Tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 trong trường phổ thông: Khi hiểu sâu về một ngôn ngữ sẽ thuận lợi hơn

Theo dõi VGT trên

Bộ GD&ĐT đã giải thích về việc thực hiện thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) hệ 10 năm và không phải là môn học bắt buộc với học sinh (HS) từ lớp 3; tuy nhiên dư luận xã hội vẫn còn những băn khoăn.

Học tiếng Hàn, tiếng Đức để giao lưu, trao đổi

Phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Bình – Nguyên Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức ( quận Hoàn Kiếm) – nơi có nhiều năm triển khai giảng dạy ngoại ngữ 2 tiếng Hàn, tiếng Đức.

Bộ GD&ĐT đã có Quyết định 712 ban hành tiếng Đức và Hàn là ngoại ngữ 1 trong chương trình GDPT. Nhiều phụ huynh cho rằng, tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến ở 150 nước nhưng tiếng Hàn, Đức thì không. Ông có đồng tình với quyết định của Bộ GD&ĐT?

- Tôi ủng hộ quan điểm của Bộ GD&ĐT. Thứ nhất bởi chúng ta đang bước vào thời kỳ toàn cầu hóa thì tiếng Anh rất quan trọng. Tuy nhiên, trên thế giới có rất nhiều thứ tiếng phổ biến ở những nước đang phát triển; chúng ta cần học hỏi, trao đổi, giao lưu về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Nếu chúng ta mà chỉ chăm chăm tập trung vào dạy tiếng Anh hoặc một vài ngôn ngữ khác như Trung, Nga, Pháp, Nhật là chưa đủ.

Tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 trong trường phổ thông: Khi hiểu sâu về một ngôn ngữ sẽ thuận lợi hơn - Hình 1

Thầy Nguyễn Quốc Bình- Nguyên Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức ủng hộ quan điểm tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 trong trường phổ thông. Ảnh: Internet.

Đức, Hàn Quốc là những quốc gia phát triển và đang có những mối quan hệ rất tốt với chúng ta, nhất là về kinh tế, xã hội, ngoại giao. Và, khi nhu cầu là có thật vậy, tại sao chúng ta lại không đưa vào chương trình GDPT?

Về việc mọi người cho rằng tiếng Hàn, Đức không phổ biến, tôi lại nghĩ theo hướng khác. Khi chúng ta hiểu sâu về một ngôn ngữ đó sẽ thuận lợi hơn việc phải thông qua ngôn ngữ thứ 3. Ví dụ, chúng ta sang Đức làm việc mà sử dụng ngôn ngữ thứ 3 là tiếng Anh sẽ không chuyên sâu bằng nói tiếng Đức. Hay, chúng ta sử dụng tiếng Hàn trực tiếp với người Hàn sẽ tốt hơn là thông qua dùng tiếng Anh.

Liệu việc triển khai dạy tiếng Hàn, Đức trong chương trình phổ thông bắt buộc có thuận lợi, nhất là khi, những năm trước, Bộ GD&ĐT triển khai chương trình dạy tiếng Nga nhưng nhiều người không sử dụng được?

Đúng là giai đoạn trước, chúng ta đào tạo tiếng Nga một cách ồ ạt và không theo nhu cầu của học sinh.

Trong giai đoạn này, xu hướng toàn cầu hóa và nếu có tầm nhìn quốc gia, chiến lược thì việc dạy tiếng Hàn, Đức thuận lợi. Thứ hai, phụ huynh và HS đã có kiến thức, hiểu biết rất nhiều. Thứ ba, các nhà trường có cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.

Video đang HOT

Tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 trong trường phổ thông: Khi hiểu sâu về một ngôn ngữ sẽ thuận lợi hơn - Hình 2

Số học sinh học ngoại ngữ 2 tiếng Đức tại trường THPT Việt Đức tăng dần lên qua các năm học. Ảnh: Ngọc Tú.

Trước đây, khi mở ra tiếng Hàn, chúng tôi lúng túng thiếu giáo viên. Hay, khi học sinh đăng ký tiếng Đức nhiều quá cũng thiếu giáo viên.

Còn bây giờ, chúng ta đào tạo, chuẩn bị được đội ngũ giáo viên có trình độ tốt thì việc dạy học, triển khai thí điểm tiếng Đức, Hàn thuận lợi hơn rất nhiều. Bộ GD&ĐT đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thẩm định, các nhà trường có thể thông qua những những tiêu chí đó để biết tiếp tục triển khai ngoại ngữ 1 là tiếng Hàn, tiếng Đức hay dừng lại.

Số học sinh học tiếng Hàn, tiếng Đức ngày càng tăng

Ông chia sẻ rõ hơn về việc dạy ngoại ngữ 2 ở trường THPT Việt Đức trong những năm qua?

Hiện nay, một số trường học ở Hà Nội đang dạy tiếng Đức và có số HS theo học khá đông, ví dụ các trường chuyên ngữ, trường THPT Việt Đức; cấp THCS có trường Trưng Vương, Đống Đa, Chu Văn An. Tuy rằng tiếng Đức là ngoại ngữ 2 nhưng được HS và cha mẹ HS quan tâm. Việc thí điểm dạy tiếng Hàn là ngoại ngữ 2 cũng vậy.

Tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 trong trường phổ thông: Khi hiểu sâu về một ngôn ngữ sẽ thuận lợi hơn - Hình 3

Theo ông Nguyễn Quốc Bình, việc phụ huynh chọn cho con học ngôn ngữ nào thì phải có mục đích, mục tiêu. Ảnh: Ngọc Tú.

Ở trường THPT Việt Đức thí điểm ngoại ngữ 2 là tiếng Nhật, sau đó tiếng Hàn. Sau những năm triển khai, tôi thấy rằng nhà trường phải có cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, có học sinh theo học. Sau khi nhà trường gửi thông tin tới HS và cha mẹ thì các em lựa chọn. Tất nhiên, số lượng HS đăng ký học tăng dần. Ví dụ, năm 2008 chỉ có 20 – 30 HS học tiếng Đức nhưng đến 2018 đã có khoảng hơn 100 HS. Trước đây, nhà trường bố trí học 2 tiết/ 1 tuần, sau đó các em tự nguyện học 6 – 8 /1 tuần. Mặc dù tiếng Đức là ngoại ngữ 2 nhưng kết quả kết quả học có khi còn cao hơn ngoại ngữ 1.

Trong giai đoạn này, Bộ GD&ĐT quy định có 7 ngoại ngữ để HS lựa chọn, như vậy rất đa dạng và linh hoạt. Giả sử HS học ngoại ngữ 1 tiếng Hàn thì học Ngoại ngữ 2 là tiếng Anh. Và, chưa chắc có những HS học ngoại ngữ 1 dùng để đi thi. Ví dụ, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, đại học vừa qua, có những em học ngoại ngữ 1 tiếng Anh nhưng có thể thi tiếng Trung hay Pháp.

Ông có lời khuyên gì đối với cha mẹ học sinh?

Hiện nay vẫn đang là giai đoạn Bộ GD&ĐT thí điểm dạy tiếng Hàn, Đức là ngoại ngữ 1 nên cha mẹ HS cứ yên tâm. Bộ GD&ĐT quy định ngoại ngữ 1 để nhấn mạnh môn học bắt buộc, còn lựa chọn để học hay không là do HS.

Việc phụ huynh chọn cho con học ngôn ngữ nào thì phải có mục đích, mục tiêu. Ví dụ, HS học tiếng Đức để sau này sang Đức du học. Hay, HS chọn tiếng Đức là ngôn ngữ thứ 2 để biết thêm 1 ngoại ngữ nữa. Hoặc là HS yêu văn hóa Đức, con người Đức và muốn tìm hiểu thì đăng ký học tiếng Đức. Việc học ngoại ngữ nào trong 7 ngoại ngữ bắt buộc hoàn toàn là do các em có nguyện vọng để thực hiện được mục tiêu của mình.

Xin cảm ơn ông!

Thí điểm dạy tiếng Hàn: Phụ huynh TP.HCM đồng tình, giáo viên lo nguồn nhân lực

Dư luận xôn xao trước thông tin Bộ GD&ĐT sẽ đưa tiếng Hàn, tiếng Đức vào nhóm Ngoại ngữ 1 để giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12.

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn, tiếng Đức hệ 10 năm thí điểm. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 9/2/2021. Trong quyết định này, môn tiếng Hàn và tiếng Đức được xác định là Ngoại ngữ 1. Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông và học sinh có thể chọn một ngoại ngữ phù hợp.

Phụ huynh thích thú

Chị Thu Thảo, ngụ Quận 1, TP.HCM có con đang học lớp 4 rất đồng tình với chương trình của Bộ GD&ĐT, bởi có thêm ngoại ngữ để lựa chọn như tiếng Hàn cũng tốt, các con sẽ biết thêm ngoại ngữ, hiểu thêm về đất nước bạn.

"Tôi khá thích thú và tôi nghĩ giới trẻ cũng thích, học được thêm và tìm hiểu thêm một đất nước, một nền văn hóa mới cũng hay" , chị Thảo nói.

Thí điểm dạy tiếng Hàn: Phụ huynh TP.HCM đồng tình, giáo viên lo nguồn nhân lực - Hình 1

Ảnh minh họa.

Chị Minh Tâm (42 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho rằng, văn hóa Hàn ngày càng du nhập vào Việt Nam, chuyên gia và nhiều người Hàn Quốc cũng đến nước ta rất nhiều, nên việc dạy tiếng Hàn cho học sinh cũng là nên làm. Chị chỉ băn khoăn về sách học tiếng Hàn, giáo viên dạy tiếng Hàn.

" Hiện phim Hàn, tụi nhỏ xem khá nhiều, hay thời trang Hàn, giới trẻ học theo cũng nhiều. Nhưng để học được thì sách dạy và học sẽ thế nào, trình độ giáo viên cũng phải đảm bảo chứ không trôi nổi được" , chị Minh Tâm nói.

Trong khi đó, chị Kim Lan (Quận 1, TP.HCM) có con đang học lớp 10 cho rằng, học sinh nếu muốn có thể lựa chọn tiếng Hàn hay tiếng Đức là môn ngoại ngữ chính miễn sao phù hợp với khả năng và sở thích của các em.

"N ếu con thích, con lựa chọn ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh thì cũng tốt chứ sao. Đang trong quá trình hội nhập mà, thay vì chỉ một hai ngoại ngữ, chúng ta giờ lại có thêm lựa chọn khác", chị Kim Lan chia sẻ.

Lo lắng nguồn nhân lực

Theo thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du (Quận 10, TP.HCM), việc đưa tiếng Đức, tiếng Hàn vào chương trình học phổ thông rất hay, nếu thêm tiếng Nhật thì càng tốt. Đưa thêm ngoại ngữ nào nếu học sinh thích và lựa chọn thì điều đó rất là tốt cho các em.

Tuy nhiên, để lộ trình dạy và học, công tác nhân sự hay công tác tổ chức không bị tắc nghẽn, thì các trường sư phạm phải có chương trình đào tạo giáo viên tiếng Hàn, tiếng Đức để thực hiện chương trình này cho tương lai.

"Nếu thí điểm ngay thì giáo viên dạy từ đâu, phải có đội ngũ sẵn sàng. Hay là khi bắt đầu khởi động thí điểm, chúng ta phải ra trung tâm ngoại ngữ thuê giáo viên hợp đồng, mà nếu thuê giáo viên ở các trung tâm thì sai với Nghị định 161", ông Phú nói. Nghị định này quy định giáo viên đứng lớp ở nhà trường phổ thông phải là biên chế tại trường đó hoặc biên chế tại trường khác chứ không được giáo viên hợp đồng hay ở ngoài chưa qua tuyển dụng.

"Giáo viên tiếng Hàn và tiếng Đức không phải phổ biến ở Việt Nam, chúng ta phải nghĩ đến bài toán nhân sự khi thí điểm dạy hai thứ tiếng này. Mà nếu không thuê giáo viên dạy tiếng Hàn, Đức ở các trung tâm thì giáo viên ở đâu đủ để dạy nếu số lượng học sinh chọn tiếng Hàn là ngoại ngữ 1 nhiều? Rõ ràng đây là chủ trương tốt nhưng nếu ví dụ 1 trường có 10 lớp học sinh đăng ký học tiếng Hàn thì lực lượng giáo viên ở đâu để đáp ứng" , ông Phú đặt câu hỏi về nguồn nhân lực.

Thí điểm dạy tiếng Hàn: Phụ huynh TP.HCM đồng tình, giáo viên lo nguồn nhân lực - Hình 2

Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du. (Ảnh: THPT Nguyễn Du)

Hiệu trưởng THPT Nguyễn Du cũng cho rằng, chủ trương của Bộ GD&ĐT rất tốt nhưng nên dạy cuốn chiếu từ từ, triển khai năm nay lớp 3, năm sau bắt đầu lớp 4, để học sinh có chọn tiếng Hàn hay tiếng Đức sẽ có môi trường đi lên.

"Nếu không tính toán cặn kẽ thì công tác nhân sự của nhà trường rất khó, chắc chắn không có hoặc không đủ giáo viên tiếng Hàn hay Đức. Ví dụ áp dụng từ lớp 3 đến 12 ngay năm học này, các em học lớp 11 năm nay chọn tiếng Hàn là ngoại ngữ bắt buộc thì có đủ kiến thức để thi tốt nghiệp THPT không? Tôi nghĩ phải cuốn chiếu từ bây giờ, để 10 năm sau, học sinh lớp 3 lên lớp 12 thì mới có lực lượng đủ chuẩn chắc để dạy.

"Hoặc ví dụ, chỉ có vài em đăng ký học tiếng Hàn thì phải làm sao, một là tiếng Anh như cũ, hai là chuyển các em đấy qua lớp khác học tiếng Hàn, hoặc trường khác, khâu chuyển này cũng là vấn đề bất cập. Trường không có đầu vào tiếng Hàn, điểm thấp mà chuyển các em sang trường khác điểm đầu vào cao để học tiếng Hàn liệu có hợp lý, đó là bài toán phải giải quyết ", ông Phú nói thêm.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Xót xa vụ tài xế xe buýt ở TPHCM đột quỵ, qua đời khi chờ đèn đỏ: Có biểu hiện đau đầu nhưng cố gắng chạy nốt chuyến xe cuối cùngXót xa vụ tài xế xe buýt ở TPHCM đột quỵ, qua đời khi chờ đèn đỏ: Có biểu hiện đau đầu nhưng cố gắng chạy nốt chuyến xe cuối cùng00:53Clip 32 giây ghi lại cảnh cô dâu tiễn bạn đi đám cưới về khiến ai xem cũng lẫn lộn cảm xúcClip 32 giây ghi lại cảnh cô dâu tiễn bạn đi đám cưới về khiến ai xem cũng lẫn lộn cảm xúc00:32Hơn 1 triệu người bật cười trước biểu cảm "chán chẳng buồn nói" của 2 vợ chồng già khi thấy vị khách lạ xuất hiện trong bữa cơm tốiHơn 1 triệu người bật cười trước biểu cảm "chán chẳng buồn nói" của 2 vợ chồng già khi thấy vị khách lạ xuất hiện trong bữa cơm tối02:15Vụ cô gái đốt cháy đồ ném vào thang máy chung cư: Có hành động khó tin khiến công an phải quấn chăn đưa về trụ sởVụ cô gái đốt cháy đồ ném vào thang máy chung cư: Có hành động khó tin khiến công an phải quấn chăn đưa về trụ sở01:37Thông tin bất ngờ vụ cô dâu Hải Phòng mắng chú rể nặng lời giữa đám cưới, đòi chia tay gây sốcThông tin bất ngờ vụ cô dâu Hải Phòng mắng chú rể nặng lời giữa đám cưới, đòi chia tay gây sốc00:10Chàng trai nghèo chăn 3.000 con vịt ở Sóc Trăng, "đổi đời" khó tin nhờ rủ bà hàng xóm làm 1 việcChàng trai nghèo chăn 3.000 con vịt ở Sóc Trăng, "đổi đời" khó tin nhờ rủ bà hàng xóm làm 1 việc10:10Đặt camera giấu kín trong cửa hàng tiện lợi, nữ nhân viên rợn người vứt bỏ ngay 1 thanh kẹo được khách choĐặt camera giấu kín trong cửa hàng tiện lợi, nữ nhân viên rợn người vứt bỏ ngay 1 thanh kẹo được khách cho01:24Thầy giáo ở Quảng Ngãi giải thích lý do chạy dọc hành lang khi nhận kết quả của học sinh: 10 bài dự thi đều có giải!Thầy giáo ở Quảng Ngãi giải thích lý do chạy dọc hành lang khi nhận kết quả của học sinh: 10 bài dự thi đều có giải!00:37Khó tin chuyện mẹ không nhận ra con ruột sau 4 năm đi Hàn Quốc: Người trong cuộc hé lộ lý doKhó tin chuyện mẹ không nhận ra con ruột sau 4 năm đi Hàn Quốc: Người trong cuộc hé lộ lý do00:35Rùng mình khi thấy cô gái đưa thứ này đến chỗ làm, đồng nghiệp "khóc thét" không dám đến gầnRùng mình khi thấy cô gái đưa thứ này đến chỗ làm, đồng nghiệp "khóc thét" không dám đến gần00:14Tình cờ kiểm tra camera trước cổng, bố mẹ hết hồn khi thấy con trai cấp 1 âm thầm ra khỏi nhà lúc 0h43 phút sángTình cờ kiểm tra camera trước cổng, bố mẹ hết hồn khi thấy con trai cấp 1 âm thầm ra khỏi nhà lúc 0h43 phút sáng00:32

Tin đang nóng

Bắt khẩn cấp 5 người vụ trả 30 tỷ đồng/m2 đất đấu giá huyện Sóc SơnBắt khẩn cấp 5 người vụ trả 30 tỷ đồng/m2 đất đấu giá huyện Sóc Sơn
20:10:40 03/12/2024
Tiết lộ về phần mộ NSND Thanh Kim Huệ: Khu đất đắt đỏ, có tiền cũng không mua đượcTiết lộ về phần mộ NSND Thanh Kim Huệ: Khu đất đắt đỏ, có tiền cũng không mua được
18:19:43 03/12/2024
Hari Won gặp tai nạn thang cuốn, Trấn Thành cập nhật hình ảnh gây lo lắngHari Won gặp tai nạn thang cuốn, Trấn Thành cập nhật hình ảnh gây lo lắng
21:33:34 03/12/2024
Sao nữ đã có bạn trai vẫn muốn "xào couple" với Hoàng Cảnh Du, tài tử cự tuyệt gây sốcSao nữ đã có bạn trai vẫn muốn "xào couple" với Hoàng Cảnh Du, tài tử cự tuyệt gây sốc
17:41:31 03/12/2024
Dũng Taylor: "Bạn bè làm ăn với tôi thấy Thu Phương đều rất sợ"Dũng Taylor: "Bạn bè làm ăn với tôi thấy Thu Phương đều rất sợ"
21:08:06 03/12/2024
MC Mai Phương VTV: Lắp 2 camera vẫn không ngờ điều giúp việc làm với con traiMC Mai Phương VTV: Lắp 2 camera vẫn không ngờ điều giúp việc làm với con trai
23:16:48 03/12/2024
Nam ca sĩ sang Mỹ từ 7 tuổi: "Đến nước mắm cũng không có mà ăn"Nam ca sĩ sang Mỹ từ 7 tuổi: "Đến nước mắm cũng không có mà ăn"
20:43:22 03/12/2024
Ngọc Trinh khiến netizen rần rần vì bộ ảnh "hở bạo"Ngọc Trinh khiến netizen rần rần vì bộ ảnh "hở bạo"
19:50:54 03/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Làm thế nào để cây hạnh phúc nở hoa?

Làm thế nào để cây hạnh phúc nở hoa?

Sáng tạo

00:19:33 04/12/2024
Theo quan niệm phong thủy, cây hạnh phúc ra hoa là dấu hiệu của tài lộc, may mắn và sự viên mãn; vậy làm thế nào để cây hạnh phúc nở hoa?
Hoa hậu Kỳ Duyên 'vừa ngầu vừa xinh', Nhã Phương múa cột điêu luyện

Hoa hậu Kỳ Duyên 'vừa ngầu vừa xinh', Nhã Phương múa cột điêu luyện

Sao việt

23:21:48 03/12/2024
Trong khi hoa hậu Kỳ Duyên đăng ảnh vừa ngầu vừa xinh thì diễn viên Nhã Phương khoe khả năng múa cột điêu luyện.
5 ca sĩ cát-sê cao nhất Việt Nam là ai?

5 ca sĩ cát-sê cao nhất Việt Nam là ai?

Nhạc việt

23:14:16 03/12/2024
Những gương mặt thường được dự đoán cát-sê cao là Sơn Tùng M-TP, Mỹ Tâm, Hà Anh Tuấn... Cái tên cuối top 5 gây bất ngờ.
Nhan sắc của Jisoo, mỹ nhân đẹp nhất thế giới 2024

Nhan sắc của Jisoo, mỹ nhân đẹp nhất thế giới 2024

Sao châu á

23:07:06 03/12/2024
Chị cả nhóm nhạc BlackPink, Kim Jisoo năm thứ ba liên tiếp được độc giả tạp chí Nubia bình chọn là Người phụ nữ đẹp nhất thế giới 2024.
Nam diễn viên 10X vào top Diễn viên nam ấn tượng VTV Awards 2024 là ai?

Nam diễn viên 10X vào top Diễn viên nam ấn tượng VTV Awards 2024 là ai?

Hậu trường phim

22:59:03 03/12/2024
Trong danh sách 10 Diễn viên nam ấn tượng tại giải thưởng VTV Awards 2024, nam chính Long Vũ của phim Đi giữa trời rực rỡ là gương mặt nhỏ tuổi nhất.
Taylor Swift mời gia đình bạn trai về nhà

Taylor Swift mời gia đình bạn trai về nhà

Sao âu mỹ

22:55:22 03/12/2024
Taylor Swift tiếp đón bạn trai Travis Kelce cùng nhiều thành viên gia đình anh tại nhà của nữ ca sĩ ở thành phố Nashville, bang Tennessee, Mỹ trong dịp lễ Tạ ơn năm nay.
Thanh Vân Hugo xúc động trước nỗi lòng của thiếu tá khi con gọi bằng 'chú'

Thanh Vân Hugo xúc động trước nỗi lòng của thiếu tá khi con gọi bằng 'chú'

Tv show

22:53:33 03/12/2024
Trong tập đặc biệt của Vợ chồng son , Thanh Vân Hugo và nhiều khán giả xúc động trước chuyện tình giữa anh bộ đội lính đảo Trung Hiếu và cô giáo Nguyễn Thị Hằng.
Cảnh nóng trong 'The Trunk' có Gong Yoo bị phản ứng

Cảnh nóng trong 'The Trunk' có Gong Yoo bị phản ứng

Phim châu á

22:48:49 03/12/2024
The Trunk gây chú ý nhờ sự góp mặt của dàn diễn viên Gong Yoo, Seo Hyun Jin, Jung Yun Ha... Sau khi ra mắt, bộ phim gây tranh cãi bởi một số cảnh ân ái quá táo bạo, nhịp phim chậm khó xem.
Cụ ông dắt xe... bỏ chạy sau khi tặng "quà quê" cho cô gái, biết lý do ai cũng bất ngờ

Cụ ông dắt xe... bỏ chạy sau khi tặng "quà quê" cho cô gái, biết lý do ai cũng bất ngờ

Netizen

22:25:45 03/12/2024
Ông cụ với chiếc lưng còng đặt túi gạo lên trên tủ kính rồi nhanh chóng cùng chiếc xe đạp rời đi sau khi thấy cô gái chạy theo để... biếu tiền.
Người phụ nữ làm giả thông tin ngân hàng, lừa đảo hơn 39 tỷ đồng ở TPHCM

Người phụ nữ làm giả thông tin ngân hàng, lừa đảo hơn 39 tỷ đồng ở TPHCM

Pháp luật

22:02:43 03/12/2024
Làm ăn thua lỗ dẫn đến nợ nần, Đỗ Kim Mai đưa ra các thông tin gian dối nhằm lừa đảo một người phụ nữ ở TPHCM hơn 39 tỷ đồng.
Siêu sao Messi và Ronaldo lại là đối thủ ở giải thưởng hay nhất của FIFPro

Siêu sao Messi và Ronaldo lại là đối thủ ở giải thưởng hay nhất của FIFPro

Sao thể thao

21:57:40 03/12/2024
Danh sách rút gọn Cầu thủ nam và nữ xuất sắc nhất thế giới FIFPro năm 2024 đã được công bố, trong đó gồm hai kình địch quen thuộc chínhlà siêu sao Messi và Ronaldo, đáng chú ý không có chân sút đang tỏa sáng Salah của Liverpool.