Tiêu thụ ô tô Việt Nam sắp đạt mốc kỷ lục 400.000 xe
Tháng 11/2019 tiếp tục đón nhận tăng trưởng của thị trường ô tô Việt Nam, giúp cả nước gần đạt 360 ngàn xe bán ra, và chỉ còn một tháng nữa để cán mốc con số 400 ngàn.
Năm 2019 sắp kết thúc và Việt Nam đang kỳ vọng đón nhận lượng ô tô tiêu thụ đạt kỷ lục từ trước đến nay.
Theo số liệu từ VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam), trong tháng 11/2019, cả nước đã bán 29.846 xe, tang 3% so vơi thang 10/2019 và giam 3% so vơi Thang 11/2018. Tính chung cả 11 tháng đã qua, đã có 289.128 xe mới bán tới tay người tiêu dùng.
Trong khi đó, theo số liệu cung cấp riêng từ TC Motor (đơn vị lắp ráp và phân phối xe Hyundai), tháng 11/2019 công ty này bán được 7.529 xe, giúp nâng tổng số xe bán sau 11 tháng lên con số 70.802 xe.
Số liệu bán xe thống kê theo các tháng do VAMA công bố
Nếu cộng cả hai báo cáo của VAMA lẫn TC Motor, bức tranh thị trường ô tô Việt Nam sẽ có con số là 359.930. Mức này cao hơn con số 352.209 xe của cả năm 2018 (đã cộng 2 báo cáo).
Video đang HOT
Hiện tại, với sản lượng tiêu thu tăng nhờ nhiều khuyến mại giảm giá đưa ra dịp cuối năm, nhiều khả năng doanh số bán xe trong tháng 12/2019 sẽ đạt đỉnh điểm lên tới trên 40 ngàn xe.
Điều này sẽ giúp thị trường ô tô Việt Nam lần đầu chạm mốc 400 ngàn xe, đứng thứ 4 tại ASEAN (Thái Lan hiện đang đứng đầu với sản lượng tiêu thụ trên 2 triệu xe, thứ hai là Indonesia trên 1,3 triệu xe, đứng thứ 3 là 572 ngàn xe).
Thống kê xe nhập khẩu và xe lắp ráp theo tháng do VAMA công bố
Đáng chú ý, con số tiêu thụ cả năm 2019 hiện sẽ vẫn chưa có của Vinfast và một thành viên của VAMA là Mercedes-Benz (đã bỏ báo cáo từ tháng 4/2019). Vì vậy, việc cán mốc 400 ngàn xe của thị trường ô tô Việt Nam là trong tầm tay.
Xét về thương hiệu, sau 11 tháng, hiện Hyundai đang đứng đầu thị trường với tổng 70.802 xe bán được, đứng thứ hai là Toyota với 70.633 xe, ở vị trí số 3 là Honda với 30.113 xe, tiếp theo là Mazda (29.498 xe), Ford (29.080 xe), Kia (26.900 xe).
Riêng với hãng Mitsubishi, năm 2019 được coi là năm thành công nhất của hãng xe này tại Việt Nam khi bán được 26.765 xe sau 11 tháng, đứng ở vị trí số 7 trên thị trường. Con số này gấp tới 2,6 lần so với cả năm 2018.
Sự đột phá của thương hiệu có logo “cỏ ba lá” này nhờ phần lớn ở mẫu Xpander. Chiếc MPV cỡ nhỏ đã có 17.306 xe bán tới tay người tiêu dùng sau 11 tháng năm 2019, đứng đầu phân khúc.
Theo việt nam net
Khủng hoảng thiếu thịt lợn đang đẩy cao giá thịt lợn trên toàn thế giới
Giá thịt lợn sẽ vẫn ở mức cao trong vòng ít nhất 3 tháng tới khi mà Tết Nguyên đán của một số nước châu Á đến gần, dự kiến ngày mùng 1 Tết Nguyên đán sẽ rơi vào ngày 25/1/2019.
Mua thịt lợn muối sẽ ngày một đắt đỏ trên khắp toàn cầu. Nguyên nhân chính từ dịch tả lợn châu Phi.
Dịch tả lợn châu Phi đang khiến cho hàng trăm triệu con lợn chết, chủ yếu tại Trung Quốc, điều này không khỏi đẩy cao giá thịt lợn và giá thịt lợn muối trên nhiều thị trường của thế giới, từ Vancouver cho đến Auckland. Tại châu Âu, số các ca lợn chết vì dịch tả đã tăng chóng mặt trong năm vừa qua.
Thịt lợn đang hướng đến khoảng thời gian tăng giá mạnh tính kể từ khi dịch bò điên và cúm gà bùng phát vào năm 2004 làm cho người tiêu dùng tìm đến thịt lợn nhiều hơn, theo chỉ số được tính toán bởi Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tại Rome.
Chuyên gia về protein động vật, ông Justin Sherrard, chỉ ra: "Hiện tại, dù bạn ở đâu trên thế giới này, giá thịt lợn cũng đang tăng lên. Người ta đang chú ý nhiều đến Trung Quốc. Trước tiên bởi thị trường Trung Quốc có quy mô lớn và thứ 2 bởi đây thực sự là nơi đầu tiên mà dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên quy mô lớn".
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, giá thịt lợn sẽ vẫn ở mức cao trong vòng ít nhất 3 tháng tới khi mà Tết Nguyên đán đến gần, dự kiến ngày mùng 1 Tết Nguyên đán sẽ rơi vào ngày 25/1/2019, vào khoảng thời gian này, người Trung Quốc sẽ tiêu thụ thịt lợn ở mức cao kỷ lục. Ngoài ra còn Việt Nam và nhiều nước khác trong khu vực cũng sẽ ăn Tết Nguyên đán vào dịp đó. Các nhà bán lẻ sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải đẩy một phần chi phí sang phía người tiêu dùng.
Ảnh: Nytimes
Đến cuối năm 2020, quy mô đàn lợn của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ giảm xuống chỉ còn 275 triệu con, giảm gần 40% tính từ đầu năm 2018 trước khi dịch tả lợn bắt đầu bùng phát, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Hoạt động chăn nuôi lợn trên phạm vi toàn cầu sẽ giảm khoảng 10%.
Giám đốc bộ phận nghiên cứu tại Euromonitor, ông Tim Foulds, nhận xét: "Dịch tả lợn châu Phi đã gây ra nhiều tác động lên hoạt động chăn nuôi lợn tại Trung Quốc và ngày một lan rộng tại Việt Nam cũng như nhiều nước Đông Nam Á khác. Chính phủ nhiều nước đã cố gắng kiềm chế khủng hoảng, trong đó có việc tiêu hủy đàn, kết quả quy mô đàn lợn giảm đáng kể trong năm 2019".
Việc giảm nguồn cung nội địa sẽ đẩy cao nhu cầu của Trung Quốc với thịt lợn ngoại, kết quả giá thịt lợn và nhập khẩu thịt lợn đồng loạt tăng cao. Người tiêu dùng Trung Quốc sẽ chịu nhiều thiệt hại, tiêu thụ thịt lợn tính theo đầu người tại Trung Quốc giảm 32% trong 2 năm qua, theo USDA.
Dịch tả lợn châu Phi, dịch bệnh gây chết hàng loạt ở lợn nhưng không gây hại cho người, đã tác động lên Trung Quốc nhiều hơn so với bất kỳ nước nào khác giờ đây vẫn tiếp tục lây nhiễm.
Theo BizLive
Doanh số bán xe của các đơn vị thành viên VAMA giảm 19% trong tháng 8 Ngày 11/9, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán xe của các đơn vị thành viên tháng 8/2019 đạt 21.483 xe, giảm 19% so với tháng 7/2019 dù nhiều đơn vị khuyến mại lớn. Mẫu Sedona của Kia Việt Nam cũng như nhiều mẫu xe của thương hiệu khác có chương trình khuyến mại...