Tiền tham nhũng, chết vẫn chưa thể xóa!
Ngày 09/01/2024, Văn phòng công tố Đài Bắc (Đài Loan – ĐL, Trung Quốc – TQ) cho biết gia đình của trùm buôn vũ khí (VK) bỏ trốn Vương Truyền Phố không bị truy tố về những khoản “lại quả” trong quá trình mua bán máy bay chiến đấu phản lực Mirage năm 1992.
Tuy nhiên, việc phong tỏa tài sản của vợ đối tượng cũng như “đóng băng” tài khoản ngân hàng ở nước ngoài của bà này và 4 người con vẫn được áp dụng theo các quy định liên quan để thu hồi về cho ĐL (TQ) gần 1 tỷ USD.
Với quyết định trên, các trách nhiệm hình sự mà những thành viên gia đình này phải gánh chịu xuất phát từ 1 vụ án gây rúng động ĐL (TQ) và cả ở những nước có liên quan năm 1993 được khép lại do thời hiệu tố tụng đã hết từ ngày 03/9/2023.
Vợ chồng Vương Truyền Phố – Diệp Tú Trinh cùng các thành viên trong gia đình nằm trong diện được “đặc biệt quan tâm” khi xảy ra vụ bê bối liên quan đến việc mua sắm VK của Hải quân ĐL (TQ) giai đoạn 1989-1991. Scandal xuất phát từ lá thư tố cáo của Quách Tỷ gửi năm 1993 và Đại tá Doãn Thanh Phong – Giám đốc điều hành Văn phòng quản lý mua sắm VK của Hải quân ĐL (TQ) – được giao xử lý vụ này, nhưng ông đã bị đâm chết ngày 10/12/1993, thi thể được ngư dân tìm thấy trên biển, cách bờ 500m. Cái chết của Đại tá Doãn cho đến nay vẫn là một bí ẩn; thậm chí ở ĐL (TQ), người ta còn dùng tên của ông như cụm từ để chỉ những vụ án mạng không thể khám phá.
Vương Truyền Phố bị nghi dính líu tới cái chết của Đại tá Doãn Thanh Phong vì đối tượng này bỏ trốn khỏi ĐL (TQ) ngay trước khi Đại tá Doãn bị sát hại. Quan trọng hơn, các công ty của vợ chồng Vương thành lập ở ĐL (TQ), tại các quần đảo Vigin và Caymman lại đứng ra môi giới mua máy bay và tàu chiến của nước ngoài trong chương trình mua sắm đang bị tố cáo. Vụ án Doãn Thanh Phong vì thế trở thành “vụ án hình sự thế kỷ của ĐL (TQ)” diễn ra song hành đồng thời liên quan đến bê bối mua sắm lớn nhất trong lịch sử quân đội ĐL (TQ).
Lệnh truy nã Vương Truyền Phố
Năm 2000, Vương Truyền Phố bị cáo buộc là 1 trong những kẻ sát nhân, nhưng đối tượng này luôn miệng bác bỏ cho tới khi chết vì bệnh tại Anh vào năm 2015, thọ 86 tuổi. Trong bản cáo trạng (nhưng không được dùng để truy tố vì bị cáo đã chết), các công tố viên nhận định từ ngày 29/12/1992 đến 03/9/1998, một số tài khoản ngân hàng dưới sự kiểm soát của Vương Truyền Phố liên tiếp nhận được số tiền “lại quả” lên đến 2,163 tỷ franc. Cơ quan công tố xác định vợ cùng các con của họ Vương đều tham gia vào việc nhận và xóa dấu vết những khoản tiền “lại quả” trên và hành vi này đã phạm vào tội giúp nhận tiền tham nhũng, với khung hình phạt từ 15 năm tới chung thân.
Sau những thay đổi của luật pháp về việc thu hồi tài sản liên quan đến tham những, ĐL (TQ) đã tiến hành các thủ tục tư pháp trong nước và đàm phán về định chế tài chính quốc tế để thực hiện. Ngày 21/7/2017, Tòa án Đài Bắc (ĐL-TQ) phê chuẩn việc tịch thu hơn 914 triệu USD (bao gồm trên 487,19 triệu USD tiền gốc và hơn 412,95 triệu USD tiền lãi) của gia đình Vương Truyền Phố. Sau đó, vào các năm tiếp theo, phán quyết này lần lượt được Tòa án tối cao và Tòa án Hiến pháp ĐL (TQ) phê chuẩn. Tháng 02/2023, Liechtenstein đã chuyển khoản thanh toán đầu tiên trị giá 11,03 triệu USD; tháng 7 cùng năm, Thụy Sĩ cũng “hồi hương” khoản tiền bất hợp pháp bị phong tỏa thứ 2 trị giá hơn 138,04 triệu USD.
Reuters: Ông Trump chỉ đạo CIA bí mật nói xấu Trung Quốc
Tiết lộ mới của các cựu quan chức Mỹ cho rằng ông Donald Trump đã chỉ đạo CIA triển khai chiến dịch gây ảnh hưởng tại Trung Quốc.
Ông Trump hiện là ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. Ảnh REUTERS
Hãng Reuters ngày 14.3 dẫn lời các cựu quan chức Mỹ cho hay cựu Tổng thống Donald Trump từng ủy nhiệm Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) tiến hành chiến dịch bí mật trên mạng xã hội Trung Quốc nhằm mục đích hướng dư luận ở Trung Quốc chống lại chính phủ nước này.
Trong bài viết độc quyền, Reuters dẫn lời 3 cựu quan chức cho hay CIA đã tạo ra một nhóm nhỏ gồm các đặc vụ sử dụng danh tính giả trên internet để truyền bá những câu chuyện tiêu cực về chính phủ Trung Quốc, đồng thời rò rỉ thông tin tình báo chê bai cho các cơ quan báo chí nước ngoài.
Theo đó, nỗ lực bắt đầu vào năm 2019 và trước đây chưa từng được báo chí thông tin.
Trong thập niên qua, Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng dấu ấn toàn cầu của mình, ký kết các hiệp ước quân sự, thỏa thuận thương mại và quan hệ đối tác kinh doanh với các quốc gia đang phát triển.
Các nguồn tin cho rằng nhóm CIA trên đã đưa ra các cáo buộc rằng giới chức Trung Quốc giấu tiền bất chính ở nước ngoài, đồng thời chỉ trích sáng kiến Vành đai và Con đường của nước này là tham nhũng và lãng phí.
Hai cựu quan chức cho biết, những nỗ lực ở Trung Quốc nhằm mục đích kích động sự hoang tưởng trong các nhà lãnh đạo hàng đầu ở đó, buộc chính phủ nước này phải tiêu tốn nguồn lực để truy đuổi các cuộc xâm nhập vào mạng internet trong nước.
Các nguồn tin cho biết, hoạt động của CIA nhằm đáp trả những nỗ lực bí mật trong nhiều năm của Trung Quốc để tăng cường ảnh hưởng toàn cầu.
Trung Quốc gửi thông điệp tới Mỹ, ra cảnh báo về Đài Loan
Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Trump đã đưa ra phản ứng cứng rắn hơn đối với Trung Quốc so với những người tiền nhiệm.
Chiến dịch của CIA báo hiệu sự quay trở lại với các biện pháp Mỹ từng dùng đối phó Liên Xô cũ. "Chiến tranh Lạnh đã quay trở lại", theo ông Tim Weiner, tác giả một cuốn sách về lịch sử chiến tranh chính trị. Chưa rõ tác động của các hoạt động bí mật trên, cũng như liệu chính quyền Tổng thống Joe Biden có duy trì chương trình này của CIA hay không.
Phát ngôn viên CIA Chelsea Robinson từ chối bình luận về sự tồn tại của chương trình gây ảnh hưởng, mục tiêu hoặc tác động của nó. Phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Kate Waters từ chối bình luận về sự tồn tại của chương trình này hoặc liệu nó có còn hoạt động hay không.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết tin tức về sáng kiến của CIA cho thấy chính phủ Mỹ sử dụng "không gian dư luận và nền tảng truyền thông làm vũ khí để truyền bá thông tin sai lệch và thao túng dư luận quốc tế".
Hai nhà sử học tình báo nói với Reuters rằng khi Nhà Trắng trao quyền hành động bí mật cho CIA, thông qua một mệnh lệnh được gọi là phát hiện của tổng thống, quyền này thường được duy trì ở khắp các chính quyền.
Ông Trump, ứng cử viên tổng thống hàng đầu của đảng Cộng hòa, đã gợi ý rằng ông sẽ có cách tiếp cận cứng rắn hơn nữa đối với Trung Quốc nếu tái đắc cử tổng thống vào tháng 11. Người phát ngôn của ông Trump và các cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton và Robert O'Brien từ chối đưa ra bình luận.
Ông Trump khẳng định việc giữ tài liệu mật là hợp pháp
Các luật sư của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến trong ngày 14.3 (giờ địa phương) đề nghị một thẩm phán liên bang bác bỏ vụ án hình sự cáo buộc ông giữ trái phép các tài liệu mật.
Theo Reuters, các luật sư trên cho rằng ông có quyền giữ tài liệu mật sau khi mãn nhiệm. Phiên tòa tại Florida ngày 14.3 sẽ là nỗ lực mới nhất của ông Trump, trong kế hoạch bác bỏ 4 vụ án hình sự mà ông đối diện. Trong vụ án giữ tài liệu mật, ông Trump đã bác bỏ toàn bộ 40 cáo buộc rằng ông giữ tài liệu mật tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida sau khi rời nhiệm sở vào tháng 1.2021 và cản trở nỗ lực thu hồi của chính phủ.
Trung Quốc quyết tâm chặn đứng các hoạt động gián điệp nhằm vào nguồn gen Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS) đã nhấn mạnh tầm quan trong của an ninh lương thực trong bài viết mới nhất đăng hôm (11/3), đồng thời cho biết đã tấn công mạnh mẽ và chặn đứng hoạt động nhằm vào nguồn gen của nước này từ nước ngoài. Bài viết đăng trên tài khoản WeChat chính thức của Bộ An...