TikTok sắp biến mất khỏi App Store và Google Play?
Đó là ý kiến mà Brendan Carr – ủy viên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đưa ra sau khi tham khảo bản ghi âm 80 cuộc họp nội bộ bị rò rỉ từ TikTok đăng tải trên BuzzFeed News mới đây.
Theo Engadget, đoạn ghi âm bị rò rỉ cho thấy nhân viên TikTok của ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc đã nhiều lần truy cập thông tin cá nhân người dùng ở Mỹ.
Một thành viên bộ phận Trust and Safety của TikTok đã nói trong một cuộc họp vào tháng 9.2021 rằng “mọi thứ đều được nhìn thấy ở Trung Quốc”. Một giám đốc cho biết trong một cuộc họp khác rằng một kỹ sư ở Bắc Kinh được gọi là “Master Admin” có “quyền truy cập vào mọi thứ”.
TikTok sắp biến mất khỏi App Store và Google Play?. Ảnh AFP
Được biết, chỉ vài giờ trước khi BuzzFeed News xuất bản báo cáo, TikTok thông báo họ đã chuyển 100% lưu lượng người dùng Mỹ sang Cơ sở hạ tầng đám mây Oracle mới. Đó là một phần trong nỗ lực của công ty nhằm giải quyết những lo ngại của các cơ quan chức năng Mỹ về cách hãng xử lý thông tin từ người dùng trong nước.
Tuy nhiên, trong lá thư của mình, Brendan Carr đã liệt kê nhiều báo cáo khác cho thấy các bằng chứng liên quan đến vấn đề vi phạm dữ liệu của TikTok, trong đó các nhà nghiên cứu phát hiện ứng dụng có thể phá vỡ các biện pháp bảo vệ của Android và iOS để truy cập dữ liệu nhạy cảm của người dùng. Ông cũng trích dẫn quyết định năm 2021 của TikTok trong việc trả 92 triệu USD để giải quyết hàng chục vụ kiện, chủ yếu từ trẻ vị thành niên khi cáo buộc TikTok thu thập dữ liệu cá nhân mà không có sự đồng ý và bán chúng cho các nhà quảng cáo.
Brendan Carr cho biết: “Rõ ràng là TikTok gây ra rủi ro an ninh quốc gia không thể chấp nhận được do việc thu thập dữ liệu rộng rãi của hãng được kết hợp với quyền truy cập dường như không được kiểm soát của chính phủ Trung Quốc vào dữ liệu nhạy cảm đó”.
Video đang HOT
Ông Carr cho Apple và Google hạn đến ngày 8.7 để giải thích lý do tại sao không xóa ứng dụng khỏi cửa hàng của mình nếu từ chối thực hiện.
Giải mã sự lớn mạnh nhanh chóng của Tiktok góp phần khiến Facebook bị thổi bay 200 tỷ USD vốn hóa chỉ trong 1 ngày
TikTok hiện đã có 755 triệu người dùng, bám đuổi quyết liệt so với Instagram.
Ngày nay, nhu cầu giải trí trong một khoảng thời gian ngắn ngày càng được ưa chuộng, nhất là với các bạn trẻ. Nhận thấy điều này, công ty công nghệ ByteDance của Trung Quốc đã tạo nên một ứng dụng có chức năng tương tự như Youtube của Google, song thời lượng mỗi video ngắn hơn nhiều. Ứng dụng này đã tạo nên tiếng vang không chỉ tại Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới, đến nỗi nó trở thành mục tiêu bị cấm tại Hoa Kỳ. Đó chính là Tiktok - ứng dụng video thời lượng ngắn đang rất được các bạn trẻ trên thế giới ưa chuộng.
Tiktok là ứng dụng giải trí được ByteDance cho ra mắt tại thị trường Trung Quốc vào tháng 12 năm 2016 dưới cái tên Douyin và nhanh chóng được đón nhận tại nước nhà. Chỉ trong khoảng 1 năm kể từ khi được tung ra thị trường, ứng dụng này nhanh chóng có 100 triệu người dùng với trên 1 tỷ lượt xem video mỗi ngày. 9 tháng sau ngày phát hành tại Trung Quốc, Douyin được ByteDance đưa lên kho ứng dụng toàn cầu với cái tên Tiktok.
Không mất nhiều thời gian, Tiktok nhanh chóng chiếm vị trí số một trong những ứng dụng miễn phí trên AppStore tại nhiều quốc gia trên thế giới, với 104 triệu lần tải, tính tới hết quý 1 năm 2018. Tới tháng 10 cùng năm, ứng dụng đạt 1 tỷ lượt tải về trên toàn cầu (chưa tính đến một số lượng người dùng Android tại Trung Quốc). Vượt qua cả Facebook, Youtube và Instagram, trong năm 2018 và 2019, Tiktok trở thành ứng dụng được tải về nhiều nhất trên AppStore, có mặt tại 150 quốc gia trên thế giới vào thời điểm đó.
Đến quý 2/2021, đã có hơn 2 tỷ lượt tải về Tiktok từ kho ứng dụng App Store và Google Play.
Tính đến quý 2/2021, TikTok đã đạt hơn 2 tỷ lượt download trên App Store và Google Play
Điều giúp cho Tiktok trở nên phổ biến là việc họ giúp người dùng tạo và chia sẻ những đoạn video có thời lượng rất ngắn (từ 15 giây tới chỉ khoảng 3 phút), đem lại sự thư giãn và thoải mái. Thay vì phải xem những đoạn phim dài, người sử dụng có thể xem và chia sẻ clip với thời lượng rất ngắn; điều này giúp tiết kiệm thời gian đáng kể, đặc biệt với nhiều người trẻ vốn không có tính kiên nhẫn.
41% số người dùng của Tiktok có độ tuổi từ 16 tới 24, và 90% trong số này sử dụng ứng dụng hàng ngày. Điều này cho thấy Tiktok đáp ứng được nhu cầu giải trí của lứa tuổi thanh thiếu niên, giúp họ giải tỏa được những áp lực trong học hành và công việc một cách vô cùng nhanh chóng.
Tiktok đã tạo ra rất nhiều xu hướng, trong đó có việc tạo các video hài hước, meme (các biểu tượng vui) hay những clip hát nhép chèn thêm hành động ngộ nghĩnh. Những xu hướng này đem lại thêm nhiều cách tận hưởng khác nhau cho những người dùng, đồng thời lôi kéo được số lượng lớn người nổi tiếng tham gia, đặc biệt là các ngôi sao trong ngành công nghiệp giải trí.
Nhờ vào Tiktok, số lượng người theo dõi của họ có sự tăng trưởng vượt bậc chỉ trong một thời gian ngắn, đem lại số tiền khổng lồ thu được từ quảng cáo. Tháng 3 năm 2019, Tiktok ký hợp đồng hợp tác nhiều năm với Giải bóng bầu dục Nhà nghề của Mỹ (NFL), qua đó ngày một khẳng định tên tuổi trên đất Mỹ.
Công ty mẹ của Tiktok là ByteDance đạt doanh thu lên tới 34 tỷ USD vào năm 2020 và đổ rất nhiều tiền để quảng cáo cho ứng dụng con cưng của họ. Do đó, không khó hiểu khi vào tháng 8 năm 2021, số lượt tải về của Tiktok đã chạm con số 3 tỷ cùng; 1 tháng sau, họ tiếp tục chạm mốc 1 tỷ người dùng. Vị thế của những Facebook hay Youtube bị ảnh hưởng nặng nề bởi Tiktok, khi mà số lượng lượt xem cũng như người dùng của ứng dụng này đang dần lấn át họ.
Mặc dù nổi tiếng như vậy, song Tiktok cũng đối mặt với rất nhiều cáo buộc, trong đó có việc các video vi phạm thuần phong mỹ tục, gây nghiện với giới trẻ hay nặng nhất là đưa dữ liệu người dùng toàn cầu về Trung Quốc.
Số lượng người trẻ dành quá nhiều thời gian trên điện thoại dành cho Tiktok ngày một tăng cao, trong khi đó nhiều nội dung không phù hợp lại được đưa lên quá nhiều. Năm 2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump với lo ngại sự hiện diện của Tiktok sẽ làm lộ thông tin người dùng tại nước này và ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng đã ban hành một lệnh cấm hoạt động đối với ứng dụng này trong 45 ngày.
Ông Trump cũng đồng thời yêu cầu ByteDance phải bán lại Tiktok trong vòng 90 ngày sau đó cho một công ty Mỹ; tuy nhiên cả 2 lệnh này sau đó đã đều được thu hồi. Tuy nhiên những lo ngại về Tiktok là không phải không có cơ sở; đây vẫn là câu hỏi lớn cho các nhà chức trách tại nhiều quốc gia trên thế giới, mặc dù ByteDance liên tục phủ nhận điều này.
Mặc dù chỉ có tuổi đời khoảng 4 năm, song những gì mà Tiktok đạt được thực sự là điều mơ ước đối với bất kỳ một ứng dụng nào trên thế giới. Sở hữu số lượng người dùng và thời lượng phát video khổng lồ, Tiktok đã và đang thay thế dần các ứng dụng lâu đời như Facebook và Youtube trong việc giải trí.
Tuy nhiên, việc ứng dụng này gây nghiện cũng như cung cấp các nội dung không phù hợp đang được rất nhiều quốc gia để ý. Ngoài ra, sự lo ngại về việc làm lộ dữ liệu người dùng cũng là một cáo buộc mà ByteDance chưa đưa ra được lời giải thích phù hợp. Do đó, Tiktok vẫn còn rất nhiều điểm phải khắc phục để có thể trở thành ứng dụng của tương lai với khả năng thay thế hoàn toàn những mạng xã hội và kênh phát video truyền thống.
Lượng người dùng của Tiktok đang trên đà thu hẹp khoảng với Instagram
Sự lớn mạnh của Tiktok hiện khiến Facebook đang cực kỳ đau đầu. Cổ phiếu của mạng xã hội lớn nhất thế giới này đã giảm sốc mất 25% giá trị vào phiên 3/2, tương ứng với hơn 200 tỷ USD vốn hóa bị bốc hơi.
Theo tờ Yahoo Finance, công ty mẹ của Facebook là Meta đang liên tiếp gặp những tin xấu. Sau khi báo cáo kết quả kinh doanh không thuận lợi trong tuần trước, cổ phiếu của mạng xã hội lớn nhất thế giới đã cắm đầu đi xuống. Tổng vốn hóa thị trường của Meta đã xuống dưới 600 tỷ USD trong khi đó định giá của Bytedance được cho là đã vượt 400 tỷ USD.
Nhiều chuyên gia nhận định Meta (Facebook) hiện nay có 3 vấn đề chính cần giải quyết. Đầu tiên là họ đang mất dần người dùng trước sự cạnh tranh của các mạng xã hội khác như Tiktok. Tiếp đó, việc Apple sửa đổi quy định về thông tin cá nhân khiến Facebook gặp khó để thu lợi từ quảng cáo.
Cổ phiếu Meta (công ty mẹ của FB) giảm sốc trong phiên 3/2
Hàn Quốc yêu cầu App Store và Google Play gỡ bỏ game kiếm tiền Ủy ban Trò chơi Hàn Quốc phản đối các trò chơi kiếm tiền (P2E), cho rằng chúng không nên xuất hiện trên các kho ứng dụng. Chính phủ Hàn Quốc đã ngăn chặn việc phát hành các trò chơi P2E và yêu cầu các kho ứng dụng phải xóa những trò chơi theo lối P2E. Vài năm trở lại đây, các trò chơi...