Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, trái cây, rau xanh tăng mạnh, trong khi giá tôm giảm
Giá cả thị trường trong tuần này: Giá vàng, trái cây, rau xanh tăng mạnh, trong tôm Trà Vinh rớt giá thê thảm.
Bản tin tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, trái cây, rau xanh tăng mạnh, trong tôm Trà Vinh rớt giá thê thảm.
Tuần qua, giá vàng thế giới được hưởng lợi nhờ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang. Sau khi cấm vận Huawei mua linh kiện và Google ngừng cung cấp dịch vụ đối với phần mềm Android thì Mỹ tiếp tục đưa thêm 5 cái tên DN công nghệ của Trung Quốc vào tầm kiểm soát. Điều này đã khiến thị trường chứng khoán đảo chiều mất điểm 2 phiên cuối tuần. Còn vàng ngược lại tăng giá.
Tính chung, giá vàng thế giới tuần qua đã tăng 7 USD so với giá mở cửa tuần. Tuy mức tăng không nhiều, nhưng đã hãm đà rơi sâu của kim loại quý. Đầu tuần vàng thế giới đã giảm 3 phiên liền, về mốc 1.273 USD/oz. Nếu không có những đột biến trong căng thẳng thương mại thì dự báo của chuyên gia vàng thế giới có thể mất mốc 1.270 USD.
Giá vàng tăng mạnh.
Tuần qua, giá vàng trong nước cũng có diễn biến giống vàng thế giới. Có 3 phiên đầu tuần đi xuống và 2 phiên cuối tuần tăng giá. Sáng nay, giá vàng SJC tăng nhẹ so với chốt phiên trước.
Tính chung tuần qua gái vàng miếng SJC chỉ tăng 40.000 đồng/lượng so với giá mở cửa tuần. Vàng nhẫn tăng khoảng 50.000 đồng/lượng so với đầu tuần.
Theo nhận định của một số DN kinh doanh vàng bạc, tuần qua lượng người mua vào 2 phiên cuối tuần cao hơn lượng bán ra với tỷ lệ mua chiếm 65%.
Nhận định của các chuyên gia, giá vàng tuần qua được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang. Dự báo giá vàng tiếp tục sẽ tăng mạnh trong tuần tới khi diễn biến tại chính trường Anh đang có bất ổn khi bà May từ chức. Dự kiến bà sẽ rời chức Tổng thống Anh vào ngày 7/6 tới. Điều này không chỉ làm cho tiến trình Brexit chậm lại mà người ta lo ngại Anh sẽ rơi vào bất ổn chính trị và kinh tế.
Giá ớt tăng kỷ lục
Chưa năm nào, người trồng ớt ở các tỉnh phía Bắc lại phấn khởi và chứng kiến giá ớt tăng cao như thời gian gần đây. Tại vùng chuyên canh trồng ớt xã Văn Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hiện giá ớt đang ở mức bình quân lên tới 75- 80 nghìn đồng/kg. Những ngày qua, mặc dù thời tiết nắng nóng gay gắt, nhưng nông dân trồng ớt ở xã Văn Đức ai cũng háo hức đổ ra đồng tranh thủ thu hoạch ớt lúc giá đang rất cao.
Anh Đặng Văn Hòa ở Đội 7A, thôn Quang Trung (xã Văn Đức) cho biết: “Năm nay, nhà tôi trồng 5 sào ớt, từ đầu vụ đến nay đã thu hoạch được 100 triệu đồng. Hiện cứ cách 2 ngày tôi hái ớt một lần, mỗi lần được trung bình 1 tạ, thu về 7-8 triệu đồng. Dự tính nếu giá ớt giữ được mức cao như hiện nay, trừ chi phí (khoảng 3 triệu đồng/sào), nông dân thu lãi khoảng 40 triệu đồng/sào. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay”.
Giá ớt tăng kỷ lục.
Tại các vùng chuyên canh ớt ở huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình), hiện giá ớt cũng đang tăng cao chưa từng thấy. Theo anh Nguyễn Văn Giang, thôn An Phú (xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ): Hiện giá ớt tại Quỳnh Phụ đang ở mức bình quân 80-90 nghìn đồng/kg. “Chúng tôi trồng ớt cả chục năm nay, chỉ có một năm giá ớt cao nhất cách đây 4-5 trước, lúc ấy giá ớt lên tới 40-50 nghìn đồng/kg, nhưng giá cao tới 80-90 nghìn đồng/kg như năm nay thì chưa bao giờ thấy” – anh Giang cho biết.
Theo anh Phạm Văn Cường, một thương lái tại xóm Thượng, xã Liên Sơn (Tân Yên, Bắc Giang) chuyên thu mua ớt để XK sang Trung Quốc tại địa bàn tỉnh Bắc Giang, sở dĩ năm nay, giá ớt vụ ĐX tại phía Bắc “lên cơn sốt” bởi mấy nguyên nhân: Một là năm 2018 giá ớt quá thấp nên nông dân giảm mạnh diện tích. Hai là vụ ĐX năm nay, Trung Quốc mất mùa ớt do đầu vụ rét đậm, băng giá nên không thể xuống giống, khiến nguồn cung của phía Trung Quốc giảm mạnh. “Những ngày gần đây, giá ớt chúng tôi thu mua cho nông dân tại các tỉnh gần biên giới như Bắc Giang, Lạng Sơn có lúc đã chạm mốc 100 nghìn đồng/kg mà vẫn không có hàng. Mọi năm, mỗi ngày thời điểm này chúng tôi phải thu mua và XK được hàng chục tấn/ngày, nhưng năm nay chỉ nhúc nhắc được 5-6 tấn/ngày”, anh Cường cho biết.
Trái cây tăng giá mạnh
Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhiều loại trái cây tăng giá mạnh, như dưa hấu tăng khoảng 2.000 – 5.000 đồng một kg lên 14.000 – 25.000 đồng một kg so với 2 tuần trước, dưa lê tăng 5.000 đồng một kg lên 25.000 đồng, thơm tăng thêm 3.000 – 5.000 đồng lên 13.000 – 25.000 đồng một trái. Các loại trái cây như mận, vải thiều, sầu riêng cũng liên tục tăng giá thời gian qua.
Trái cây tăng giá mạnh.
Chị Hoa, tiểu thương chợ Tân Định cho biết, dưa hấu, cam, mận… được ưa chuộng mùa nắng nóng. Các sản phẩm này năm nay nguồn cung không nhiều nên giá liên tục leo thang. Riêng với sầu riêng nếu năm ngoái giá 50.000 đồng có thể mua được Ri 6, Mongthong thì năm nay mức giá này dành cho sầu riêng hạt, các loại còn lại ở mức 80.000 – 120.000 đồng một kg.
Chị Thanh, chuyên bán trái cây ở chợ Xóm Mới (Gò Vấp) cho biết, dù mận Hà Nội đã bán nhiều ở các chợ đầu mối nhưng giá bán sỉ vẫn khá cao. Do đó, mức giá bán ra đang dao động 45.000 – 130.000 đồng một kg, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Lý giải nguyên nhân khiến giá trái cây tăng mạnh, nhiều tiểu thương cho biết do thời tiết nắng nóng khiến rau quả nhanh bị héo úa nên người nông dân giảm thời gian thu hoạch, người bán hàng cũng chỉ bán buổi sáng trước lúc nắng gắt. Mặt khác, năm nay nguồn hàng khan hiếm, nhiều sản lượng trái cây giảm 50% so với mọi năm nên giá khó xuống. Điển hình như thanh long Bình Thuận, nguồn cung giảm, nên giá năm nay 23.000 – 24.000 đồng một kg, trong khi năm ngoái chỉ 7.000 – 10.000 đồng.
Không chỉ thanh long, sầu riêng, dưa hấu, mận… đang là những trái cây có giá tăng liên tục từ đầu năm đến nay, vải cũng là mặt hàng tăng khá mạnh so với cùng kỳ. Hiện, giá bán tại vườn 35.000 – 50.000 đồng một kg, tăng gấp 2-3 lần so với năm ngoái.
Giá thanh long tiếp tục tăng
Video đang HOT
Ngày 24/5, khảo sát tại một số vựa thu mua trái thanh long ở tỉnh Bình Thuận, nơi được mệnh danh là “thủ phủ thanh long” của cả nước, giá loại trái cây này tiếp tục tăng cao kỷ lục, dao động từ 30.000 – 31.000 đồng/kg.
Giá thanh long tiếp tục tăng.
Anh Trần Vĩnh Kha, ở xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam chia sẻ: “Giá thanh long bất ngờ tăng cao từ đầu tháng 5 cho đến nay. Lúc đầu giá bán ở mức từ 17.000 – 23.000 đồng/kg, giờ đã tăng lên 30.000 – 31.000 đồng/kg nhưng người dân không có hàng để bán”.
Vừa xuất bán cho thương lái hơn 5 tấn thanh long, ông Nguyễn Thời, ngụ xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc phấn khởi cho biết: “Thời điểm này năm 2018, giá thanh long chỉ 5.000 – 6.000 đồng/kg nên người trồng bị lỗ nặng. Vụ mùa năm nay, gia đình tôi may mắn bán được giá cao gấp 5 lần năm trước nên rất vui. Với giá bán 30.000 đồng/kg, gia đình tôi thu về gần 160 triệu đồng, sau khi trừ chi phí gia đình thu lời gần 100 triệu đồng”.
Theo một số thương lái thu mua thanh long, dù giá thanh long đang tăng cao kỷ lục nhưng rất khan hiếm hàng, lượng thu mua không đủ để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Theo Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận, nguyên nhân khiến trái thanh long tăng giá cao kỷ lục là do hiện tại đang là cuối vụ chong đèn (nghịch vụ) chuẩn bị vào hàng mùa nên thanh long khan hiếm. Ngoài ra, thời điểm này của năm 2018, giá thanh long cuối vụ chong đèn giảm giáchỉ còn vài ngàn đồng/kg nên nhiều người lo ngại tình trạng rớt giá sẽ tái diễn nên không tiếp tục mở rộng sản xuất.
Rau xanh tăng giá mạnh
Khảo sát tại một số chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội như: Chợ Hôm, chợ Thành Công, chợ Kim Liên… cho thấy mặt hàng rau xanh đều đã tăng giá khoảng 30%, cùng với đó lượng hàng cũng ít hơn thường ngày. Chị Nguyễn Thị Tuyết, tiểu thương bán rau tại chợ Thành Công cho biết, giá rau xanh tăng khoảng 2 tuần nay.
Rau xanh tăng giá mạnh.
Nếu như đầu tháng 5 giá rau mồng tơi là 5.000 đồng/mớ thì nay tăng lên thành 7.000 đồng/mớ, rau đay 2.000 đồng/mớ thì nay tăng lên 3.000 đồng/mớ, rau muống tăng từ 6.000 đồng/mớ lên 10.000 đồng/mớ. Các loại rau cải có giá khá cao, dao động từ 20 – 25.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, các loại củ quả cũng tăng giá nhẹ, giá mướp, đậu đũa, cà chua có giá 20.000 đồng/kg; bí xanh có giá 15.000 đồng/kg.
Lý giải về nguyên nhân khiến giá rau xanh tăng giá mạnh, nhiều tiểu thương có chung ý kiến là do thời tiết nắng nóng khiến rau quả nhanh bị héo úa nên người nông dân giảm thời gian thu hoạch, người vận chuyển hàng ra chợ cũng chỉ tranh thủ thời gian buổi sáng trước thời điểm nắng gắt.
Theo chị Trần Thị Quyên, chuyên canh tác rau ở Yên Nghĩa, Hà Đông cho biết: Gia đình chị hiện đang canh tác 3 sào rau, chuyên trồng các loại rau ăn lá như rau mồng tơi, rau đay, rau dền…
Do thời tiết nắng nóng kéo dài, ngay sau đó lại đổ mưa khiến phần lớn diện tích rau của gia đình chị bị héo, thối lá. Do vậy mà năng suất chỉ còn được 1/3 so với trước. Chị Quyên cho biết thêm, giá rau sẽ sớm hạ nhiệt bởi vòng quay của các loại rau ăn lá khá ngắn chỉ 20 – 25 ngày/lứa.
Trong khi giá rau xanh ở các chợ truyền thống tăng giá mạnh, thì tại siêu thị giá các mặt hàng này khá ổn định.Tại hệ thống bán lẻ Vinmart, mồng tơi bán với giá 31,700 đồng/kg, cải xanh 26.000 đồng/kg, cải ngọt 21.000 đồng/kg… Sở dĩ giá các mặt hàng này giữ ổn định bởi hầu hết lượng hàng đều được ký hợp đồng định kỳ từ trước đó.
Giá tôm ở Trà Vinh giảm mạnh
Mặc dù đang là thời điểm thả tôm giống nuôi nên sản lượng thu hoạch không nhiều nhưng từ đầu tháng 5 đến nay, giá tôm thẻ chân trắng và tôm sú ở Trà Vinh liên tục giảm.
iá tôm ở Trà Vinh giảm mạnh.
Cụ thể, tại chợ tỉnh Trà Vinh hiện tôm the chân trắng loại 70 con/kg có giá 90.000 – 100.000 đồng/kg, loại từ 40 – 50 con/kg có gia 110.000 – 120.000 đông/kg, giảm bình quân 20.000 – 25.000 đồng/kg so với tháng 4/2019.
Đối tôm sú thương phẩm loại 70 con/kg có giá 140.000 đồngkg, loại 40 con/kg có giá 220.000 – 230.000 đồng/kg, loại 20 con/kg trở lại có giá 320.000 đồng/kg, giảm bình quân từ 10.000 – 15.000 đồng/kg.
Lý giải về nguyên nhân khiến giá tôm thẻ và tôm sú giảm, một số tiểu thương cho biết là do thị trường nội địa giảm mạnh sức tiêu thụ. Mặt hàng tôm chế biến đông lạnh xuất khẩu thường vào vụ nuôi hàng năm rất hạn chế thu mua.
Hầu hết, thị trường tại Tp. Hồ Chí Minh hiện nay chỉ thu mua mạnh tôm thẻ chân trắng đạt kích cỡ từ 40 con/kg trở lên, tôm sú đạt kích cỡ từ 20 con/kg trở lại. Nguồn tôm thương phẩm đạt kích cỡ lớn chủ yếu tiêu thụ cho các nhà hàng, quán ăn để phục vụ thực khách trong nước.
Theo tieu dùng
Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, tôm và trái cây đồng loạt giảm mạnh, trong khi thực phẩm tăng giá
Giá cả thị trường trong tuần này: Giá vàng, tôm, dứa, cam sành , thanh long đồng loạt giảm mạnh, trong khi thực phẩm tăng giá.
Bản tin tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, tôm, dứa, cam sành , thanh long đồng loạt giảm mạnh, trong khi thực phẩm tăng giá.
Giá vàng giảm mạnh
Tuần qua, giá vàng thế giới được hỗ trợ từ việc hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019 của Quỹ tiền tệ Quốc tế và Tổng thống Mỹ dọa sẽ đánh thuế lên hàng hóa của châu Âu với trị giá 11 tỷ đôla.
Giá vàng mở cửa tuần đã tăng 2 USD so với chốt phiên cuối tuần trước, giao dịch tại thị trườngchâu Á sáng 8/4 quanh ngưỡng 1.293 USD/oz.
Vàng thế giới có 4 phiên châu Á tăng giá liên tục từ thứ 2 đến thứ 5. Ngày thứ 5 vàng tăng giá mạnh nhất vọt lên có lúc lên 1.315 USD/oz, tăng đến trên 10 USD/oz trong phiên này. Khi đó, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã công bố biên bản tháng 3 với việc không hạ lãi suất từ nay đến hết năm 2019.
Giá vàng giảm mạnh.
Nhà đầu tư suy đoán rằng nền kinh tế sẽ gặp rủi ro nên FED mới đưa ra kế hoạch lãi suất thận trọng, nhiều người đẩy mạnh mua vào khiến vàng tăng giá mạnh.
Tuy nhiên, sau những phân tích của chuyên gia, FED chưa đưa ra thảo luận nào cho việc cắt giảm lãi suất, do vậy suy đoán nền kinh tế gặp rủi ro lại được nhà đầu tư suy nghĩ lại, chỉ sau đó 1 ngày họ đã bán tháo vàng. Phiên ngày thứ 5 giao dịch tại châu Âu và Mỹ, và vào thứ 6 tại thị trường châu Á, vàng lại lao dốc, rơi về điểm xuất phát của tuần.
Chốt phiên giao dịch tại thị trường Mỹ vào rạng sáng nay 13/4 (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới đứng tại mức 1.290 USD/oz, giảm 3 USD so với giá mở cửa tuần và cũng là mức giảm so với chốt phiên trước đó. So với mức giá cao nhất tuần, giá vàng thế giới đã giảm đến 15 USD/oz.
Nguyên nhân, khiến giá vàng giảm sâu thêm vào phiên cuối tuần, trong khi đó phiên giao dịch tại thị trường châu Á ngày thứ 5 giá vàng đã bật lên, nhưng sang phiên Mỹ - châu Âu đóng cửa rạng sáng thứ 6, vàng chịu thêm áp lực nữa đó là kinh tế Trung Quốc phục hồi mạnh trong tháng 3 qua số liệu xuất khẩu của nước này đã tăng hơn 14%, cao hơn 7,3% dự báo trước đó. Ngược lại, nhập khẩu đã giảm tới 7,6%, so với dự báo là 1,3%. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cho thấy dấu hiệu phục hồi, rủi ro giảm, gây áp lực lên giá vàng.
Vàng trong nước tuần qua cũng biến động theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, chỉ có 1 phiên vàng trong nước điều chỉnh bước giá mạnh đến 100.000 đồng/lượng. Còn lại hầu hết chỉ biến động trong khoảng 20.000 - 50.000 đồng/lượng.
Thực phẩm tại Hà Nội tăng giá
Những ngày vừa qua, giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống tại Hà Nội đã bắt đầu tăng so với cuối tháng 3.
Thực phẩm tại Hà Nội tăng giá.
Khảo sát một số chợ truyền thống trên địa bàn TP Hà Nội, thhịt gà ta, thịt ngan, vịt cũng tăng nhưng không nhiều, chỉ tăng khoảng 10.000 đồng/kg, hiện thịt vịt có giá từ 50.000 đến 60.000 đồng/kg, thịt gà ta 130.000 đồng/kg, đặc biệt giá thịt gà công nghiệp tăng mạnh từ 65.000 đồng/kg lên 75.000 - 80.000 đồng/kg do nhu cầu thay thế thịt lợn từ các bếp ăn tập thể, trường học, khu công nghiệp.
Giá của cá quả 120.000 đồng/kg, cá điêu hồng 75.000 đồng/kg, cá chép 100.000 đồng/kg, cá trê 50.000 đồng/kg...
Sau động thái công bố hết dịch tả lợn châu Phi của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) tại 3 ổ dịch trước đây, là Hải Dương, Hưng Yên và Hà Nội, người tiêu dùng bắt đầu quay trở lại sử dụng thịt lợn khiến giá bán có chiều hướng tăng.
Theo Cục Thú y, ngoài 3 địa phương công bố hết dịch, hiện Hoà Bình sắp qua 30 ngày mà không phát sinh ổ dịch mới.
Một số loại rau như dền đỏ, muống, ngót, cải có giá từ 8.000 - 12.000 đồng/bó. Tiểu thương cho biết, mức giá này tương đương thời điểm Tết Nguyên đán do đây là thời điểm giao mùa, các loại rau không đủ cung ứng. Riêng đối với mặt hàng thịt gà, sức mua đã tăng gấp đôi so với thời điểm tháng 3.
Giá tôm sú nguyên liệu sụt giảm
Thời tiết đang bất lợi cho việc nuôi tôm, cộng với giá tôm sú nguyên liệu liên tục sụt giảm làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất của người dân Cà Mau.
Giá tôm sú nguyên liệu sụt giảm.
Tại huyện Năm Căn, tôm sú nguyên liệu hiện được các thương lái thu mua với giá 250.000 đồng/kg (loại 20 con/kg), giảm từ 5.000 - 10.000 đồng so với tháng trước. Riêng tôm sú từ dưới 20 con/kg đến 30 con/kg, mức sụt giảm còn nhiều hơn, khoảng từ 10.000 - 20.000 đồng/kg.
Ngoài ra, các sản phẩm phục vụ cho nuôi tôm ngày càng tăng giá khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn hơn.
Giá cam sành tại đồng bằng sông Cửu Long giảm mạnh
Thông thường vào thời điểm nắng nóng gay gắt những loại trái cây có múi như cam sành có giá bán tương đối ổn định. Tuy nhiên, hiện nay mặc dù đang vào đỉnh điểm mùa nắng nóng nhưng giá cam sành tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại tiếp tục giảm mạnh.
Giá cam sành tại đồng bằng sông Cửu Long giảm mạnh.
Tại tỉnh Hậu Giang, giá cam sành hiện được các thương lái thu mua chỉ ở mức 6.000 đến 8.000 đồng/kg, tùy chất lượng, giảm 3.000 đồng/kg so với cách nay một tuần và giảm gần 7.000 đồng/kg-8.000 đ/kg so với cùng kỳ năm trước.
Nhiều nhà vườn cho biết, trước đây, khoảng đầu tháng 3 đến cuối tháng 5 hàng năm, giá cam sành mùa nghịch rất cao, có thời điểm ở mức 30.000 đồng/kg. Tuy nhiên, 2 năm gần đây thì giá cam sành ngày càng giảm sâu và gặp nhiều khó khăn về đầu ra.
ĐBSCL có khoảng 30.000ha cam sành, tập trung ở các tỉnh như Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Đồng Tháp. Lâu nay, nhà vườn trồng cam sành tại ĐBSCL chưa có đầu mối bao tiêu ổn định, chủ yếu bán cho thương lái. Do sản lượng hiện nay quá nhiều dẫn đến cung vượt cầu nên cam bị rớt giá.
Giá thanh long giảm mạnh
Nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận đang đối mặt với khó khăn khi canh tác thanh long nghịch vụ không còn hiệu quả như trước bởi giá thanh long chong đèn giảm mạnh.
Cụ thể, giá thanh long ở tỉnh Bình Thuận liên tục giảm mạnh, từ 18.000 đồng/kg xuống chỉ còn 12.000 đồng/kg. Thanh long xuất khẩu loại đẹp, thương lái cũng chỉ mua với giá không quá 13.000 đồng/kg. Nguyên nhân được cho là do lượng hàng ở các vựa lớn xuất khẩu đi Trung Quốc tồn kho nhiều, dẫn đến giá thấp.
Giá thanh long giảm mạnh.
Một người trồng thanh long ở xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết, hiện gia đình có trên 450 trụ thanh long chong đèn trái vụ đang vào mùa thu hoạch. Gia đình cắt được gần 3,5 tấn thanh long có mẫu mã đẹp nhưng bán tại vườn chỉ có giá 12.500 đồng/kg, nếu tính ra cả vụ chỉ được 43 triệu đồng, sau khi trừ chi phí như phân bón, điện chong đèn (tiền điện chong đèn cho thanh long ra trái chiếm phần lớn trong chi phí đầu tư sản xuất) thì gia đình thu về chưa tới 20 triệu đồng. Với mức giá này, lời lãi không bao nhiều, giá phải từ 15.000 đồng/kg trở lên nông dân mới có lời.
Một thương lái chuyên mua thanh long ở khu vực Mương Mán - Phù Hội cho biết, giá thanh long giảm xuống khoảng 10 ngày trước tới nay và liên tục hạ. Đợt này rớt giá là do hàng nhiều, nguồn hàng ngoài đó còn nhiều nên giá thấp.
Giá dứa thấp kỷ lục
Thời gian gần đây, người dân tại nhiều địa phương ở Lào Cai đang rơi vào tình trang lao đao do giá dứa xuống quá thấp và không có người mua, phải đổ đi cả xe tải, làm thức ăn cho trâu bò.
Một nông dân trồng dứa ở Bản Lầu (Mường Khương, Lào Cai) than thở, 6 vạn gốc dứa đang vào đợt chín rộ. Song, thay vì bán buôn cho thương lái ngay tại nương rẫy như những năm trước, dịp này vợ chồng chị phải tự vặt dứa chín ra bán lẻ từng quả ở ven đường. Song, số lượng bán mỗi ngày cũng chỉ được vài chục cân, còn lại dứa chín thối trên nương.
Do dứa chín mà không có người thu mua nên chất đống khắp nơi, làm thức ăn cho trâu bò.
Theo các hộ nông dân trồng dứa tại đây, giá dứa giảm còn chưa đầy 2.000 đồng/kg. Với mức giá này, nếu có bán hết thì người trồng dứa vẫn phải bù lỗ khoảng 1.000 đồng/kg.
Ở huyện Bảo Thắng (Lào Cai), nông dân cũng gặp tình trạng tương tự. Dứa quả chín thơm trên nương rẫy nhưng không bán được. Nhiều hộ tiếc của đã tự thu hoạch, sau đó mang ra thành phố Lào Cai và ven đường Quốc lộ 70, 4D, 4E để bán lẻ.
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chi cục trồng trọt bảo vệ thực vật Lào Cai thừa nhận, ở Lào Cai người nông dân đang gặp tình trạng dứa được mùa nhưng rớt giá.
Theo ông Hùng, những năm trước dứa ở Lào Cai chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Giá thương lái tới tận ruộng thu mua luôn ở mức 4.000-5.000 đồng/kg, thời điểm trái vụ giá lên tới 6.000 đồng/kg.
Song, năm nay dứa không xuất được sang Trung Quốc, bởi nước này siết chặt nhập tiểu ngạch, trong khi dứa chưa phải là mặt hàng xuất được chính ngạch vào thị trường này.
"Đó là lý do khiến giá dứa giảm xuống còn 1.800-2.000 đồng/kg mà vẫn không có người mua". Ông nói và cho biết, mùa dứa Lào Cai thu hoạch kéo dài từ tháng 3 đến trung tuần tháng 5 kết thúc, thu hoạch rộ nhất là vào tháng 4.
Năm nay, dứa đầu vụ người nông dân vẫn bán được 4.000-5.000 đồng/kg, nhưng số lượng ít vì chủ yếu bán để ăn tươi. Còn từ cuối tháng 3 đến giờ dứa mất giá mạnh.
Một số hộ dân tiếc rẻ, hái dứa đem bán lẻ ven đường.
Cũng trong tình trạng với Lào Cai, tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) giá dứa cũng giảm mạnh. Hiện mới chỉ là đầu vụ nhưng quả to có giá chỉ khoảng 3.000 - 3.500 đồng/kg, loại nhỏ 1.000 - 1.500 đồng/kg. Huyện Quỳnh Lưu được xem là vựa dứa lớn nhất tỉnh Nghệ An, trong đó tập trung tại một số địa phương xã Tân Thắng với hơn 700 ha, xã Quỳnh Thắng 80 ha, còn lại ở một số xã như Quỳnh Châu, Quỳnh Tân...
Minh Anh (TH)
Theo Tieu dung
Dân buôn xoài không bao giờ tiết lộ: CHỌN XOÀI cứ SỜ điểm này ắt chọn được quả NGON TUYỆT, chín đều ngọt LỊM Dân buôn xoài vẫn hay truyền tai nhau rằng điểm 'chủ chốt' trên quả xoài có thể tiết lộ chúng xanh hay chín, hạt to hay nhỏ chính là phần CUỐNG XOÀI. Mẹo chọn xoài ngon Dù xoài có rất nhiều loại xong khi đi mua nhìn chung chị em đều cần chọn xoài theo các tiêu chí sau: - Đầu tiên, chị...