dự án, kinh tế kĩ thuật, IT… Như vậy, đào tạo liên ngành sẽ giúp người học phương pháp tư duy, cách học, tự học và cơ hội việc làm sẽ không bị bó hẹp.
Đào tạo liên ngành là hướng đi đúng đắn. Nhưng hiện nay Việt Nam vẫn nặng về văn hóa chuyên ngành nên việc chuyển đổi vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn” – ông Vinh chia sẻ.
Bên cạnh việc chuyển sang hướng đào tạo liên ngành, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp nhấn mạnh rằng, các cơ sở giáo dục đại học cần có sự chủ động trong việc đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo; bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên cũng như đẩy mạnh công tác truyền thông, tiếp thị.
“Đổi mới chương trình đào tạo rất quan trọng. Nhưng hiện nay, rất nhiều ngành nghề mới mở và sự cạnh tranh rất khốc liệt nên chỉ đổi mới không thể thu hút được thí sinh. Tôi cho rằng, không chỉ lãnh đạo nhà trường mà bản thân giảng viên của từng khoa cũng phải đẩy mạnh công tác truyền thông, Marketing cho ngành học của mình. Từ đó, giúp học sinh, phụ huynh hiểu rõ về văn hóa, bản chất nghề, cũng như cơ hội việc làm sau khi ra trường”.
Thay đổi từ chính sách
Bên cạnh những giải pháp từ nội lực của các nhà trường, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp cho rằng, về phía nhà nước, cần có sự thay đổi.
“Một số ngành như kỹ thuật, cơ khí, thủy nông, xây dựng,… thị trường vẫn rất cần nguồn lao động. Nhưng khi nhu cầu nhân lực có mà nguồn cung hạn chế do ít thí sinh chọn thì đương nhiên bên cầu của thị trường phải mua sức lao động có trình độ với giá cao hơn – nói cách khác đãi ngộ phải tốt hơn.
Điều này liên quan đến chính sách thị trường lao động của Chính phủ và sự thích ứng trong trả lương, đãi ngộ của các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động”.
Đồng tình với quan điểm trên, TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) cho rằng, nhà nước cần có định hướng bằng chính sách để thu hút nguồn nhân lực cho các nhóm ngành kĩ thuật, khoa học đặc thù.
“Đối với cá nhân người học, không thể ép buộc mà phải dựa trên nguyện vọng thực tế của mỗi cá nhân. Nếu thí sinh nhìn thấy chính sách phù hợp, nhà nước đang cần nguồn nhân lực, cơ hội việc làm rộng mở thì chắc chắn thí sinh sẽ lựa chọn các ngành khoa học cơ bản” – ông Khuyến nhấn mạnh.
29,5 điểm vẫn trượt đại học: Nên đổi mới tuyển sinh
Việc có tới 165 thí sinh đạt 27 điểm thực (tổng cộng 3 môn, chưa tính điểm ưu tiên) trở lên, trong đó 3 em trên 28 điểm nhưng không trúng tuyển nguyện vọng xét tuyển nào đã khiến dư luận băn khoăn.
Sau khi Bộ Công an lên tiếng về 58 trường hợp thí sinh đạt đến 29,5 điểm vẫn trượt đại học (ĐH), nhiều người ngỡ ngàng vì do điểm thi quá cao mà điểm học bạ thì không đạt.
Nghịch lý này đã khiến nhiều chuyên gia tuyển sinh đặt vấn đề: Có phải đề thi quá dễ đến nỗi không phân loại được thí sinh trung bình, khá, giỏi hay vẫn còn có tình trạng ở một số nơi coi thi chưa thực chất? Theo các chuyên gia, muốn khắc phục tình trạng này, các trường phải đổi mới tuyển sinh để tuyển được thí sinh thực chất nhất, phù hợp nhất.
29,5 điểm vẫn trượt đại học: Nên đổi mới tuyển sinh (ảnh minh họa). Ảnh: NLĐO
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), cho rằng trước mắt, trong kỳ tuyển sinh tới, nếu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, các trường nên có "bộ lọc", tức là xét cả điểm học bạ lớp 10, 11, 12 của thí sinh. Ông Vinh cũng nêu một phương án khác để các trường chọn sinh viên phù hợp là tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực như của 2 ĐHQG hay bài kiểm tra tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Với kỳ thi này, có thể xét tuyển chung theo nhóm trường nhiều, đồng nghĩa với việc nhiều trường ĐH có thể dùng chung kết quả để xét tuyển; không nên để các trường tuyển sinh kiểu "trăm hoa đua nở", trường nào cũng tổ chức thi tuyển sinh.
TS Lê Viết Khuyến - Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam - cho rằng đã đến lúc các trường ĐH giảm dần sự phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xây dựng phương án tuyển sinh ĐH phù hợp mục đích và chuẩn chất lượng của mình. Các trường ĐH có thể liên kết thành từng nhóm tổ chức kỳ thi phù hợp với yêu cầu ngành nghề đào tạo.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay giai đoạn 2022-2025, phương thức tuyển sinh cơ bản giữ ổn định như năm 2021 nhưng có một số cải tiến về mặt kỹ thuật. Các trường thi riêng, thi đánh giá năng lực sẽ tổ chức gọn nhẹ 1-2 môn hoặc thi năng khiếu hay kết hợp với kết quả thi THPT... Bộ GD-ĐT khuyến khích thi theo nhóm trường, gọn nhẹ trong một buổi, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh. Đồng thời, tiến tới hình thành các tổ chức, trung tâm khảo thí độc lập với ngân hàng đề thi chuẩn hóa, thi trên máy tính, bảo đảm minh bạch, công bằng giữa các lần thi... và có thể thi nhiều lần trong năm.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn khuyến khích 2 ĐHQG và các ĐH vùng bắt tay ngay vào việc xây dựng, củng cố hệ thống các trung tâm khảo thí, tạo tiền đề cơ sở vật chất cho các chủ trương đổi mới thi trong thời gian sắp tới.
Gửi bạn trượt đại học: Đề thi có một đáp án còn cuộc đời có vô vàn hồi đáp Nếu lỡ bạn thiếu chút may mắn, vụt mất cơ hội giành "tấm vé" vào đại học thì đừng thất vọng. Bởi khi cánh cửa này khép lại thì sẽ có nhiều cánh cửa khác mở ra, quan trọng là bạn biết cách nắm bắt nó. Đại học là giấc mơ của rất nhiều học sinh. Kết quả của 12 năm đèn sách...