Tiếng Việt 1 có ’sạn’: Quan trọng là đánh giá sai sót ở mức độ nào để chỉnh sửa
“Khi phát hiện sai sót trong sách giáo khoa, việc chỉnh sửa là đương nhiên, điều quan trọng là chúng ta phát hiện và chỉnh sửa thế nào”.
Ông Chékou Oussouman, Trưởng đại diện Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho rằng, những yếu tố chưa phù hợp, thậm chí sai sót trong biên soạn sách giáo khoa là rất “con người”, quan trọng là phát hiện và kịp thời chỉnh sửa.
- Ông đánh giá thế nào về chủ trương của Việt Nam đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa?
Tôi cho rằng, đây là một chọn lựa, định hướng rất tốt. Trước hết, trên cơ sở chúng ta có một chương trình khung mang tính chất pháp lệnh, thì những cuốn sách giáo khoa như là công cụ để thể hiện nội dung đó và phù hợp với thực tế của từng nơi, từng địa phương.
Thứ hai, chủ trương này rất hay, bởi từ một chương trình khung như vậy, chúng ta có những công cụ dạy học là những sách giáo khoa khác nhau. Các sách giáo khoa đó sẽ thích ứng với những nhu cầu của từng địa phương cụ thể. Ví dụ, có những địa phương muốn phát triển lĩnh vực nào đó, hay nhà trường muốn tăng cường lĩnh vực khoa học hay toán học chẳng hạn, thì người ta sẽ chọn sách giáo khoa đáp ứng mục tiêu đó.
Một lý do nữa là khi có nhiều sách giáo khoa, sẽ cho phép chúng ta so sánh. Những sách giáo khoa đó sẽ bổ sung lẫn nhau. Xây dựng nhiều giáo trình cũng là động lực để thúc đẩy sự thi đua, phát huy sáng kiến. Phải có động lực này, mọi người mới nỗ lực để sáng tạo nhiều hơn, có những cuốn sách giáo khoa tốt hơn, ngày một hoàn thiện hơn.
Chính vì vậy, cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ Việt Nam chọn lựa có một chương trình và nhiều bộ giáo trình, sách giáo khoa, với những góc độ khác nhau và bổ sung lẫn nhau, phù hợp với nhu cầu của từng địa phương.
Ông Chékou Oussouman, Trưởng đại diện Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
- Ông có thể chia sẻ về quốc gia nào đó cũng có lựa chọn như Việt Nam?
Ví dụ như ở nước Pháp chẳng hạn. Họ có một khung chương trình chung, nhưng giáo trình, sách giáo khoa rất đa dạng. Mỗi trường có thể chọn lựa rất nhiều bộ sách giáo khoa, tùy theo nhu cầu của trường, của giáo viên và định hướng dạy học cho học sinh.
- Vừa qua, người dân đã phát hiện, góp ý những sai sót, chưa phù hợp về ngữ liệu của một trong những cuốn sách giáo khoa lớp 1. Sau đó, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu Hội đồng thẩm định, tác giả, nhà xuất bản tiếp thu sửa đổi sách giáo khoa cho phù hợp. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Video đang HOT
Cá nhân tôi nghĩ thế này, những quy định khung chương trình là từ Bộ GD&ĐT, sau đó có quá trình biên soạn, thẩm định. Bạn cũng biết đấy, những yếu tố sai sót, chưa phù hợp trong biên soạn là chuyện rất “con người”.
Tôi không nghĩ tác giả cố tình để sách có sai sót, mà chỉ là những lỗi do sơ ý, trong quá trình làm người ta không thấy, khi thẩm định cũng có thể bỏ sót.
Vậy nên, tôi cho rằng, khi phát hiện ra sai sót, chưa phù hợp trong sách, việc chỉnh sửa là điều đương nhiên. Điều quan trọng nhất là chúng ta phát hiện và thực hiện chỉnh sửa mới thế nào. Quá trình dẫn dắt, chỉ đạo kịp thời từ Bộ GD&ĐT trong việc chỉnh sửa mới là quan trọng.
Chính vì vậy, từ trước đến nay, việc phát hành giáo trình, sách giáo khoa luôn có các đợt thứ nhất, thứ hai, thứ ba… Cứ mỗi một đợt phát hành, chúng ta lại có những đánh giá, xem xét, bổ sung, sửa đổi nếu có sai sót, chưa phù hợp. Khi các sai sót được điều chỉnh, giáo trình được phát hành lại.
Chuyện đó không phải tội lỗi, bởi các cá nhân, tác giả cũng đã công phu xây dựng, biên soạn, đem tri thức thể hiện vào cuốn sách, chỉ là sơ ý nào đó đã để những yếu tố chưa phù hợp hoặc sai sót xảy ra mà thôi.
Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Nguyễn Trãi trong giờ học môn Tiếng Việt. (Ảnh: H.C)
- Như vậy, theo ông, yếu tố chưa phù hợp, hạn chế của sách giáo khoa là điều khó tránh khỏi và việc phát hiện, chỉnh sửa mới quan trọng?
Đúng vậy. Ví dụ như trong lĩnh vực điện thoại, xe cộ chẳng hạn. Nhà sản xuất xe hơi sau khi bán khoảng 1-2 năm mới phát hiện một mẫu mã xe có lỗi, thì người ta thu hồi và sửa chữa những lỗi đó.
Trong lĩnh vực giáo trình, sách giáo khoa, tôi nghĩ là dễ hơn. Bởi vì, hiện chúng ta có phiên bản giấy, bản mềm. Khi phát hiện có những sơ sót, chưa phù hợp thì chúng ta chỉnh sửa dễ dàng trên bản mềm, rồi in ra để phát lại cho giáo viên, học sinh. Tôi nghĩ quá trình đó cũng không quá khó khăn.
- Vậy theo ông, từ góc độ quản lý, trong quá trình chỉnh sửa sách giáo khoa, điều gì là quan trọng nhất?
Trước tiên, tôi cho rằng, khi có những góp ý từ phía phụ huynh học sinh, từ xã hội, điều đó chứng tỏ một điều là mọi người rất rất quan tâm đến lĩnh vực này. Và họ tham gia như người trong cuộc vậy. Bởi vì, mảng Giáo dục đụng chạm tới nhiều gia đình, nhiều thế hệ. Những đóng góp đó rất quý giá.
Ở góc độ người quản lý, dĩ nhiên muốn mọi thứ hoàn hảo. Vì vậy, tôi hiểu Bộ GD&ĐT luôn mong muốn không có sai sót nào cả.
Nhưng khi phát hiện những sai sót, chưa phù hợp, điều quan trọng đầu tiên là cần đánh giá sai sót đó như thế nào, nằm ở cấp độ nào, ai là người mang đến những chỉnh sửa đó, cần chỉnh sửa như thế nào, và làm càng nhanh càng tốt.
Trước phản ánh về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã làm việc với Hội đồng thẩm định, nhà xuất bản và tác giả để các bên tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để chỉnh sửa sách giáo khoa cho phù hợp hơn.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu nhà xuất bản và tác giả khẩn trương xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính để kịp thời, thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học.
Trước mắt, Bộ GD&ĐT hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên sử dụng các ngữ liệu được thay thế, bổ sung để thực hiện hoạt động dạy học các bài nằm trong chương trình học kỳ 1. Việc điều chỉnh, bổ sung các nội dung trong sách giáo khoa sẽ phải báo cáo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét phê duyệt trước ngày 15/11.
Sự cố sách giáo khoa: Trẻ lớp 1 bị dồn ép học gây mệt mỏi, áp lực
Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội nhận định, môn Tiếng Việt lớp 1 "nặng và khó hơn" so với chương trình cũ, trẻ bị dồn ép phải học thuộc chữ và vần trong thời gian ngắn gây mệt mỏi, áp lực.
Cơ quan giám sát lĩnh vực giáo dục, đào tạo của Quốc hội (UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng) nêu nhận định trên trong báo cáo nhanh Về một số vấn đề dư luận phản ánh liên quan đến sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1.
Báo cáo nêu rõ, năm 2020 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) triển khai Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (CT, SGK) giáo dục phổ thông, bắt đầu từ khối lớp 1.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ báo cáo về vấn đề sách giáo khoa tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại Quốc hội.
Theo quy định của Nghị quyết 88 và Luật Giáo dục (2019), Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD-ĐT: Ban hành các quy định, quy trình thành lập các Hội đồng thẩm định CT, SGK; tổ chức thẩm định CT, SGK lớp 1; ban hành CT, SGK lớp 1 và hướng dẫn chọn lựa SGK. Chỉ đạo biên soạn, thẩm định và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Do điều kiện cụ thể, Chính phủ đã xin ý kiến Quốc hội để Bộ GD-ĐT không biên soạn một bộ SGK, mà tạo điều kiện cho việc xã hội hóa biên soạn SGK.
Theo chủ trương này, đến nay đã có 5 bộ SGK lớp 1 được thẩm định và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã phê duyệt 5 bộ SGK này để sử dụng cho năm học 2020-2021.
5 bộ SGK được phê duyệt do 3 nhà xuất bản thuộc ngành giáo dục biên soạn, bao gồm Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT, hai nhà xuất bản còn lại trực thuộc 2 trường Đại học là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
5 bộ SGK đã được các nhà trường tiểu học đưa vào lựa chọn theo quy trình của Bộ GD-ĐT hướng dẫn và tổ chức dạy học, từ tháng 9/2020.
Báo cáo của UB Văn hoá, Giáo dục đề cập những phản ánh về CT, SGK. Cụ thể là về chương trình còn nặng, đặc biệt môn Tiếng Việt "nặng và khó hơn" so với chương trình cũ, trẻ bị dồn ép phải học thuộc chữ và vần trong thời gian ngắn dẫn đến việc học không hiệu quả, gây mệt mỏi, áp lực.
Về các bộ SGK, cơ quan giám sát lĩnh vực cho biết, trong 5 bộ sách phát hành thì 4 bộ sách chưa thấy ý kiến phản ánh. Các ý kiến góp ý chủ yếu tập trung vào sách Tiếng Việt 1 của bộ Cánh Diều (Sách do GS Nguyễn Minh Thuyết chủ biên và Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm TPHCM phát hành). Nội dung phản ánh: Sách còn nhiều thiếu sót, chưa chuẩn; một số bài có nội dung và hình ảnh sử dụng truyện ngụ ngôn, phỏng dịch từ nước ngoài không phù hợp với tâm lý lứa tuổi và thiếu tính định hướng giáo dục.
Sách có nhiều từ ngữ mang tính địa phương, các yêu cầu không phù hợp với trẻ mới vào lớp 1; một số thuật ngữ còn trừu tượng; một số tình huống còn gượng ép.
Về việc chuẩn bị các điều kiện dạy học, các phản ánh cho rằng cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu dạy học theo CT, SGK mới; còn tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của CT, SGK mới với sự hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở nhiều địa phương.
Uỷ ban của Quốc hội cho biết, sau khi có phản ánh của dư luận về CT, SGK lớp 1 mới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có phiên họp với Bộ GD-ĐT và các cơ quan liên quan để nắm thông tin và chỉ đạo Bộ GD-ĐT lắng nghe dư luận, tiếp thu ý kiến xã hội và lọc, sửa "sạn" trong sách.
Qua các báo cáo của Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, thường trực UB Văn hoá, Giáo dục cho rằng, trên cơ sở của các quy định ban hành, việc thẩm định CT, SGK lớp 1 đã được Bộ GD-ĐT triển khai đúng quy trình, bảo đảm theo quy định của luật Giáo dục.
Từ đó, Bộ trưởng Nhạ đã ký ban hành CT, SGK theo luật định.
Nêu quan điểm về những nội dung chưa chuẩn trong bộ sách Cánh Diều như dư luận xã hội đang phản ảnh, thường trực UB Văn hoá, Giáo dục cho rằng, việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông chưa được công bố lấy ý kiến rộng rãi và thực nghiệm một cách đúng quy định.
Dẫn luật Giáo dục 2019, cơ quan giám sát chỉ rõ, Hội đồng thẩm định chất lượng sách giáo khoa chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
"Về các nội dung này, theo các Điều 31, 32 thì việc đảm bảo chất lượng CT, SGK thuộc về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT" - báo cáo của UB Văn hoá, Giáo dục thể hiện.
UB Văn hoá, Giáo dục khẳng định sẽ tiếp tục theo dõi và tổ chức khảo sát về việc triển khai CT, SGK lớp 1, hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát Nghị quyết 88 để gửi đến UB Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 này.
"Sách lớp 1 có "sạn", nhưng không đến mức chuyển cơ quan điều tra" Đại biểu Bùi Văn Phương (đoàn Ninh Bình) cho rằng sách lớp 1 đúng là có lỗi, có sạn nhưng không đến mức phải chuyển cơ quan điều tra để xác định trách nhiệm các bên liên quan như kiến nghị của một số đại biểu. Sáng nay -11, những sai sót trong sách giáo khoa lớp 1 bộ sách Cánh Diều tiếp...