Tiểu nhiều lần có phải là bệnh?
Cháu 19 tuổi, bị đi tiểu nhiều lần trong một ngày, lượng nước tiểu nhiều, trong, không bị tiểu dắt, tiểu buốt. Nhiều khi đi tiểu xong cháu lại có cảm giác mót tiểu ngay.
Ảnh minh họa: Internet
Xin quý báo tư vấn vì sao cháu lại hay bị đi tiểu nhiều như vậy, cháu mắc bệnh gì?
Ngô Thị Lan (Lào Cai)
Ở người khỏe mạnh, chức năng của hai thận bình thường, khoảng 15 – 30 phút sau khi uống nước chúng ta sẽ đi tiểu để loại bỏ lượng nước dư thừa.
Tính chất nước tiểu thường trắng trong hay vàng lợt, tia nước tiểu mạnh, thông suốt, không phải rặn và không thấy buốt. Vì phản xạ đi tiểu chịu sự điều khiển của cả hệ thần kinh tự chủ và tự động nên người có thần kinh dễ bị kích động, hay lo lắng, sẽ có phản xạ đi tiểu thường xuyên, trước một vấn đề gây căng thẳng thần kinh, như trước khi thi, phỏng vấn, hội họp…
Video đang HOT
Vì vậy, bạn có thể hạn chế uống nước, tránh các căng thẳng thần kinh có thể cải thiện phần nào chứng đi tiểu nhiều.
Đi tiểu nhiều do bệnh lý có nhiều trường hợp: khi không uống nước mà vẫn đi tiểu, gặp trong các bệnh như: nhiễm khuẩn tiểu, khi đó đi tiểu kèm theo các triệu chứng tiểu buốt, nước tiểu đục, có máu…; hội chứng bàng quang kích thích; bệnh đái tháo đường; có khối u, bướu đường tiết niệu; có dị tật bẩm sinh hệ niệu, bệnh thần kinh bàng quang, suy thận… không nhịn tiểu được dù đang làm việc; đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm mà không liên quan có uống nước; thay đổi thể trạng như sụt cân, mệt mỏi…
Tóm lại, nguyên nhân của tiểu nhiều lần bệnh lý rất phức tạp, đòi hỏi những xét nghiệm chuyên sâu mới có thể chẩn đoán được. Vì vậy, để biết chính xác nguyên nhân và có mắc bệnh gì hay không, cháu cần đến khám tại chuyên khoa tiết niệu của các bệnh viện để được xét nghiệm, điều trị kịp thời.
BS. Nguyễn Hưng
Theo Sức khỏe & Đời sống
Hết bệnh nhờ ăn cá trôi
Cá trôi là một loại cá nước ngọt, thịt ngon và béo; có thể chế biến nhiều món dễ ăn: canh chua, kho, hấp... rất phù hợp với những ngày hè nắng nực. Không chỉ ngon miệng, các món ăn này còn hỗ trợ chữa nhiều bệnh.
Cá trôi chứa nhiều protein, lipid, các sinh tố A, B1, B2, các chất khoáng, Ca, P, Fe, creatin, creatin phosphat... Theo Đông y, cá trôi vị ngọt, tính bình, không độc; vào tỳ, can và thận, có công năng ích khí dưỡng huyết, kiện cân cốt, hoạt huyết, hành khí, trục thủy, lợi thấp. Dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, mất sức, vàng da phù nề, tiểu buốt, tiểu dắt. Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc từ cá trôi.
Cá trôi kho khô: cá trôi 500g và các gia vị. Cá trôi bỏ ruột, rửa sạch, thêm nghệ, tương, hành, xả (hoặc riềng và cả lá gừng), muối; cho nước lượng thích hợp kho nhỏ lửa cho chín khô và nhừ. Dùng cho người cao tuổi, sản phụ, trẻ em, các trường hợp suy nhược cơ thể.
Cá trôi kho.
Canh cá trôi, sâm linh, sơn dược, ý dĩ: cá trôi 1 con (200 - 300g), đảng sâm 18g, phục linh 16g, ý dĩ 16g, sơn dược 16g. Cá trôi làm sạch bỏ ruột. Sắc các vị thuốc lấy nước, bỏ bã, dùng nước thuốc nấu cá, khi cá chín nhừ thêm gia vị ăn. Dùng cho các trường hợp phù nề vàng da, tiểu buốt, tiểu dắt.
Canh cá trôi: cá trôi 1 - 2 con, xuyên tiêu 15g, rau mùi, lá lốt, gừng, hành, dấm bỗng rượu và gia vị thích hợp. Nấu ăn như nấu canh cá bình thường. Dùng cho các trường hợp phù nề, đặc biệt là các thể phù do thiểu dưỡng, do viêm cầu thận mạn, hội chứng thận hư.
Canh cá trôi, đậu đỏ: cá trôi 1 - 2 con (300 - 500g), đậu đỏ 50g, các gia vị: hành gừng, ớt, tỏi, tương, muối, rượu dấm vừa đủ. Cá làm sạch, ướp hành, ớt, tiêu, tương, muối, sau 15 - 20 phút, đem chiên vàng. Đậu đỏ ngâm, rửa sạch, ninh kỹ; cho cá trôi đã chiên vào. Đun sôi, ninh đến khi đậu nhừ; thêm gia vị vừa đủ. Dùng cho bệnh nhân viêm gan vàng da, phù chân, tiểu dắt.
Cá trôi hầm thuốc bắc.
Cá trôi hầm thuốc bắc:
Cách 1: cá trôi 1 - 2 con (300 - 500g), đảng sâm 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, bạch thược 12g. Cá trôi mổ bỏ ruột, rửa sạch; các vị thuốc sắc lấy nước. Bỏ cá vào nước thuốc, thêm 5 - 8 lát gừng. Đun lửa nhỏ đến khi cá chín mềm, thêm mắm muối vừa miệng là được. Thuốc có tác dụng bổ tỳ, kiện vị, lợi tiểu, khứ thấp, mạnh xương khớp, tăng cường sinh lực. Dùng cho người già suy nhược cơ thể, tiểu tiện không thông, chân tay phù thũng, xương khớp sưng đau, thắt lưng ê mỏi.
Cách 2: cá trôi 1 con (khoảng 200 - 400g), xích tiểu đậu 50g, trần bì 6g, ớt đỏ sào 6g, thảo quả 6g. Cá làm sạch, cho các vị thuốc vào bụng cá, thêm gừng, hành, muối, tiêu và nước. Nấu trong khoảng 1 giờ, cho thêm hành thái lát, rau tươi, đun sôi, cho ăn khi còn nóng. Dùng cho các trường hợp phù nề, vàng da, tiểu dắt, buốt, bệnh đái tháo đường.
Kiêng kỵ: Người âm hư, ho suyễn không dùng.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Nước mát trong mùa nắng nóng Đây là các loại thực - thảo dược rất quen thuộc, rẻ tiền và dễ tìm giúp bạn tự chế biến những đồ uống giải khát bảo vệ sức trong mùa nóng. Dừa Dùng nước dừa uống để bổ dưỡng và giải khát. Ngày uống 2-3 trái, không thêm đường, muối, ướp lạnh càng tốt. Rau má Ngày dùng 50 g cây tươi...