Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh phân tích “liên thông đào tạo” méo mó vì đâu

Theo dõi VGT trên

Do thiết kế chính sách thiếu đồng bộ, sự buông lỏng quản lý chất lượng của cơ quan quản lý và cơ sở đào tạo đã làm méo mó chính sách đào tạo liên thông.

Trong lịch sử giáo dục nước nhà, đào tạo liên thông có từ thời đào tạo các hệ chuyên tu cho những người từ công nhân kỹ thuật, trung học hoặc từ các trường bổ túc công- nông…để đáp ứng nhu cầu cán bộ bấy giờ.

Xét về bản chất hệ thống giáo dục, liên thông là câu chuyện tự nhiên học hết lớp một thì lên lớp hai, hết giáo dục tiểu học thì lên giáo dục trung học cơ sở và không phải học lại những gì mà người học đã học ở tiểu học; tốt nghiệp đại học và trải qua kinh nghiệm làm việc có thể học chương trình sau đại học mà không cần phải học lại chương trình giáo dục đại học.

Tuy nhiên, với sự can thiệp của nhà nước cùng với việc thiết kế cơ cấu hệ thống giáo dục, đòi hỏi việc chuyển từ cấp học này sang cấp học khác, từ giáo dục phổ thông sang giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, từ hình thức giáo dục này sang hình thức giáo dục khác đòi hỏi phải có cơ chế người ta gọi là liên thông sao cho không yêu cầu người học phải học lại những gì đã trải qua trong học tập và trong cuộc sống nghề nghiệp.

Nhìn lại gần 20 năm khi bắt đầu thực hiện thí điểm từ cuối năm 2002 đào tạo liên thông trên diện rộng, có thể thấy chính sách này đã giúp cho khá nhiều người nâng cao trình độ đáp ứng đòi hỏi trình độ, kiến thứckỹ năng lao động, giúp giải quyết các bài toán xã hội về thất nghiệp và việc làm.

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh phân tích liên thông đào tạo méo mó vì đâu - Hình 1

Ảnh minh họa: nguồn Trường Đại học Công nghệ miền Đông

Tuy nhiên, do việc thiết kế chính sách thiếu đồng bộ, sự buông lỏng quản lý chất lượng của cơ quan quản lý và của chính các cơ sở đào tạo đã làm méo mó chính sách đào tạo liên thông, khiến cho người sử dụng lao động không mặn mà với nhân lực được đào tạo liên thông và ảnh hưởng đến lòng tin vào một chính sách tốt.

Nguyên nhân do đâu?

Video đang HOT

Nguyên nhân đầu tiên có thể thấy là hệ thống thiếu các tiêu chuẩn đầu ra ở mỗi trình độ trong một ngành, nghề nào đó đi kèm là các điều kiện đảm bảo chất lượng cho các chuẩn đầu ra đạt được trên thực tế.

Vì không xác định một cách tương đối rõ ràng về mục tiêu đào tạo (độ rộng, sâu của kiến thức, kỹ năng) ở mỗi trình độ, nên việc công nhận miễn trừ chỉ chú ý nhiều đến nội dung và thời gian đào tạo, bỏ qua việc đối chiếu các mục tiêu học tập (hoặc chuẩn đầu ra), thực tế tổ chức thực hiện chương trình đào tạo ở mỗi cơ sở, đo lường đ.ánh giá cũng như các điều kiện thực hành thực tập khác. Thành ra có trường Cao đẳng Y tế ở Đồng bằng sông Cửu Long nói rằng bây giờ dạy liên thông từ trung cấp lên cao đẳng không biết dạy thêm cái gì nữa.

Thứ hai là do tài chính giáo dục đại học eo hẹp, quản trị chất lượng lỏng lẻo đã có hiện tượng nới lỏng các chuẩn mực tuyển sinh, thiết kế các khóa học bắc cầu, hạ thấp tiêu chuẩn đ.ánh giá trong quá trình đào tạo nhằm tạo sức hút tuyển sinh ở đầu vào để tăng nguồn tài chính đã dẫn đến chất lượng đào tạo xuống thấp.

Cộng thêm vào tâm lý và động cơ học tập là chỉ nhắm đến văn bằng mà không hướng đến trình độ hoặc năng lực nghề nghiệp, nên dễ chấp nhận, đồng thuận với việc buông lỏng chất lượng. Điều đó vô hình chung làm mất đi lòng tin của xã hội đối với chính sách đào tạo liên thông và mất lòng tin với những người được đào tạo theo cơ chế này.

Thứ ba, việc thiết kế cơ chế tuyển sinh quá nhấn mạnh đầu vào bằng cách cho người tốt nghiệp cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải thi chương trình giáo dục phổ thông là cách làm không phù hợp về khoa học sư phạm và triết lý học tập suốt đời.

Với những người học còn trẻ thì có thể tham gia được, nhưng với những người lao động đã ra trường hàng chục năm nay do nhu cầu công việc muốn nâng cao trình độ thì hoàn toàn thách thức. Cộng thêm vào đó những thay đổi của chương trình giáo dục, cách thức thi tốt nghiệp người học càng gặp khó khăn nếu muốn học liên thông. Trong khi nhờ lao động mà người học đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm ở nghề nghiệp thì lại không được quan tâm đến việc tuyển chọn vào học và úp tất cả người học cũ – mới trong cùng một rọ tuyển đầu vào.

Thứ tư, việc tổ chức thực hiện chính sách đào tạo liên thông không tốt. Lẽ ra sau một số năm đào tạo thí điểm, cần có đ.ánh giá nghiên cứu chất lượng và hiệu quả của chính sách, cơ chế thì hầu như chúng ta không làm. Tại sao lại thi môn này hay môn kia, tại sao lại thi đầu vào chung với thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tỷ lệ có việc làm hoặc giữ được việc làm hoặc thăng tiến sự nghiệp sau khi học liên thông ra sao hoặc tỷ lệ thất bại học liên thông… thì không có nghiên cứu, đ.ánh giá tác động chính sách. Đây là một lỗ hổng khá lớn của làm chính sách pháp luật giáo dục.

Thứ năm, việc thiết kế hệ thống không đồng bộ về dòng chảy của người tốt nghiệp trung học cơ sở, giáo dục nghề nghiệp để học các chương trình sau trung học không rõ ràng, lẫn lộn các chương trình hàn lâm với chương trình định hướng ứng dụng… Tất cả mọi người đều phải qua một kỳ thi đầu vào và học chung với những lớp học của các sinh việc đại học vốn có năng lực học tập hơn hẳn lại cùng tiến độ học tập thì hoàn toàn không hợp lý về nguyên tắc sư phạm: Với mỗi nhóm đối tượng khác nhau cần có chiến lược, phương pháp, tiến độ dạy học khác nhau thì mới thành công.

Mới đây Quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học ban hành theo Quyết định số 18/2017/QĐ-TTg lại bỏ qua việc quy định liên thông cho những người tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và xa hơn thực chất lại ảnh hưởng xấu đến chính sách phân luồng sau trung học cơ sở.

Thứ sáu, hệ thống mất lòng tin vào chất lượng giữa cơ quan quản lý và cơ sở đào tạo, giữa cơ sở đào tạo bậc trên và cơ sở đào tạo bậc dưới, cộng với các chính sách kiểm định, đảm bảo chất lượng không thống nhất trong toàn hệ thống, dẫn đến cơ quan quản lý có xu hướng thít chặt chất lượng đầu vào.

Giải pháp cho những vấn đề nói trên cần thiết phải rà soát lại những nội dung bất hợp lý của quy định theo Quyết định số 18/2017/QĐ-TTg quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học, chú ý đến các quyết định của Thủ tướng mới ban hành về cơ cấu hệ thống giáo dục và Khung trình độ quốc gia nhấn mạnh đến chuẩn đầu ra của mỗi trình độ và điều kiện đảm bảo chất lượng.

Phải phân cấp triệt để cho các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp trong việc ký kết các thỏa thuận về liên thông (articulation agreement) để mỗi sự thay đổi chương trình của đại học sẽ được phản ánh sự thay đổi chương trình ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia thỏa thuận, cam kết chất lượng và công nhận lẫn nhau cũng như trách nhiệm giải trình về chất lượng. Việc siết chặt bằng cách thi chung với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cần có lý giải khoa học hoặc cần loại bỏ và thay vào đó là hệ thống kiểm soát chất lượng ngặt nghèo hơn nhằm bảo vệ lợi ích của người học.

Trong một bước tiến xa hơn trên phạm vi quốc gia nên học tập kinh nghiệm của Canada việc thiết kế các Hội đồng liên thông ngành (Articulation committee – Canada có đến trên 60 Hội đồng như vậy theo các ngành kinh tế), để có sự công nhận chương trình và trình độ sau khi học xong ở mỗi bậc trình độ một cách thông suốt và chính là để bảo vệ lợi ích người học.

Loay hoay gỡ nút thắt đào tạo liên thông

Xung quanh việc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) có chủ trương triển khai Đề án "Thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng (CĐ) cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS)", nhiều ý kiến cho rằng đề án này sẽ tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề.

Loay hoay gỡ nút thắt đào tạo liên thông - Hình 1

Cần sớm gỡ nút thắt đào tạo liên thông.

Dẫu thế, băn khoăn lớn nhất là khi nào "nút thắt" đào tạo văn hóa trong trường nghề được tháo gỡ, để người học có thể học liên thông lên các trình độ cao hơn.

Đào tạo liên thông còn hạn chế

Đồng tình với chủ trương đào tạo thí điểm trên, TS Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Cơ điện Hà Nội cho rằng, Đề án mang nhiều ý nghĩa thực tiễn nhưng để thật sự đi vào cuộc sống lại phụ thuộc khá lớn vào Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT). Bởi việc dạy các môn văn hóa cho các em tốt nghiệp lớp 9 THCS học nghề theo quy định của Bộ GDĐT hiện vẫn đang phụ thuộc vào các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX).

Theo ông Ngọc, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nên được trao quyền linh hoạt với các môn văn hóa trong thí điểm. Chẳng hạn nếu các em chọn học nghề liên quan đến công nghệ, kỹ thuật, sẽ được học nhiều hơn các môn Toán, Lý, Hóa học với những nội dung các em có thể ứng dụng sau này. Ngược lại, với các em theo hướng du lịch, dịch vụ có thể được tăng cường các môn xã hội như Văn, Sử, Địa...

Trên thực tế, nhiều năm qua tháo gỡ bất cập về học văn hóa, cơ sở để người học nghề được học liên thông lên các trình độ cao hơn vẫn là bài toán nan giải. Theo PGS. TS Bùi Thế Dũng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, hiện tại, Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội là một ví dụ điển hình khi kiến tạo kiểu trình độ cử nhân kỹ thuật và kiểu trình độ cử nhân công nghệ với những định hướng chuyên sâu khác nhau. Định hướng của trình độ cử nhân công nghệ gần gũi với định hướng mục tiêu của trình độ CĐ, vì thế việc liên thông của hai trình độ này trở nên thuận lợi hơn. Nhìn rộng ra, đào tạo liên thông trung cấp - CĐ; CĐ - ĐH; trung cấp - ĐH hiện chủ yếu vẫn đang được các cơ sở giáo dục ĐH thực hiện.

Cần sự thống nhất

Theo tinh thần Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, các cơ sở GDNN được phép dạy văn hóa. Với quan điểm đặt quyền lợi của học sinh lên hàng đầu, Bộ LĐTB&XH đã đề nghị Bộ GDĐT cho phép các trường trung cấp, CĐ đủ điều kiện được dạy văn hóa cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề hệ trung cấp. Tuy nhiên đến thời điểm này, câu chuyện đào tạo văn hóa trong trường nghề vẫn là mối quan tâm lớn.

Tại buổi họp trực tuyến góp ý quy định giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong cơ sở GDNN do Hội GDNN TP HCM tổ chức mới đây, TS Lê Lâm, Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn cho biết, để được chứng nhận hoàn thành chương trình bậc THPT, học sinh phải học đủ 7 môn như học sinh hệ giáo dục thường xuyên (GDTX). Nếu áp dụng học đủ 7 môn trong thời gian học nghề thì phải mất ít nhất 3,5 năm đến 4 năm vì hệ giáo dục thường xuyên học 2 năm 3 lớp cùng 1,5 năm đến 2 năm học nghề. Việc kéo dài thời gian học tập là 4 năm có thể sẽ ảnh hưởng đến quyết định học nghề sau THCS của học sinh.

Đại diện nhiều trường nghề cũng kiến nghị trường CĐ, trung cấp được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bậc THPT cho học sinh học nghề. Bởi lẽ, nếu việc học nghề một nơi, học văn hóa rồi cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bậc THPT một nơi sẽ gây phiền toái cho người học, phụ huynh cũng không muốn con họ phải học 2-3 nơi.

Theo TS Lê Lâm, nếu GDNN được tổ chức dạy các môn văn hóa cần xem lại biên độ thời gian đối với từng loại đối tượng chỉ cần học 4 môn (Toán, Văn và 2 môn tự chọn trong 5 môn còn lại Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa) hay học hoàn thành chương trình (7 môn) để xét hoàn thành chương trình giáo dục thường xuyên bậc THPT hoặc để thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, nên để các em có sự lựa chọn, được học tích lũy như tín chỉ để khi nào có điều kiện, khả năng, nhu cầu có thể đăng ký thi THPT.

Thời gian qua, đa số các trường đào tạo nghề thuộc Bộ LĐTB&XH kiến nghị: Nếu Bộ GDĐT quy định, học sinh tốt nghiệp THCS theo học trung cấp nghề cần học 4 môn văn hóa, đồng nghĩa cơ hội học liên thông lên hệ ĐH bị đóng lại. Các trường cũng khẳng định, đủ khả năng giảng dạy kiến thức THPT thay vì liên kết với trung tâm GDTX như hiện nay...

PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT nhìn nhận, đang có sự chồng chéo trong quy định, quản lý giáo dục phổ thông và GDNN. Do đó, rất cần sự thống nhất, có lợi cho người học, chứ không phải là sự đ.ánh đố.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Từ thiện làng Nủ: Hoàng Hường đáp trả Phạm Thoại cực gắt khi bị lên lớp dạy đời
16:02:45 23/09/2024
Hôn lễ 73 tỷ: Trần Kiều Ân và chồng thiếu gia visual đỉnh cao, nhưng Minh Đạo và dàn phù rể toàn nam thần Đài Loan mới hot
15:08:07 23/09/2024
'Sếp em Mailisa' 'bóc mẽ' gia cảnh con dâu, kịch tính như phim Hàn, yêu chiều?
15:16:06 23/09/2024
Vill Wannarot: Nàng thơ Tbiz nghi bị Jespipat đá vì bé ba, từng tố Huyền Baby
17:25:17 23/09/2024
Duy Mạnh - Tuấn Hưng ôm làm lành, kiếm 3 tỷ cho bà con vùng lũ, CĐM vẫn bàn tán
14:19:10 23/09/2024
Nam Em 'sưng mắt' vì tình cũ, chia tay bị đòi nợ, nghi vấn phát 'bệnh tâm lý'?
14:37:37 23/09/2024
Justin Bieber gặp khủng hoảng, 'người đỡ đầu' Diddy dính bê bối chấn động
16:07:02 23/09/2024
"Bà trùm" thẩm mỹ viện Mailisa cưới giúp việc cho con trai: Mẹ chồng khen con dâu có IQ cao!
17:55:41 23/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cách dùng thuốc cấp cứu cơn đau thắt ngực do thiếu m.áu cơ tim tại nhà

Sức khỏe

20:17:36 23/09/2024
Cơn đau khỏi rất nhanh, trong khoảng 1-15 phút, bệnh nhân có thể đi lại được bình thường, nhưng nếu bệnh nhân tiếp tục gắng sức thì cơn đau lại tái phát.

Mỹ nhân lột xác quá đỉnh với tạo hình sang chảnh nhất sự nghiệp, nhan sắc trẻ đẹp hơn cả thời mới vào nghề

Phim châu á

20:12:42 23/09/2024
Gần đây, bộ phim The Judge From Hell (Thẩm Phán Từ Địa Ngục) đang làm mưa làm gió cõi mạng bởi nội dung cực cuốn.

NSND Xuân Bắc mê cách Tuấn Hưng - Duy Mạnh kết đoàn, khán giả "dụ" làm show với 1 Anh Tài "đỉnh nóc kịch trần"

Nhạc việt

20:09:11 23/09/2024
Show diễn Anh Em Kết Đoàn của Tuấn Hưng và Duy Mạnh khép lại vào cuối tuần qua tại Tam Đảo, tạo nên cơn bão trên MXH với loạt các khoảnh khắc viral.

Mỹ nhân 'X-men' đón con thứ 2 sau khi cắt bỏ ngực

Sao âu mỹ

20:05:16 23/09/2024
Ngày 22.9, vợ chồng diễn viên Olivia Munn và John Mulaney lên Instagram thông báo với người hâm mộ về thành viên mới của gia đình.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 39: Bảo Anh bẽ bàng bị Thái từ chối thẳng tình cảm

Phim việt

20:02:21 23/09/2024
Luôn c.ao n.gạo tự nhận mình là vợ sắp cưới của Thái, Bảo Anh cảm thấy sốc khi bị anh nói thẳng chỉ coi như em gái không hơn.

5 lợi ích đáng kinh ngạc của bồ công anh với làn da

Làm đẹp

19:58:53 23/09/2024
Không chỉ là thành phần hữu hiệu trong nhiều phương thuốc, bồ công anh còn có nhiều tác dụng trong việc làm đẹp da.

Vợ Cường Đô La lần đầu lộ diện, có động thái lạ sau 2 tháng ở ẩn

Netizen

19:48:44 23/09/2024
Cách đây 2 tháng, vợ chồng Cường Đô La và Đàm Thu Trang gây chú ý khi cùng có động thái khóa bảo vệ trang cá nhân. Trong suốt từ tháng 7/2024 đến nay, cặp đôi không còn cập nhật cuộc sống thường xuyên như trước

Báo Hàn: Ông chủ Hàn Quốc muốn bán Landmark 72 Hà Nội

Tin nổi bật

19:41:57 23/09/2024
Công ty tái bảo hiểm toàn cầu AON Plc, chủ sở hữu của bất động sản này, muốn bán 100% cổ phần với giá hơn 1.000 tỷ won (khoảng 18.500 tỷ đồng).

Our Songs - Bài Hát Của Chúng Ta: Đã tai với loạt sân khấu trình diễn đấu vocal, kèm những màn "chặt c.hém" siêu vui!

Tv show

19:25:07 23/09/2024
Our Song - Bài Hát Của Chúng Ta là chương trình truyền hình thực tế âm nhạc mới được mua bản quyền từ format gốc cùng tên.

Kỹ năng đấu kiếm của Henry Cavill trong The Witcher đã ảnh hưởng đến Zoro trong One Piece live-action

Hậu trường phim

19:20:59 23/09/2024
Vai diễn Geralt of Rivia của Henry Cavill quá phi thường, đến nỗi đã truyền cảm hứng cho Mackenyu tạo nên những cảnh đấu kiếm tuyệt vời trong One Piece.

CNA: Việt Nam hướng tới là trung tâm đổi mới công nghệ

Thế giới

19:20:07 23/09/2024
Cũng theo CNA, bất chấp những bất ổn toàn cầu và động lực thương mại thay đổi, Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ.