Tiến sĩ trẻ tài năng sinh ngày 26.3
Sinh ngày 26.3 đúng sinh nhật Đoàn, trong tâm trí tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc có nhiều kỷ niệm gắn liền với Đoàn. Đặc biệt, là quãng thời gian anh du học xa nhà.
Tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc – NVCC
Tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc (36 tuổi) đang là Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM; Chủ tịch Hội Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh TP.HCM. Anh từng là người thành lập Hội Sinh viên Việt Nam đầu tiên tại ĐH McNeese State, Mỹ. Chàng trai đã đi qua những chông chênh, thất bại để có sự thành công ngày hôm nay.
Người thầy thay đổi cuộc đời
Tiến sĩ Lộc cho biết thời học sinh tại TP.HCM, anh là một thanh niên đầy cá tính, ăn mặc thời trang phá cách, tóc dài phủ nửa mặt. Trong lớp, học lực tàng tàng, ngoài giờ học, anh thích ở trên đường cùng nhóm bạn với sở thích xe phân khối lớn.
Bước ngoặt thay đổi khi anh vào THPT, kết quả học tập quá tệ, ba mẹ quyết định thuê gia sư dạy kèm. Người thầy của anh tên Tuyến, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, người gầy, dong dỏng cao, hơn anh 3 – 4 tuổi, nhưng tác phong chững chạc.
“Thầy Tuyến giản dị lắm, đi dạy bằng xe đạp cũ. Thầy có cách giảng bài dễ hiểu lắm, luôn truyền cảm hứng giúp tôi làm những bài tập vượt giới hạn bản thân mình. Từ một người ghét toán, tôi yêu và học giỏi hơn. Tôi tìm được ý nghĩa ở việc học thay vì chạy xe lạng lách ngoài đường. Từ đó, tôi càng ngưỡng mộ thầy Tuyến và khát khao mình một ngày sẽ thành một người thông minh như anh”, tiến sĩ Lộc kể lại.
Chỉ còn năm lớp 12 cho ước mơ trở thành thầy giáo và khao khát phải thi đậu Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, anh Lộc học điên cuồng. Ngày quan trọng cũng đến, khoảnh khắc suốt đời anh không quên được, đó là lúc thấy tên mình trong danh sách trúng tuyển Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
Tuổi trẻ sôi nổi nơi xứ người
Video đang HOT
Tiến sĩ Lộc ra đời vào đúng ngày kỷ niệm thành lập Đoàn 26.3. Cứ tới tháng 3, những kỷ niệm sôi nổi về Đoàn, Hội ùa về. Bản lĩnh từ một người làm công tác Đoàn, Hội giúp anh mạnh mẽ hơn sau những thăng trầm.
Tốt nghiệp ĐH, anh Lộc du học tại ĐH McNeese State (Mỹ), ngôi trường có sinh viên đến từ 45 quốc gia trên thế giới. Cứ đến những ngày giao lưu văn hóa quốc tế, anh luôn trăn trở vì sao sinh viên các nước đều có hội sinh viên để quảng bá văn hóa và hỗ trợ bạn bè từ quê hương mình đến Mỹ. Sinh viên Việt Nam vốn nổi tiếng chăm học, lanh lợi, đoàn kết chắc chắn cũng phải góp chung tiếng nói.
Anh mạnh dạn cùng bạn bè thành lập Hội Sinh viên Việt Nam đầu tiên tại Đại học McNeese State với hơn 70 thành viên. Sự ra đời và lớn mạnh nhanh chóng của Hội Sinh viên Việt Nam tại trường đã truyền thêm lửa, thôi thúc anh tự tin hơn bước một bước kế tiếp: ứng cử Chủ tịch Hội Sinh viên thế giới tại trường và cũng là người Việt đầu tiên lọt vào danh sách. Dù chỉ về thứ 2, song đó là dấu mốc, mở ra trong anh những cảm xúc đáng nhớ về sự dấn thân, trải nghiệm của những tháng ngày sôi nổi của tuổi trẻ ở xứ người.
Như bao người trẻ khác, chàng trai Lộc ngày đó cũng từng có lúc bốc đồng và ngạo mạn khi có chút thành tích. Trở về từ Mỹ với tấm bằng loại ưu cùng hàng loạt các thành tích ngoại khóa, anh nhanh chóng được mời làm lãnh đạo một khoa lớn nhất của một trường CĐ trong ngành du lịch khách sạn khi mới 26 tuổi. Sự ngạo mạn, chủ quan về lượng kiến thức học được từ Mỹ đã khiến anh thất bại trong thực tế điều hành ở Việt Nam. Nó khiến anh hoài nghi về bản thân, đắn đo giữa câu hỏi, nghề nhà giáo có phù hợp với mình, và có lúc muốn bỏ cuộc.
Những lúc ấy, tiến sĩ Lộc hồi tưởng lý do mình bắt đầu. Từ một cậu bé học lực trung bình và noi theo tấm gương của một người thầy dạy kèm đã “lột xác” thế nào. Từ sinh viên, gia sư, giảng viên anh đã trở thành lãnh đạo khoa, lãnh đạo trường ĐH ra sao… Tiến sĩ trẻ đang là Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM cho biết anh sẽ không ngừng tự hoàn thiện, mọi thất bại chỉ là cơ hội để mình trưởng thành hơn. “Tôi nhận ra, việc học là không ngừng, sẽ không có tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ hay học hàm phó giáo sư, giáo sư nào là đỉnh cao của kiến thức cả. Thế giới luôn chuyển động, kiến thức luôn cập nhật, phải học không ngừng để không bị bỏ lại phía sau”, anh Lộc chia sẻ.
Những ngày cuối cùng cha quý hơn ngàn trang sách...
Luôn tràn đầy năng lượng, hiện là giáo viên tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Vũng Tàu) với điểm IELTS 8,5/9 và là gương mặt dạy tiếng Anh có tiếng, Nguyễn Đình Bửu Tài (25 tuổi) đã trải qua một hành trình đầy sóng gió.
Thầy giáo Nguyễn Đình Bửu Tài - Ảnh: T.NGUYỄN
Những "bước ngoặt" khó quên
Tốt nghiệp ngành tiếng Anh tại Trường đại học Sư phạm TP.HCM, Bửu Tài lại là dân chuyên lý suốt thời phổ thông, từng tham gia nhiều kỳ thi cấp tỉnh và quốc gia. "Là dân lớp lý nhưng tôi khao khát được học tiếng Anh, môn học mà tôi đã không thể theo đuổi vì từng nghĩ rằng chỉ dành cho con nhà giàu. Việc thi rớt giải quốc gia môn lý giúp tôi nhận ra rõ hơn tình yêu cho ngoại ngữ".
Bửu Tài thi và đậu cùng lúc hai trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Ngoại thương TP.HCM. Tự nhận "thời tuổi trẻ nông nổi", Bửu Tài chọn học cùng lúc cả ngôi trường, dẫu biết mọi thứ sẽ rất áp lực.
Sau đó, Tài quyết định rời ngôi trường Ngoại thương với sự tư vấn của gia đình. Quyết định này khiến nhiều người sửng sốt, nhưng anh coi đó là áp lực cần thiết để học thật tốt, để chứng minh sự trưởng thành của bản thân.
Sau khi tốt nghiệp năm 2017, Bửu Tài quay về thành phố biển, vừa giảng dạy tại Trường THPT Vũng Tàu, vừa theo học cao học giảng dạy tiếng Anh. Lúc tốt nghiệp cao học, anh cũng đồng thời đạt được điểm IELTS 8,5/9.
Bửu Tài vượt qua kỳ thi tuyển để trở thành giáo viên tiếng Anh tại ngôi trường cũ là THPT chuyên Lê Quý Đôn, điều mà anh cho rằng "một giấc mơ đẹp đã trở thành hiện thực".
Nguyễn Đình Bửu Tài (áo nâu) chụp hình lưu niệm cùng học sinh - Ảnh: T.NGUYỄN
Hành trình "chiến đấu" cùng cha
Tháng 9-2019, cha của Tài có dấu hiệu bất ổn về sức khỏe. "Đến lúc khám, bác sĩ cho biết tình trạng của cha tôi rất xấu, thời gian sống chỉ còn tính bằng tháng", Bửu Tài nhớ lại.
Và sau đó là hành trình anh "chiến đấu" với tử thần cùng cha. Tài thay mẹ chăm cho cha từ những điều nhỏ nhất từ bệnh viện này sang bệnh viện khác, "ăn và ngủ" cùng ông từ Việt Nam đến Singapore. Mẹ của Tài - một nhà giáo có tiếng của tỉnh và có ảnh hưởng lớn đến tính cách của anh - lo bươn chải để chữa bệnh cho chồng
Đó là khoảng thời gian tăm tối nhất, vì với Bửu Tài không có gì kinh khủng bằng việc phải đối mặt với sự thật là mình đang chứng kiến cha khó nhọc với từng hơi thở, đang bất lực dần rời xa người bạn, đồng thời là người thân nhất của mình.
"Lúc đó tôi chợt vỡ ra một điều: cha mẹ sẽ không luôn ở đó với mình. Trước đó tôi cứ nghĩ mặc nhiên ông sẽ ở bên cạnh tôi ít nhất 10-20 năm nữa. Tôi buồn và suy sụp, may mà tôi tìm nghe được nhiều bài nói chuyện ý nghĩa trên podcast, và tôi cũng tìm cách tập thể dục trên sàn trong hoặc trước cửa phòng bệnh để tâm trạng được vực dậy. Không có sự hỗ trợ từ mẹ, sách và thể dục, tôi có thể đã phát điên", Bửu Tài chia sẻ.
Cha của Tài rời xa mọi người vào một buổi chiều tháng 2-2020.
Trang sách quý nhất
Điều khiến Bửu Tài ngạc nhiên nhất là cha anh luôn điềm tĩnh từ lúc nhận được thông báo của bác sĩ đến những phút cuối cùng.
"Trước khi sức khỏe yếu hẳn, ông vẫn kịp dạy tôi chạy xe, chuẩn bị hết giấy tờ cần thiết cho gia đình, dặn tôi phải thay ông chăm sóc mẹ thật tốt, thường xuyên ăn cơm cùng mẹ, và nhất là tôi phải luôn khiêm tốn và không ngừng cố gắng để tốt hơn mỗi ngày. Làm sao ông có thể bình thản như vậy khi biết mình sắp chết?", Bửu Tài tự hỏi.
Bửu Tài trong một tiết dạy - Ảnh: T.NGUYỄN
Ngồi lần giở rất nhiều trang sách đã đọc, đã nghe trên podcast, Bửu Tài vẫn cho rằng những tháng ngày cuối cùng bên cạnh cha giúp anh "vỡ" ra và học được hơn hết thảy.
Thời tuổi trẻ, chúng ta thường dành thời gian cho công việc, bạn bè và đam mê cá nhân, ít để ý là những người thân nhất có thể ra đi bất cứ lúc nào. Giờ tôi nhận ra, hãy luôn dành cho nhau những bữa cơm gia đình, những lời tử tế và sự quan tâm để sau này ký ức không trở thành nuối tiếc.
BỬU TÀI
Với Bửu Tài, bài học lớn nhất anh học được từ người cha đáng kính là con người ai rồi cũng sẽ chết. "Cha không sợ cái chết mà sợ nhất là một cuộc đời vô nghĩa, kế đến là khi mất mà không có ai bên cạnh", những lời thủ thỉ cuối cùng từ người cha từng được đi nhiều, và được nhiều đồng nghiệp, gia đình kính trọng chưa bao giờ thôi văng vẳng bên tai người thầy 9X, trở thành "kim chỉ nam" của anh.
Thủ khoa 'bật mí': Vào thi tiếng chó sủa 40 phút và cách tập trung độc đáo Khi thí sinh đặt vấn đề làm sao để có thể ôn thi tốt nghiệp THPT hiệu quả và thi đạt được kết quả cao, các thủ khoa đầu vào của các trường ĐH năm 2020 đã có những 'bật mí' đầy ấn tượng. 3 thủ khoa Trần Ngọc Đoan, Võ Lập Phúc và Trần Đức Lương chia sẻ bí quyết cho học...