Tiến sĩ Stanford: ‘Học tiếng Anh bằng trải nghiệm thực tế’
Anh Nguyễn Chí Hiếu là tiến sĩ Kinh tế học tại Đại học Stanford, thủ khoa MBA tại Đại học Oxford, thủ khoa ngành Kinh tế và Khoa học Chính trị tại Học viện Kinh tế – Chính trị London (LSE).
Ngoài ra, anh còn lọt top 100 sinh viên xuất sắc nhất thế giới (năm 2006), hiện là nhà đồng sáng lập và CEO của Tổ chức Giáo dục IEG Global.
Trải nghiệm của anh đối với tiếng Anh là như thế nào?
Là học sinh chuyên Anh, đạt giải quốc gia năm lớp 11, mình đã nghĩ rằng… mình giỏi tiếng Anh; đến khi đi học nước ngoài, mình… không nghe được thầy cô giáo nói gì mấy. Xem tivi, truyền hình cũng không nghe được nhiều. Phần diễn đạt mình cũng lóng ngóng.
Mình nhận ra, tiếng Anh mình học mang tính hàn lâm, học thuật ngôn ngữ học, hơn là vận dụng vào thực tế. Nó mang tính chất “tiếp nhận”, “thu vào” hơn là “sản xuất”, “phát ra”. Thế là, mình “ép” bản thân làm quen lại từ đầu với tiếng Anh thực tế qua trao đổi, giao tiếp, trò chuyện với bạn bè, trò chuyện với host để nhờ họ chỉnh sửa từng chút.
TS Nguyễn Chí Hiếu (bìa phải) tại Chương trình EISENHOWER FELLOWSHIP. – (ẢNH: NHÂN VẬT CUNG CẤP)
Tiếng Anh giúp mình đạt được toàn bộ những suất học bổng nhiều năm qua. Chính việc học và sử dụng tiếng Anh thực thụ để đọc, nghiên cứu, viết lách, trao đổi, trình bày trong nhiều ngữ cảnh đã giúp mình tích lũy được kiến thức nền đa lĩnh vực và năng lực linh hoạt để “chống đỡ” những cơ hội rất thách thức.
Thứ hai là công việc. Mình may mắn được trải nghiệm nhiều môi trường: tài chính ngân hàng, nghiên cứu kinh tế, chính sách, học thuật, kinh doanh khởi nghiệp, giờ là giáo dục. Tiếng Anh giúp mình tiếp cận, nghiên cứu, phân tích và đúc kết kiến thức từ nhiều nguồn và nhiều người, để học hỏi và cải thiện bản thân.
Với Việt Nam, nỗi niềm lớn nhất của anh là gì?
Mình có phần “sốc nặng” khi ở nhiều môi trường giáo dục phổ thông, đại học, các trung tâm thì kiểu dạy và học tiếng Anh vẫn không khác gì… thời xưa của mình. Vẫn là những bài tập từ vựng, ngữ pháp, nhấn trọng âm nặng ngôn ngữ học nhưng thiếu gắn liền thực tế. Nhiều bạn sau 12-16 năm học tiếng Anh các cấp, dù làm bài điểm cao, vẫn gặp khó khăn, trở ngại khi dùng tiếng Anh vào những ngữ cảnh thực tế, hoặc nói lên suy nghĩ, ý kiến của mình.
Đây là trở ngại rất lớn. Khi học cao hơn, hoặc tiếp xúc môi trường học thuật quốc tế, hay trong bối cảnh toàn cầu hóa – khi kỹ năng giao tiếp luôn được các nhà tuyển dụng tìm kiếm – các bạn sẽ “choáng” về khoảng cách lớn giữa cách học, điểm số trên lớp và nhu cầu thực tế.
Anh đã làm gì để giúp học sinh, sinh viên Việt Nam cải thiện việc học tiếng Anh?
Trong 10 năm qua, dạy học sinh ở nhiều môi trường, độ tuổi và đặc điểm, khi tư vấn, thiết kế chương trình và phương pháp dạy học, mình thường tìm cách cân bằng giữa hướng dạy và học tiếng Anh truyền thống với hướng tiếng Anh là công cụ, để các bạn có thể sử dụng tiếng Anh truy cầu kiến thức ở nhiều lĩnh vực, tư duy trong nhiều ngữ cảnh.
Video đang HOT
TS Nguyễn Chí Hiếu trong một buổi chia sẻ phương pháp giảng dạy – (ẢNH: NHÂN VẬT CUNG CẤP)
Với mình, tới lớp vài buổi một tuần, giao tiếp “sơ sơ”, lâu lâu đọc vài bài hoặc viết vài câu tiếng Anh, chẳng qua chỉ là “rửa mắt”. Bạn cần “tắm mình” trong sinh ngữ mọi lúc mọi nơi thì mới sử dụng thuần thục và linh hoạt được. Mình luôn đưa những bài tập, trải nghiệm, môi trường thực tế để học sinh trò chuyện, trao đổi, thảo luận, tranh biện một cách “ngẫu hứng”, không kiểm soát quá chặt chẽ, để “phơi nhiễm” với tiếng Anh nhiều hơn.
Tiếp theo là phương pháp. Chúng ta cần “tiết chế” các phương pháp quá “truyền thống” và cân bằng với những phương pháp thực tiễn hơn. Mình thường tìm hiểu và khuyến khích các bạn sử dụng một số nền tảng, sản phẩm công nghệ được chứng thực chất lượng, như ứng dụng điện thoại giúp chỉnh sửa phát âm chẳng hạn, để hỗ trợ việc học. Theo mình đây là giải pháp công nghệ giáo dục tiên tiến giúp người học sử dụng được tiếng Anh thực thụ, đặc biệt trong quá trình chuyển đổi số hiện nay.
Người hướng dẫn, đồng hành là yếu tố “chốt hạ” – nếu có thể sát sao và liên tục hỗ trợ thì sẽ đảm bảo sự phát triển về gần như tất cả năng lực, không riêng tiếng Anh. Ngày nay, “người” đó không nhất thiết là thầy cô, mà có thể là bạn bè, đồng nghiệp, hoặc các nền tảng công nghệ thông minh.
Quan trọng nhất, là động lực của từng cá nhân. Chẳng ai có thể xây dựng, duy trì và phát triển động lực này cho bạn ngoại trừ chính bạn.
Một trong những giải pháp công nghệ giáo dục tiên tiến hiện nay chính là ELSA Speak – ứng dụng học nói tiếng Anh có Trí tuệ nhân tạo chỉnh sửa phát âm chuẩn xác đến từng âm tiết. Ứng dụng có hơn 6.000 bài học, 22 nhóm kỹ năng phát âm, hơn 100 chủ đề thực tiễn; hiện có hơn 13 triệu người dùng từ hơn 100 quốc gia.
Vấn đề nhiều cha mẹ gặp phải: Cho con học Tiếng Anh, thấy con chơi vui thì quên bẵng mục đích thực sự
"Học vui" cũng cần, nhưng chỉ là yếu tố phụ. Mục tiêu chính vẫn là chất lượng của việc dạy học sao cho bé tiến bộ và có kết quả. Mà kết quả phải được định lượng rõ rệt, theo từng mốc thời gian: tháng/ quý/ năm.
Chị Phạm Hương (TP.HCM) có bằng Thạc sĩ ngành Marketing Quốc tế của trường EU-Thụy Sĩ. Nhiều năm qua, chị đảm nhận vị trí Strategic Marketing Director (Giám đốc tiếp thị chiến lược) tại một số công ty trong và ngoài nước.
Dựa theo kinh nghiệm dạy con của chính mình, chị Hương thường có những bài viết chia sẻ về các phương pháp: "Xây dựng chiến lược học tập cho con" và "Giúp bé học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2" trên trang Facebook cá nhân. Mục đích nhằm giúp đỡ các bậc phụ huynh khác có định hướng học tập cho con một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Mới đây chị có những chia sẻ về việc cho con học thêm tiếng Anh. Từ trải nghiệm thực tế, chị đã chỉ ra một số vấn đề mà cha mẹ thường gặp phải. Trong đó có việc: Thấy con học vui, chơi vui mà quên mất mục đích thực sự của việc học thêm là gì. Quan điểm của chị Hương sau đó được rất nhiều người ủng hộ, tán thành.
Chị Phạm Hương.
Chúng tôi xin phép đăng tải lại bài viết của chị như sau:
Đa phần, bố mẹ đều thích và hài lòng khi thấy con học vui. Con đi học về líu lo khoe học vui lắm, vì các thầy cô bày đủ trò cho con chơi. Tiếc thay, tốc độ tiến bộ của con thì tỉ lệ nghịch với các trò chơi đó.
Khi học sinh học vui thì bố mẹ rất hài lòng và sẵn sàng đóng học phí. Nhưng bố mẹ có biết không, con học 1 phần, phần lớn là chơi vui. Mình cho con đi học, để con giỏi hay để con vui?
Hàng xóm mình cho con học thêm Tiếng Anh năm 3 tuổi. Đến nay bé 10 tuổi, giờ mới chuẩn bị thi Flyer. (Flyers là cấp độ cao nhất trong kỳ thi Cambridge YLE, thuộc trinh đô A2 theo Khung trình độ chung Châu Âu (CEFR). Đối tượng mà Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế Flyers hướng tới: thí sinh từ 11 - 12 tuổi (dành cho học sinh lớp 5, 6).
7 năm học phí không nhỏ đưa đón, bố mẹ mưa nắng chờ chực ở cổng trường. Giờ sắp được cái chứng chỉ Flyer thì bố mẹ cười mãn nguyện.
Con đi học về líu lo khoe học vui lắm, vì các thầy cô bày đủ trò cho con chơi. Tiếc thay, tốc độ tiến bộ của con thì tỉ lệ nghịch với các trò chơi đó. (Ảnh minh họa)
Nhiều trẻ khác khi đi học tiếng Anh cũng rơi vào tình trạng tương tự. Trẻ vào học rất vui, rất thích. Nhưng tiếc thay, chương trình học dàn trải vô cùng. Có vui, có thích vậy thì mấy bé mới học lâu cả chục năm, có khi vào đại học vẫn còn học tiếp.
Con gái mình chỉ học ở nhà 2 buổi/tuần. Mỗi buổi 2 tiếng với 1 thầy người Việt. Cháu học từ hè lớp 2, chính xác sau 8 tháng thì đã thi Flyer. Trong 1 năm, Khuê thi đạt 3 chứng chỉ: Starter, Mover, Flyer.
Mình không có ý khoe hay gì, chỉ là đưa ra để so sánh. 7 năm và 1 năm. Học vui và vui học...
Chị Phạm Hương
Nói ngắn gọn, bạn trả tiền đầu tư cho con học Tiếng Anh, bạn đánh giá hiệu quả đầu tư bằng kết quả/ sự tiến bộ của con - hay bằng việc con vui khi được chơi?
Nhiều bạn phản biện: "Chơi cũng quan trọng mà, học thông qua chơi". Không sai. Nhưng mà, thời gian chơi ở trường, rồi ở nhà, rồi cuối tuần cũng đã đủ; sao phải đóng tiền học để lại được chơi?
Việc gì ra việc nấy, mình đầu tư tiền cho mục đích học Tiếng Anh thì mình phải tập trung vào mục tiêu chính - là kết quả của việc học Tiếng Anh, chứ không phải chỉ để vui chơi, giải trí.
Chưa kể, chơi thì cũng có "chơi this, chơi that". Chơi sao cho trí tuệ, chơi sao cho bổ ích. Còn quanh năm chơi trò cải trang, đố chữ ABC, hát hò, xếp hình... thì phí quá.
Mình từng cho 2 giáo viên nước ngoài dạy speaking của con nghỉ, chỉ vì họ quá chú trọng đến việc học vui. Một thầy giáo người Nam Phi thường hay làm trò để bé nhà mình cười nắc nẻ. Bé rất thích thầy, thầy trò nói chuyện rôm rả.
Nhưng khi mình nghe lại ghi âm buổi học, mình nhận thấy rằng thầy không tập trung dạy kỹ năng speaking. Thầy chỉ đơn giản là 1 người trò chuyện với con, kiểu như có người nói chuyện hoài thì con sẽ có phản xạ tốt hơn thôi.
Chiến thuật của thầy là làm cho buổi học vui nhộn để học trò thích học với thầy. Thầy không biết rằng mình luôn bỏ thời gian để nghe lại tất cả những lesson của thầy dạy. Sau vài lần phản hồi mà không cải thiện, mình đã chấm dứt sau 2 tháng.
Con mình cũng từng học với 1 cô người Úc, gốc Việt. Cô giáo này sinh ra tại Úc, mẹ Việt, cha Pháp. Cô đẹp như 1 tiểu thư quý phái, cực kỳ trang nhã. Con bé thích cô lắm. Giọng cô chuẩn Anh, hay tuyệt, nhẹ như hơi thở - giọng nói dịu dàng và ngọt ngào nhất mà mình từng biết. Lúc đó, cả nhà mừng rơn.
Nhưng chỉ sau 3 buổi học, mình luyến tiếc chia tay cô. Bởi cô giúp con học vui bằng cách cho chơi trò xếp chữ, mất khoảng 15-20 phút/buổi. Mà phần học speaking chỉ có 1 tiếng. Làm sao mình có thể trả tiền "vui" cho con đắt đến như vậy? Mình không phải đại gia. Thôi đành chia tay cô.
"Học vui" cũng cần, nhưng chỉ là yếu tố phụ. Mục tiêu chính vẫn là chất lượng của việc dạy học, sao cho bé tiến bộ và có kết quả. Mà kết quả phải được định lượng rõ rệt, theo từng mốc thời gian: tháng/ quý/ năm. Kết quả đó cần tương xứng với tiền bạc, thời gian và công sức của bé và cả bố mẹ nữa.
Chị Phạm Hương
Các trò vui chỉ nên dùng như 1 loại gia vị, để hấp dẫn bé, tạo hứng khởi cho bé. Nhưng nó không nên bị lạm dụng, chiếm nhiều thời gian hơn việc học, mà từ đó đánh mất mục tiêu chính của việc học hành.
Có rất nhiều người mang con mình giao cho trường, giao cho cô,... hết năm này đến năm khác. Con ì ạch học "bết xê lết" nhưng họ vẫn cảm thấy hài lòng, yên tâm. Bởi "con học vui, em thấy ổn".
Rốt cuộc, việc bày trò vui nhộn lại quan trọng hơn kết quả học tập của con?
Bày trò vui chơi không nên dùng như 1 mồi câu nhử bé, làm bé thấy vui thì bé mới chịu học. Các trò vui chỉ nên dùng như 1 loại gia vị, để hấp dẫn bé, tạo hứng khởi cho bé. Nhưng nó không nên bị lạm dụng, chiếm nhiều thời gian hơn việc học, mà từ đó đánh mất mục tiêu chính của việc học hành.
Quan trọng nhất cũng vẫn là giúp con tự tìm thấy niềm vui thích trong học tập. Để việc học thực sự hiệu quả, có tiến bộ rõ rệt và lâu dài, bé cần phải cảm thấy "vui học". Tức là làm sao giúp bé vui vẻ học, học trong vui vẻ, học trong tự nguyện, học trong tinh thần chủ động, tự học, thích học.
Đừng lấy tiền của mình và thời gian của con để "mua vui" trong việc học. Để giúp con vui, mình có thể làm bằng nhiều cách khác. Đừng nhập nhèm khái niệm để rồi phí cả mớ tiền và phí mất thời gian vàng của con - thời gian mà bé có thể thẩm thấu Tiếng Anh một cách tốt nhất.
Trường ISchool Long An cho học sinh chuyển trường theo nguyện vọng Ngày 11/3, thầy Nguyễn Trọng Chí - Hiệu trưởng Trường tiểu học, THCS-THPT ISchool Long An cho biết, trường đã xử lý ổn thỏa việc lùm xùm liên quan đến phản ánh chuyển trường của phụ huynh. Ông Chí cho biết, theo cam kết nhà trường đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của nhà trường, sẵn sàng điều chỉnh những thiếu sót...