Tiết lộ gây sốc về thực phẩm chức năng của người trong cuộc
Thị trường thực phâm chức năng (TPCN) phát triển rất nhanh trong những năm qua.
Ảnh minh họa.
Thị trường thực phâm chức năng (TPCN) phát triển rất nhanh trong những năm qua. Nêu như năm 2000 cả nước mới chỉ có khoảng 13 sản ph ẩm thực phâm chức năng, thì đên giờ con số này đã tăng lên gấp hơn 300 lần với hơn 5.500 sản phẩm. Vì TPCN không phải là thuốc nên không chiụ sự quản lý của Bộ Y tế, điều này đã dẫn đến việc xuất hiện nhiều bất cập: Người tiêu dùng phải mua TPCN với giá trên trời, quảng cáo quá mức công năng, sự lập lờ trong cách ghi nhãn mác…
PV Người đưa tin đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Trần Đáng, chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng về những bất cập nêu trên.
- Không ít người dân lâm tưởng TPCN là môt loại thuôc chữa bênh. Xin ông cho biêt những công dụng của thực phâm chức năng?
- Một số loại TPCN được quảng cáo quá mức, không đúng tác dụng thực, khiến người tiêu dùng nghĩ TPCN có thể chữa khỏi bệnh, thậm chí chữa cả ung thư. Tôi khẳng định, TPCN chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh tật, chứ không thể thay thế được thuốc điều trị bệnh. Tất nhiên, khía cạnh phòng ngừa bệnh rất hữu ích, vì trong xã hội hiện đại có nhiều bệnh mãn tính mà nguyên nhân là do ăn uống, làm việc, sinh hoạt không khoa học. TPCN có tác dụng bổ khuyết những vấn đề này để phòng bệnh.
Thực phẩm chức năng hoạt động theo 3 cơ chế. Thứ nhất, tăng cường sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch.
Thứ hai, bản thân TPCN có một số hoạt chất tác động trực tiếp vào các nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn, chất asom trong tinh dầu thông đỏ tiêu diệt các tế bào ung thư, chát eriduit trong các sản phẩm thực vật hỗ trợ tăng sức đề kháng, kháng vi khuẩn và vi-rút, làm giảm mỡ máu, giảm đường máu.
Thứ ba, TPCN làm giảm tác dụng phụ và những tai biến của tân dược. Ví dụ, người nào điều trị ung thư bằng hóa chất và xạ trị thì các hóa chất xạ trị đó không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà còn tiêu diệt cả tế bào non bình thường, gây rụng tóc, rụng lông, viêm niêm mạc dạ dày… TPCN sẽ làm tăng hiệu quả của tân dược, hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư hoặc hỗ trợ tấn công các nguyên nhân gây bệnh
Đến nay, chưa có một tổ chức quốc tế nào đươc ra định nghĩa đầy đủ về TPCN. Mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất quốc tế nhưng thuật ngữ TPCN đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Thực phẩm chức năng nằm ở giới hạn thực phẩm và thuốc. Nó khác thuốc ở chỗ nhà sản xuất công bố trên nhãn sản phẩm là thực phẩm, đảm bảo chất lượng về vệ sinh an toàn sức khỏe, trong khi đó thuốc được công bố là thuốc có tác dụng chữa bệnh, có công dụng, liều dùng và chống chỉ định.
Video đang HOT
- Sự phát triển như vũ bão của các sản phẩm thực phẩm chức năng hiện nay khiên cơ quan chức năng đôi mặt với những khó khăn gì, thưa ông?
- Sự phát triển quá nhanh của thực phẩm chức năng đã gây ra nhiều thách thức cho cơ quan nhà nước. Hiện nay hành lang pháp lý về quản lý thực phẩm chức năng tại Việt Nam chưa rõ ràng, dẫn đến những bất cập và nhiều nguy cơ.
Thứ nhất là việc quảng cáo trên truyền hình, nhiều sản phẩm đăng quảng cáo không đúng sự thật, khiến người tiêu dùng lầm tưởng đây là một sản phẩm có thể chữa được bách bệnh, là thần dược. Có khá nhiều quảng cáo không theo quy định của cục thực phẩm về kiểm duyệt.
Ví dụ như có quảng cáo thực phẩm chức năng chữa bệnh tiểu đường, bệnh gút tận gốc, chữa được ung thư là chưa chính xác. Bởi thực phẩm chức năng chỉ là sản phẩm hỗ trợ, làm giảm nguy cơ bệnh tật chứ không chữa được bênh tận gốc.
Thứ hai, hiện nay có nhiều sản phẩm được lưu hành trên thị trường tuy nhiên chưa được đánh giá về chất lượng, an toàn và hiệu quả. Chẳng hạn như một số loại rượu tự sản xuất, chế biến, không công bố tiêu chuẩn chất lượng vẫn được bày bán ở các nhà hàng như rượu bổ, rượu thuốc.
Đê công tác kiêm nghiêm, giám sát được chặt chẽ hơn, Trung tâm kiêm nghiêm vê thực phâm chức năng của Hiêp hôi TPCN đã được thành lâp. Trung tâm đã kiểm nghiệm, phát hiện và xử lý nhiều sản phẩm như thực phẩm chức năng quảng cáo chữa tận gốc bệnh tiểu đường do một cơ sở của Việt Nam sản xuất, thực phẩm chức năng chữa được ung thư… không đúng sự thật, các hoạt chất thành phần không đủ.
- Giá nhiêu loại thực phẩm chức năng hiện nay đang ở mức quá cao. Ông có thê cho biêt nguyên nhân của tình trạng này?
- Giáthực phẩm chức năngđắt một phần là do công nghệ sản xuất đòi hỏi công nghệ sản xuất thuốc với nhiều trang thiết bị hiện đại, tiên tiến. Thêm vào đó, việc phải chịu mức thuế cao, từ 25-30% (chiếm tới 1/3 giá trị của sản phẩm) và lợi nhuận của nhà bán hàng quá cao. Đó là những nguyên nhân đẩy giá thành của sản phẩm này lên cao.
Theo tôi được biêt, chẳng hạn như có một sản phẩm thực phẩm chức năng bán tại Budapest (Hungary) có giá trị tương đương là 300.000 đồng. Song khi về đến Việt Nam, qua các khâu thuế và nhà phân phối, sản phẩm này đã “đội giá” lên tới mức gần 2 triệu đồng.
PGS.TS Trần Đáng khẳng định: “TPCN chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh tật, chứ không thể thay thế được thuốc điều trị bệnh”.
- Hiện, còn nhiều bất cập trong quản lý giá TPCN. Làm thế nào để người dân có thể mua được TPCN đúng với giá trị thực của chúng, thưa ông?
- Giá nhiều loại TPCN hiện quá cao so với giá trị thực của chúng nên đã hạn chế người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Do đó, Nhà nước cần có chính sách giảm thuế, đồng thời có cơ chế giám sát chặt chẽ giá thành, giá bán các loại sản phẩm TPCN.
- Trên thị trường có quá nhiều loại TPCN trôi nổi, ông đánh giá thế nào về điều này?
- Bộ Y tế đang hướng tới việc ban hành một thông tư về quản lý TPCN, chúng tôi hy vọng thông tư này sẽ phù hợp với điều kiện Việt Nam và thế giới.
Có thông tư rồi, Nhà nước cũng cần kiện toàn lực lượng quản lý ở cấp tỉnh, huyện và cơ sở, đồng thời phải có lực lượng thanh tra chuyên ngành, với đội ngũ cán bộ am hiểu sâu về TPCN thì mới kiểm tra được. Tôi thấy hiện nay, nhiều khi cán bộ đi kiểm tra, họ thường đọc sai thành phần ghi trên nhãn sản phẩm thực phẩm chức năng, vì trình độ của họ về lĩnh vực này rất hạn chế, dẫn đến hiện tượng cán bộ thanh tra tự ý xử lý, kết luận, góp phần gây “loạn” thị trường TPCN.
- Bộ Y tế cấm bác sĩ kê TPCN vào đơn thuốc. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Nếu nói là một đơn thuốc thì bác sĩ chỉ kê thuốc ở trong đó thôi, dĩ nhiên TPCN không phải là thuốc. Tuy nhiên, xét về khía cạnh hướng dẫn người bệnh thì bác sĩ không chỉ ghi đơn thuốc, mà còn ghi những lời dặn dò vào sổ khám chữa bệnh như chế độ ăn uống, sinh hoạt… như vậy, ở phần này bác sĩ hoàn toàn được ghi vào đó những loại thực phẩm và những thứ không phải là thuốc. Do đó, việc cấm bác sĩ khuyên người bệnh sử dụng TPCN là bất hợp lý.
- Việc ngộ nhận về tác dụng của thực phẩm chức năng dân đến những nguy cơ gì và ông có lời khuyên nào cho người tiêu dùng?
Người tiêu dùng chưa hiểu hết về thực phẩm chức năng có thể dẫn đến nguy cơ tiền mất tật mang. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là người sử dụng sản phẩm nên hỏi các chuyên gia tư vấn trực tiếp, hoặc hỏi cơ quan chức năng kiểm duyệt về các sản phẩm thực phẩm chức năng và loại sản phẩm định mua. Với những người bán hàng đa cấp nên hỏi họ để hiểu thông tin xem sản phẩm đó đã được kiểm định và thử nghiệm lâm sàng chưa.
Xin cảm ơn ông!
Theo VNE
"Chuyện ấy" có làm tổn thương thai nhi?
Các bà mẹ tương lai luôn cảm thấy bối rối trước những thông tin về những việc nên và không nên làm trong thai kỳ để ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Ăn cho cả mẹ lẫn con?
Khoảng 15% phụ nữ mang thai ở Anh thừa cân và một nghiên cứu gần đây giúp xóa tan quan niệm sai lầm ăn cho 2 người của các bà bầu.
Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học Anh cho thấy một chế độ ăn có kiểm soát có thể sẽ giảm được khoảng 3 kg tăng cân khi mang thai. Một chế độ ăn uống lành mạnh với trái cây, rau quả, axit folic và vitamin D... có thể ngăn ngừa tiểu đường, huyết áp và sinh non.
Chuyên gia dinh dưỡng Vanessa Hattersley nói: "Về lý thuyết, cần 77.000 calo để một em bé phát triển nhưng thực tế, một số phụ nữ chỉ cần 20.000 calo cũng có thể sinh được một đứa trẻ khỏe mạnh".
Không có bằng chứng nào cho thấy sex gây hại đến thai nhi. Ảnh: Health Wise
Làm chuyện ấy có làm tổn thương thai nhi?
Không có bằng chứng nào cho thấy sex gây hại đến thai nhi bởi em bé được nằm an toàn trong dạ con ở tử cung. "Chuyện ấy" thậm chí có thể giúp cho việc sinh em bé được dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, không nên xâm nhập sâu khi làm "chuyện ấy" đối với những phụ nữ có tiền sử sảy thai hoặc có nhau thai bám thấp.
Tôi có được nhuộm tóc?
Một số nghiên cứu cho thấy ở liều cao của hóa chất trong thuốc nhuộm tóc có thể gây ra tổn hại cho đứa trẻ. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu cho thấy thuốc nhuộm màu bình thường khá an toàn.
Mặc dù vậy, các bà mẹ nên đợi đến sau tam cá nguyệt thứ 1 (ba tháng đầu) hãy bắt đầu nhuộm. Bởi lúc này nguy cơ gây hại của hóa chất đến em bé sẽ thấp hơn nhiều.
Dùng thuốc chữa bệnh như thế nào?
Ngay cả một số thuốc giảm đau thông thường cũng có thể gây hại đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, các bà mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Các loại thuốc có thể an toàn cho thai nhi gồm: Paracetamol, thuốc kháng sinh, các loại thuốc điều trị nha khoa như thuốc tê tại chỗ và liệu pháp thay thế nicotine.
Phụ nữ mang thai nhuộm tóc tăng nguy cơ gây hại của hóa chất đến em bé.
Dược sĩ Angela Chalmers từ Công ty dược Boots (Anh) cho biết: "Hệ miễn dịch thay đổi có nghĩa là bạn có thể dễ dàng bị ho và cảm lạnh, nếu bắt buộc phải lựa chọn dùng thuốc, hãy dùng các loại thuốc xịt mũi, vì nó an toàn".
Tôi có ăn được sushi?
Các bà bầu hoàn toàn có thể ăn được sushi miễn sao thức ăn đã qua xử lý nhằm đảm bảo an toàn và không chứa các ký sinh trùng gây hại. Bà bầu tránh ăn sò, ốc, cũng như trai, hàu còn sống. Ngoài ra, theo Alison Edward - giảng viên tại Đại học Birmingham City, thai phụ nên tránh ăn cá mập, cá cờ, cá kiếm. Ngoài ra, chỉ nên ăn từ 2 đến 4 hộp cá ngừ mỗi tuần do hàm lượng thủy ngân trong loại cá này cao dễ gây tổn thương hệ thần kinh trẻ.
Nên kiêng phô mai?
Nên tránh các loại pho mát mềm mốc meo vì chúng có thể chứa listeria dễ gây sảy thai, thai chết lưu.
Nhà dinh dưỡng trị liệu Sally Wisbey nói: "Chỉ nên ăn các loại pho mát mềm làm từ sữa tiệt trùng, còn tất cả các loại pho mát cứng thường được xem là an toàn".
Theo H.Trang (Người lao động)
TPCN: Công dụng thực ra sao? Hiện nay, người dân đã quen với khái niệm thực phẩm chức năng nhưng để dùng đúng và hiểu đúng thì không phải ai cũng biết. Bị bệnh tiểu đường hai năm nay bà Phạm Thị D (57 tuổi, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) nghe đài, báo quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ điều trị bệnh...