Tiết lộ chuyện ăn-ở-kỷ luật của học sinh trường nội trú chuẩn Quốc tế ở Hà Nội, đặc biệt là cách xử lý khi các em… lỡ “yêu đương”
Cho con học xa nhà, phụ huynh nào cũng muốn con trưởng thành, bản lĩnh, nhưng khu nội trú vẫn phải có cảm giác thân thương như ở nhà. Đó hẳn nhiên là điều không dễ dàng.
Để tìm hiểu về cuộc sống của các em học sinh nội trú xa nhà sẽ thế nào, đặc biệt là những quy định ở nội trú cũng như chuyện các em tuổi mới lớn phát sinh tình cảm với nhau, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với bà Sandie Fowler, giám đốc nội trú tại trường TH School Hòa Lạc, trường nội trú theo mô hình quốc tế duy nhất ở Việt Nam.
Ngôi trường nội trú với tông màu hồng đặc trưng.
- Chào bà! Quản lý nội trú chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, vừa cần cứng rắn và mềm mỏng kết hợp. Bà có thể cho biết cách đưa ra những quy tắc và vận hành ở TH school Hòa Lạc?
Chúng tôi đặt ra các nội quy với mục đích giúp các em cảm thấy mình được an toàn và bảo vệ. Hầu hết các nội quy đều xoay quanh kỉ luật thời gian, giờ giấc để đảm bảo giáo viên có thể nắm được vào giờ này, học sinh của mình đang ở đâu, làm gì.
Ví dụ như các em sẽ thức dậy vào một khung giờ cố định, cùng nhau chuẩn bị, ăn sáng để kịp vào lớp. Cũng tương tự vào buổi tối, nhà trường đặt ra thời gian biểu cho các hoạt động thể thao, bữa tối và cả giờ ngủ.
Ngoài việc chăm sóc, quan sát các em trong ngày, chúng tôi cũng thường xuyên kiểm tra từng phòng để chắc chắn không có chuyện gì xảy ra với học sinh.
Bà Sandie Fowler, giám đốc nội trú tại trường TH School Hòa Lạc.
Nhà trường sẽ xử lý như thế nào đối với mỗi học sinh vi phạm nội quy khu nội trú?
Các em luôn được tự do trong khuôn khổ nhất định và cần tuân theo 10 nguyên tắc được treo tại bảng tin trường và các khu vực chung tại khu nội trú. Nếu học sinh vi phạm những nguyên tắc đó, chúng tôi không áp dụng hình phạt mà đầu tiên sẽ nói chuyện riêng với các em, tìm ra nguyên nhân, gốc rễ của vấn đề.
Điều này sẽ giúp các em hiểu được điều mình làm không phù hợp ở đâu, hậu quả của nó là gì và cần phải điều chỉnh như thế nào.
Tất cả những sự quản lý này của nhà trường được thực hiện trên nền tảng cốt lõi quan điểm giáo dục nào, thưa bà?
Trường nội trú của chúng tôi là môi trường học tập quốc tế tập trung giúp các em phát triển về nhiều phương diện như học vấn, sức khỏe thể chất, sức khoẻ tinh thần…
Video đang HOT
Bên cạnh việc học trên trường, các em còn được rèn luyện thói quen sinh hoạt điều độ, tham gia các hoạt động thể thao cũng như xây dựng kỹ năng mềm, biết cách tự chăm sóc bản thân, sống tự lập và biết cách dung hòa, duy trì các mối quan hệ cá nhân.
Bên cạnh việc học trên trường, các em còn được rèn luyện thói quen sinh hoạt điều độ.
Trường sẽ xử lý như thế nào với câu chuyện giới tính, tình cảm nam nữ của học trò, khi các em đang đều ở tuổi teen và hiện đang cùng sống chung trong 1 tòa nhà?
Phát sinh tình cảm chắc chắn là điều không thể tránh khỏi. Chúng tôi vẫn có các biện pháp để đảm bảo sự an toàn cho các em học sinh và giáo dục các em về những khác biệt giới tính và sự phát triển tâm lý trong tuổi thiếu niên.
Sống chung trong 1 tòa nhà nhưng học sinh nam và nữ sẽ sinh hoạt ở các tầng khác nhau: có 2 tầng cho nam và 1 tầng cho nữ. Trong nội quy nhà trường cũng nêu rõ: Học sinh không được phép đến tầng không phải nơi ở của mình. Có bảo vệ trực ở tầng học sinh nam cả đêm.
Cũng có một vài mối quan hệ tình cảm phát sinh giữa các em. Học sinh được quyền kết bạn, chúng tôi dạy học sinh về sự tôn trọng và chúng tôi cũng tôn trọng điều đó. Chính vì thế, tôi tin các em sẽ hiểu được điều này và không làm gì quá giới hạn.
- Việc kết nối giữa nhà trường và phụ huynh khi các con đi học xa nhà hẳn là điều quan trọng…
Đây chắc chắn là nhiệm vụ rất quan trọng của nhà trường khi mà cha mẹ các em không ở bên cạnh. Học sinh được nói chuyện với gia đình của mình mỗi ngày vào những khung giờ cố định, có thể qua điện thoại, video, email hay bất cứ một phương tiện nào khác. Chúng tôi có sử dụng phần mềm Google Classroom trong các tiết học để phụ huynh có thể biết được con em mình đang học gì và phản hồi lại với giáo viên.
“Bên cạnh báo cáo kết quả học tập của học sinh trên lớp, nhà trường cũng có thông báo ghi chép lại quá trình sinh hoạt của các em khi ở nội trú”.
Tôi cũng như đội ngũ quản sinh thường có những cuộc điện thoại trao đổi với phụ huynh để thông báo thêm về tình hình học tập, sức khỏe và những hoạt động sắp diễn ra của các em.
Bên cạnh báo cáo kết quả học tập của học sinh trên lớp, nhà trường cũng có thông báo ghi chép lại quá trình sinh hoạt của các em khi ở nội trú. Chúng tôi cũng có một nhóm riêng trên facebook dành cho phụ huynh học sinh nội trú Hòa Lạc – nơi cha mẹ học sinh có thể cập nhật thông tin, hình ảnh của con mình.
Một số học sinh nói rằng đôi lúc các em cảm thấy có phần nhàm chán vào buổi tối. Vậy nhà trường đã làm gì để giúp các em vượt qua những khoảnh khắc này?
Trường nội trú tái hiện cuộc sống như khi các em đang ở nhà. Không phải lúc nào các em cũng có hoạt động ngoại khóa mà học sinh cần có thời gian gắn kết với nhau, thời gian làm bài tập, đọc sách. Các em được cùng nhau ăn tối, cùng nhau trò chuyện và có thời gian riêng để gọi điện cho người thân, làm bài tập, chuẩn bị bài vở cho tiết học hôm sau.
Chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khoảnh khắc cảm thấy chán vì nhớ nhà, nhưng học sinh cần biết cách sử dụng khoảng thời gian rảnh đó, biến chúng thành niềm vui khi thành lập đội nhảy, đội bóng, chuẩn bị cho nhạc hội mùa đông hay giải trí trong phòng sinh hoạt chung với các thiết bị điện tử, TV, trò chơi trí tuệ… Rồi những nhàm chán ấy cũng sẽ qua thôi.
“Học sinh cần biết cách sử dụng khoảng thời gian rảnh, biến chúng thành niềm vui khi thành lập đội nhảy, đội bóng, chuẩn bị cho nhạc hội mùa đông hay giải trí trong phòng sinh hoạt chung với các thiết bị điện tử, TV, trò chơi trí tuệ…”.
- Trong trường hợp có 1 học sinh mới, tiếng Anh còn chưa tốt và chưa thể hòa nhập với cuộc sống ở trường nội trú, các thầy cô sẽ có hỗ trợ gì?
Với kinh nghiệm quản lý trường nội trú lâu năm, đồng thời cũng là giáo viên dạy Tiếng Anh, tôi sẽ hỗ trợ các em hết sức có thể. Nếu như học sinh cần được hỗ trợ về Tiếng Anh có thể gặp tôi để trao đổi trực tiếp 1-1, chuẩn bị từ vựng cần thiết cho các tiết học hôm sau.
TH School là môi trường quốc tế, học tập theo giáo trình nước ngoài nên chúng tôi luôn muốn học sinh tự tin hơn khi thể hiện khả năng ngôn ngữ.
- Với thực tế quản lý nội trú ở đây thì bà thấy lỗi vi phạm mà học sinh hay mắc nhất là gì và cách giải quyết của nhà trường như thế nào?
Đã là học sinh, kể cả những học sinh giỏi nhất thì chắc chắn cũng đôi lúc mắc sai lầm. Học sinh khi mới gia nhập TH School còn chưa quen với môi trường, chưa quen với việc sinh hoạt chung với những người bạn đồng trang lứa và đây cũng là lần đầu tiên các em được tự do, sống xa vòng tay gia đình nên đôi khi sẽ có hành động chưa đúng nhưng không bao giờ vượt tầm kiểm soát.
Ví dụ với việc các em ham chơi, không muốn làm bài tập về nhà thì nhà trường đã đặt ra thời gian biểu để học sinh quen với giờ giấc sinh hoạt kỷ luật. Nếu học sinh không dọn dẹp bàn ăn, em sẽ phải giúp trong việc phơi giặt quần áo. Chúng tôi là một tập thể nên không muốn áp đặt bất kỳ hình phạt nào lên các em bởi điều ấy chỉ càng khiến mọi chuyện tệ hơn.
Khi học sinh mắc lỗi, chúng tôi muốn các em hiểu mình sai ở đâu để có thể hoàn thiện bản thân, không tiếp tục tái diễn trong tương lai.
- Xin cảm ơn bà!
Ảnh: Gia Đoàn
Giá rét tràn về, thầy cô luân phiên kiểm tra bảo đảm giữ ấm học sinh nội trú
Chăm sóc sức khỏe, duy trì tỉ lệ chuyên cần của HS trong điều kiện dịch bệnh và những đợt rét đậm, rét hại kéo dài là các biện pháp đang được các trường học vùng cao của TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh triển khai.
Giáo viên Trường Trường Tiểu học- THCS Đồng Sơn mặc áo ấm cho học trò.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại với nhiệt độ thấp nhất 10-13 độ C, vùng núi 7-10 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C. Để đảm bảo sức khỏe, duy trì tỷ lệ chuyên cần của học sinh, đặc biệt là học sinh vùng cao trong những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, ngành GD tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các trường học triển khai nhiều biện pháp thiết thực, tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập trong mùa đông giá rét.
Khu nội trú tại Trường Tiểu học-THCS Kỳ Thượng
Tại TP Hạ Long có các trường học thuộc các xã Đồng Lâm, Đồng Sơn, Kỳ Thượng là những xã miền núi vùng sâu còn nhiều khó khăn. Để giữ ấm cho HS vào những ngày giá lạnh, thầy cô giáo nơi đây đã nghĩ ra giải pháp hữu hiệu, thiết thực.
Ngoài việc vận động, kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ quần áo, chăn đệm cho HS, bằng tình thương yêu học trò, các thầy cô kêu gọi lẫn nhau tương trợ, giúp đỡ những HS có hoàn cảnh khó khăn; thầy cô luân phiên xuống khu nội trú kiểm tra vật dụng, chỗ ăn, ở cho học trò.
Thầy Nguyễn Đức Hùng- Hiệu trưởng Trường Tiểu học -THCS Kỳ Thượng (xã Kỳ Thượng, TP Hạ Long) chia sẻ, trong thời tiết rét đậm, rét hại nhà trường chủ động rà soát, kiểm tra các phòng học, phòng học chức năng, phòng bán trú, phòng ăn... đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho HS.
Vào những ngày đông giá rét HS được tăng cường dinh dưỡng, đảm bảo thức ăn đủ ấm
Bên cạnh đó, nhà trường chú trọng đảm bảo đủ thức ăn và thực phẩm sạch, chế độ ăn hợp lý, cơm, thức ăn, nước uống nóng sốt; chỗ nghỉ trưa ấm áp cho HS nội trú.
Những ngày rét đậm, thầy cô thường xuống các phòng nhắc nhở HS giữ ấm, vệ sinh cá nhân sớm đảm bảo đủ nước ấm cho các em sinh hoạt.
GV Trường Tiểu học-THCS Đồng Sơn chăm lo giấc ngủ cho HS
Thầy Phạm Đức Chính- Hiệu trưởng Trường Tiểu học-THCS Đồng Sơn chia sẻ thêm, từ ngày 7/1, nhiệt độ bắt đầu xuống thấp, có mưa nhỏ. Nắm được thông tin thời tiết, trước đó một ngày nhà trường đã tuyên truyền cho phụ huynh mặc ấm cho con khi đến trường. Với HS nội trú trường đã phát thêm chăn đệm, quần áo đồng phụ cho các em.
Ngoài ra, trường liên hệ và xin các đoàn tài trợ tặng HS áo ấm, chăn đệm bởi cha mẹ HS ở Đồng Sơn còn khó khăn, thiếu thốn.
Trường THCS Dân tộc nội trú Thường Xuân chú trọng chất lượng giáo dục toàn diện Nhiều năm qua, Trường THCS Dân tộc nội trú Thường Xuân không ngừng vươn lên về mọi mặt, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Một giờ học tiếng Thái của cô, trò Trường THCS Dân tộc nội trú Thường Xuân. Là trường chuyên biệt, không chỉ dạy văn hóa mà còn là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh...