Tiền mã hóa tiếp tục ‘dò đáy’
Các đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới nối dài chuỗi ngày giảm giá, khi Bitcoin giảm 16% thủng mốc 23.000 USD, Ether giảm hơn 18% về 1.200 USD, Solana giảm 16% về 28.000 USD.
Bitcoin chạm đáy 1,5 năm sau khi nền tảng cho vay Celsius “đóng băng” mọi hoạt động rút tiền, động thái gia tăng nỗi lo rằng rủi ro hệ thống trong hệ sinh thái tiền mã hóa sẽ đẩy nhanh tốc độ sụp đổ của thị trường tài sản kỹ thuật số.
Tại thời điểm bài viết, Bitcoin đã thủng mốc 23.000 USD và giao dịch quanh mốc 22.681 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020. Các đồng tiền mã hóa khác cũng không tránh khỏi giảm giá khi đà bán tháo lan rộng. Chỉ số MVIS CryptoCompare Digital Assets 100 đo lường 100 token giá trị nhất thế giới đã giảm 17%. Vốn hóa toàn thị trường giảm xuống dưới 1.000 tỷ USD vào ngày 13/6 (giờ địa phương).
Theo Steven McClurg, đồng sáng lập kiêm Giám đốc CNTT hãng quản lý tiền mã hóa Valkyrie Investments, nhận xét, “Các nguyên tắc cơ bản để hỗ trợ sự ổn định và phục hồi không có. Mọi thứ có thể và có xu hướng tồi tệ hơn trước khi trở nên tốt hơn”.
Cổ phiếu của các doanh nghiệp đang nắm giữ tiền mã hóa rung lắc dữ dội. MicroStrategy, hãng phần mềm xem việc mua bán Bitcoin là một phần chiến lược, giảm 25%. Block của cựu CEO Twitter Jack Dorsey giảm 13%. Các công ty đào Bitcoin như Marathon Digital Holdings và Riot Blockchain lần lượt giảm 12% và 10%.
Binance, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất hành tinh, tạm dừng hoạt động rút tiền khỏi mạng lưới Bitcoin vì vấn đề xử lý giao dịch. Tuy nhiên, nó đã được khôi phục vài tiếng sau đó.
Nhà đầu tư đua bán tháo do lo ngại Cục Dự trữ liên bang Mỹ ( FED) sẽ hành động quyết liệt hơn sau khi lạm phát tại Mỹ vào tháng 5 cao kỷ lục trong vòng 40 năm. Tiền mã hóa, vốn đã gặp khó khăn do các chính sách của FED trong vài tháng gần đây, tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề. Sự sụp đổ của hệ sinh thái Terra/Luna tháng trước và việc Celsius dừng việc rút tiền vào sáng 13/6 càng làm xói mòn lòng tin trên thị trường.
Bên cạnh Bitcoin, các đồng tiền khác cũng giảm sâu: Ether giảm khoảng 21% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2021; Avalanche giảm khoảng 20%, Solona 19% và Dogecoin giảm 21%. The Mike Novogratz, nhà sáng lập kiêm CEO Galaxy Digital Holdings, tiền mã hóa đang gần “đáy” hơn so với thị trường chứng khoán Mỹ. Bitcoin đã giảm khoảng 67%, còn Ether giảm 74% từ vùng đỉnh thiết lập hồi đầu tháng 11/2021. Chỉ số S&P 500 giảm khoảng 21% trong năm nay. Ông cho rằng chứng khoán sẽ còn giảm khoảng 15 đến 20% nữa.
Video đang HOT
Trong khi đó, các doanh nghiệp liên quan tiền mã hóa thông báo cắt giảm nhân sự, chuẩn bị cho “mùa đông tiền số”. Startup BlockFi cho biết, sẽ sa thải khoảng 20% nhân viên. Trước đó, công ty này đã mở rộng từ 150 nhân viên cuối năm 2020 lên hơn 850 ngày nay. CEO Zac Prince đăng tweet chia sẻ việc BlockFi bị ảnh hưởng vì “thay đổi mạnh mẽ của điều kiện vĩ mô”, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng.
Đây là tình cảnh chung của các công ty ty tiền mã hóa. Cuối tuần trước, Crypto.com tuyên bố cho 260 người thôi việc. Đầu tháng này, Gemini đuổi việc 10% nhân sự và cảnh báo ngành công nghiệp này đang trong “mùa đông tiền số”. Coinbase gia hạn thời gian tạm dừng tuyển dụng trong “tương lai trước mắt” và dự định hủy bỏ một số thư mời nhận việc.
Các vụ tấn công tiền mã hóa chấn động không kém Axie Infinity
Tựa game Axie Infinity bị hack 625 triệu USD chưa phải vụ tấn công tiền mã hóa chấn động nhất lịch sử.
Ngày 29/3, Ronin Network, sidechain của tựa game Axie Infinity, thông báo bị tấn công mạng và tổn thất hơn 625 triệu USDC và Ether (ETH). Đây có thể là vụ hack tiền mã hóa lớn nhất lịch sử.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh hành pháp về tiền mã hóa, trong đó yêu cầu các cơ quan chức năng phối hợp hành động nhằm giảm thiểu các hành vi tài chính phi pháp và nguy cơ an ninh quốc gia do tiền mã hóa gây ra. Thị trường tài sản kỹ thuật số chạm mốc 3.000 tỷ USD trong tháng 11/2021, tăng 21.000% so với năm 2016 song con đường này không hề bằng phẳng mà được ví như "tàu lượn siêu tốc". Thị trường hứng chịu nhiều vụ tấn công mạng, dẫn đến tổn thất không hề nhỏ và gây lo ngại cho các nhà quản lý lẫn nhà đầu tư toàn cầu.
Theo thống kê của hãng phân tích Crystal Blockchain, tính riêng năm 2021, hacker đã cuỗm hơn 4,25 tỷ USD từ thị trường crypto, tăng gần gấp ba lần năm 2020. Cách thức nhanh nhất để đánh cắp tiền mã hóa đó là tấn công các giao thức tài chính phi tập trung (DeFi), với số tiền bị mất lên tới 1,4 tỷ USD. Đó là do tính chất mới mẻ của công nghệ dẫn đến nhiều lỗ hổng.
Theo Chris Caruana, Phó Chủ tịch nền tảng giải pháp tội phạm tài chính Feedzai, các công ty tài chính truyền thống hiểu rằng cần phải có nhiều lớp bảo vệ để mọi người có thể tin tưởng đặt tiền vào tay họ. Trong khi đó, các sàn tiền ảo nói riêng và hệ sinh thái nói chung chưa trải qua nhiều "nỗi đau" như vậy.
Cùng nhìn lại những vụ hack tiền mã hóa lớn nhất lịch sử trước sự cố Ronin Network và Axie Infinity.
1. Poly Network (2021) - 611 triệu USD
Năm 2021, nền tảng hợp đồng thông minh (smart contract) Poly Network bị tấn công mạng. Poly Network cho phép người dùng trao đổi token giữa các blockchain riêng biệt như Bitcoin và Ethereum.
Ngày 8/10/2021, hacker đã chuyển số token Poly Network trị giá 611 triệu USD đến ba ví mà chúng kiểm soát. Theo chuyên gia bảo mật Mudit Gupta, kẻ tấn công đã tìm ra một cách để mở khóa (unlock) token trên giao thức Poly Network mà không cần khóa (lock) token tương ứng trên các blockchain khác.
Một điều may mắn với nền tảng này là ngay hôm sau, hacker bắt đầu trả lại token cho họ. Vài người suy đoán thủ phạm làm vậy vì không bán được token, song số khác lại cho rằng hacker chỉ đánh cắp token cho vui. Cuối cùng, tất cả tài sản đã về với chủ, ngoại trừ 33 triệu USD Tether.
2. Coincheck (2018) - 547 triệu USD
Tháng 1/2018, sàn tiền ảo Coincheck của Nhật Bản thông báo 547 triệu USD NEM - một loại crypto không quá phổ biến - đã bị đánh cắp. Công ty thừa nhận lưu trữ tài sản trong "ví nóng", tức là một cửa hàng tiền ảo kết nối Internet và dễ bị tấn công. Không lâu sau sự cố, 16 sàn tiền ảo tại Nhật đã hợp nhất để thành lập cơ quan tự quản. Hiệp hội Dịch vụ tài chính Nhật Bản yêu cầu tất cả các sàn phải báo cáo về năng lực phòng vệ của họ.
Coincheck hiện đã về tay tập đoàn Monex, trong khi vẫn chưa rõ ai là thủ phạm đứng sau vụ tấn công. Tuy nhiên, 30 người đã bị bắt vì liên quan đến việc bán tài sản mất cắp.
3. Mt. Gox (2014) - 480 triệu USD
Vụ trộm tiền mã hóa đầu tiên được công bố rộng rãi - có lẽ cũng là vụ nổi tiếng nhất - là vụ đánh cắp 480 triệu USD từ sàn giao dịch Mt. Gox - cũng của Nhật Bản - vào năm 2014. Thành lập năm 2010, chỉ 4 năm sau, Mt. Gox đã xử lý hơn 70% giao dịch Bitcoin.
Tháng 2/2014, sàn bất ngờ tạm dừng giao dịch, đóng cửa dịch vụ và nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Không lâu sau, công ty tiết lộ tối đa 850.000 Bitcoin đã biến mất. Thời điểm đó, giá trị quy đổi vào khoảng 480 triệu USD, song ngày nay tương đương gần 35 tỷ USD.
CEO Mt. Gox Mark Karpeles bị bắt giữ sau đó.
4. KuCoin (2020) -285 triệu USD
Tháng 9/2020, sàn giao dịch tiền ảo trụ sở tại Singapore KuCoin tiết lộ bị mất 275 triệu USD tiền ảo, bao gồm 127 triệu USD token ERC20 được dùng trong các smart contract Ethereum. CEO Johnny Lyu cho biết hacker đã lấy được khóa riêng tư của các "ví nóng" của sàn. Phần lớn token sau đó được khôi phục và 16% còn lại được bảo hiểm, do đó, tất cả khách hàng đều được hoàn tiền.
Sau vụ tấn công, sàn đã tăng cường các biện pháp bảo mật như bổ sung hệ thống quản trị rủi ro, tái cấu trúc bộ phận an ninh mạng. KuCoin vẫn là một trong các sàn giao dịch crypto phổ biến nhất.
5. BitGrail (2018) - 170 triệu USD
Vài tuần sau vụ Coincheck, một sàn tiền ảo nhỏ của Italy là BitGrail cũng bị hacker "ghé thăm" và đánh cắp 170 triệu USD đồng Nano. Sàn phải đóng cửa và không thể hoàn tiền cho khách hàng.
Một tòa án Italy chỉ ra số coin đã bị đánh cắp khỏi các ví của sàn nhiều tháng trước, có lẽ từ tháng 6/2017 và kết luận CEO có lỗi vì thiếu các biện pháp bảo mật.
6. Bitfinex (2016) - 72 triệu USD
Sàn tiền ảo Hong Kong Bitfinex bị mất 120.000 Bitcoin, trị giá 72 triệu USD, vào năm 2016. 2.000 giao dịch được định tuyến lại vào một ví do hacker kiểm soát. Vụ việc khiến giá trị Bitcoin giảm 20%. Tháng trước, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo đã tịch thu được số Bitcoin mất cắp, bắt giữ hai vợ chồng Ilya Lichtenstein và Heather Morgan với cáo buộc âm mưu rửa tiền ảo.
Bitcoin bất ngờ "tỉnh giấc", vượt mốc 45.000 USD Rạng sáng nay (28/3), Bitcoin bất ngờ vượt qua mốc quan trọng 45.000 USD, mở ra cơ hội lớn để bắt đầu xu hướng tăng trong năm. Đồng tiền mã hoá này đã chạm giá 47.583 USD ngay giờ giao dịch đầu tiên của thị trường Hong Kong, thoát ra khỏi phạm vi giá tích luỹ 35.000 USD đến 45.000 USD từ đầu...