Tiếng Việt bị… vẩn đục
Đã 56 năm kể từ khi cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động công cuộc Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Tuy nhiên, ngày càng nhiều cuộc tranh luận liên quan đến vấn đề này.
Ảnh minh họa/INT.
Mới đây trong gameshow “ Vua tiếng Việt”, người chơi Nguyễn Thúy Hường đã trở thành “Vua tiếng Việt” với phần thưởng 180 triệu đồng – sau 4 câu thơ thất ngôn khá nôm na: “Biết bao di sản quý vô vàn/Thiên nhiên văn hóa cùng thời gian/”Cật lực” bảo vệ và gìn giữ/Trường tồn còn mãi với non ngàn”.
TS ngôn ngữ Đỗ Anh Vũ – một trong số các cố vấn của gameshow “Vua tiếng Việt” mùa 1, giải thích rằng không phải 4 câu thơ ấy được trao thưởng 180 triệu đồng. Đó là phần thưởng cho cả một quá trình vì thí sinh đã trải qua nhiều vòng thi, nhiều câu hỏi mới đi đến được câu hỏi cuối cùng.
Về danh xưng “Vua tiếng Việt” khiến một số người dị ứng, bởi khó ai dám tự tin nhận mình là vua tiếng Việt. Dù có những ý kiến bất đồng, ông Vũ cho rằng, chương trình có tác dụng khơi dậy sự quan tâm và tình yêu với tiếng Việt trong công chúng, nhất là đối với học sinh, sinh viên.
Video đang HOT
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng, những người thực hiện có ý đồ tốt – muốn làm một chương trình khơi gợi lòng yêu tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt chính xác. Nhưng hình thức và nội dung chương trình chưa tốt khi nó đưa ra những phần thi khiến người chơi thể hiện sự cơ học, máy móc chứ không phơi bày được sự giàu đẹp, linh hoạt của tiếng Việt.
Ông Nguyên góp ý “nhà đài đừng vừa xây vừa phá”, khi mà một mặt làm chương trình tôn vinh tiếng Việt, nhưng lại có những chương trình mà ngay cái tên đã quay lưng với tiếng Việt. Ông ví dụ chương trình “Ngày xưa Chill phết” đáng lẽ hoàn toàn có thể dùng tiếng Việt là “Ngày xưa ngộ phết”.
Đã 56 năm kể từ khi cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động công cuộc “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Tuy nhiên, ngày càng nhiều cuộc tranh luận liên quan đến vấn đề này. Đặc biệt khi tiếng Việt đang thay đổi khá nhanh theo hướng cẩu thả, trong cả cách viết – cách nói dẫn tới nguy cơ làm vẩn đục tiếng mẹ đẻ.
Sách báo in sai nhan nhản, ngay cả từ điển tiếng Việt vốn được xem là chuẩn mực cũng nhiều sai sót. Ngôn ngữ trên mạng mới thật sự đáng sợ, từ nói đến viết đều văng mạng, bất chấp các chuẩn mực cả về văn hóa ăn nói lẫn chuẩn mực tối thiểu về chính tả.
Từ “vãi” theo nghĩa dung tục được phát ra đầy hồn nhiên từ miệng những đứa trẻ, được viết rất tự nhiên trên những bức tường. Nói tiếng Việt “pha” ngoại ngữ, nói lóng, nói tiếp âm tràn lan: Yết kiêu vừa chứ, lỗ tấn to rồi, chớ hồng lâu mộng, vô lý thường kiệt…
Nhiều người cho rằng, xuất hiện từ mới hay cách nói tiếp âm như trên là bình thường, không nên khắt khe. Tuy nhiên, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không thể vượt ra ngoài vấn đề chuẩn hóa.
Đặc trưng của mỗi dân tộc chính là ngôn ngữ. Trong dòng chảy lịch sử, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng và trở thành vốn văn hóa dân tộc. Ngôn ngữ luôn có sự biến thiên, bởi vậy cần “gạn đục khơi trong”, tốt thì sử dụng, xấu thì phải loại bỏ.
Nếu tiếng Việt bị vẩn đục, tức nền văn hóa cũng đang có vấn đề. Học giả Phạm Quỳnh đã khẳng định “tiếng ta còn, nước ta còn”. Không thể a dua theo trào lưu làm nghèo, làm xấu và làm méo mó tiếng Việt.
Hà Nội: Giới thiệu các SGK mới lớp 3, lớp 7 và 10
Từ ngày 12- 13/3, Sở GD-ĐT Hà Nội phối hợp tổ chức hội nghị trực tuyến giới thiệu sách giáo khoa (SGK) lớp 7, lớp 10 chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ngày 19/3 tới, Sở sẽ giới thiệu SGK lớp 3.
Bộ sách giáo khoa lớp 3 gồm 11 môn: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Tiếng Anh.
Bộ sách giáo khoa lớp 7 gồm 12 môn: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Giáo dục thể chất, Tin học, Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Tiếng Anh.
Bộ sách giáo khoa lớp 10 gồm 13 môn: Ngữ văn, Toán, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Giáo dục thể chất, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Âm nhạc, Công nghệ, Tiếng Anh.
Kế hoạch tổ chức giới thiệu các bộ sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt (Ảnh: T.L).
SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 và SGK Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 đã được Hội đồng quốc gia thông qua và đang trình Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt sử dụng ở cơ sở giáo dục phổ thông.
Các sách giáo khoa được Bộ GD-ĐT phê duyệt trên đây thuộc các đơn vị: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học Vinh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học Huế.
Được biết, kế hoạch tổ chức giới thiệu các bộ sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đưa vào sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2022-2023; giúp cán bộ quản lý, giáo viên tiếp cận, nắm được cấu trúc, nội dung các sách giáo khoa mới.
Năm 2022, Bộ GD-ĐT chú trọng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10; đồng thời biên soạn, thẩm định và lựa chọn SGK lớp 4, lớp 8, lớp 11 cũng như SGK tiếng dân tộc và tài liệu giáo dục địa phương.
Bộ GD-ĐT yêu cầu, các Sở GD-ĐT có trách nhiệm phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức hội nghị giới thiệu sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10, thời gian hoàn thành trước ngày 31/3/2022.
Tiếp theo SGK lớp 7, lớp 10, ngày 19/3, sở GD-ĐT Hà Nội sẽ giới thiệu sách giáo khoa lớp 3.
Chương trình Xóa mù chữ phù hợp Chương trình Giáo dục phổ thông mới Chương trình Xóa mù chữ vừa được ban hành sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất cho người học, cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết. Ảnh minh họa Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản gửi các Sở GD&ĐT và các đơn vị, trường học hướng dẫn...