Tiên học lễ, khi thầy cô dạy chữ “lễ”
Vừa rồi, câu chuyện “Tiên học lễ, hậu học văn” ầm ĩ chia phe. Tôi nghĩ mãi về chữ “Lễ” mà mọi người tranh luận.
Chúng ta đang hiểu về chữ “Lễ” này thế nào thì đúng là chục người mười ý. Có người thì cho chữ “Lễ” là sự phục tùng.
Lại có người cho rằng đó là cách ứng xử có văn hóa. Có người nói: Hãy hỏi học trò về chữ “Lễ” chúng đang hiểu thế nào? Tôi thì lại muốn hỏi các thầy cô: Chữ “Lễ” thầy cô đang dạy thế nào? Muốn “Tiên học lễ” thì phải xem “Tiên dạy lễ” chứ, phỏng ạ?
Có những chữ “Lễ” cũ kỹ
Thật không khó để tìm thấy những chữ “Lễ” cũ kỹ trong môi trường giáo dục hiện tại. Nơi mà tương truyền rằng có 2 điều học sinh phải nhớ: Điều 1: Thầy cô là cha là mẹ, thầy cô luôn đúng. Điều 2: Không có điều 2. Một phát biểu khác ý thầy, nằm ngoài hiểu biết của thầy có thể thành tội gây rối lớp học. Tôi đã từng bị tuyên bố cho thi lại năm đó ngay khi mới là những tiết đầu của học kỳ 1. Và quả thật, thầy nói thì không sai bao giờ, năm đó tôi thi lại môn của thầy thật.
Chưa bao giờ chúng ta bàn nhiều về chữ “lễ” như hiện nay… Ảnh: S.t
Khi kể câu chuyện này trên trang cá nhân của mình, nhiều phụ huynh chép miệng với tôi rằng: “Lễ” là lễ lạt. Giờ phụ huynh mà không “lễ lạt” trước thì con mình bị “lễ độ” ngay. Giờ phụ huynh không chỉ “lễ lạt” 20/11 mà còn là tết nhất, 20/10, 8/3 (tặng quà cho cô giáo và vợ, bạn gái của thầy giáo), sinh nhật thầy cô, ngày thành lập trường… Chưa kể, học thêm cũng là một thứ “lễ bái”, nhiều đứa trẻ không đi học thêm là xác định luôn điểm kém. Họp phụ huynh đầu năm thành “lễ ra mắt” là chuyện bình thường.
Có nhiều chữ “Lễ” cũ kỹ như thế vẫn còn tồn tại trong môi trường giáo dục dù xã hội lên án gay gắt bao năm qua nhưng vẫn còn bao nhiêu phụ huynh chỉ vì “mong thầy cô để mắt đến con” mình mà không sao chấm dứt nổi. Trong một xã hội mà khái niệm “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” rõ ràng chữ “Lễ” cũng bị nhuốm màu nhem nhuốc. Đến mức nhiều trường phải ra quy định, đặt “quota” mức quà mừng thầy cô không được quá 500K. Tức là không ngăn được văn hóa quà cáp mà phải chấp nhận nó bằng giới hạn.
Những chữ “Lễ” cũ kỹ ấy thật khó mà ngày một ngày hai loại bỏ đi được khi mà nó đã bén rễ đến mức thành “lễ nghi”, “lễ tục”. Và nó thật sự khiến chữ “Lễ” thành thứ nhiều người muốn loại bỏ nó. Những đứa trẻ học “lễ phép” theo hướng phục tùng, cấm cãi khiến chúng vào khuôn khổ, đánh mất cái tôi, bản sắc, sức phản biện, độc lập. Giống như văn mẫu, dù ban đầu ý nghĩa của nó là chia sẻ cái đẹp, cái hay để học được cái hay, cái đẹp nhưng cuối cùng nó lại thành “khuôn vàng thước ngọc” chính xác đến từng câu chữ, sai văn mẫu là điểm kém, đúng văn mẫu là điểm cao. Hàng ngàn đứa trẻ viết ra những bài văn vô hồn, giống hệt nhau khi tả về bà, về một lần về quê, những con bò giống nhau, những lũy tre làng giống nhau… Không đứa trẻ nào dám khác đi vì khác đi là điểm kém. Không cha mẹ nào dám khác đi vì khác đi có thể làm khổ con mình. “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Chữ “Lễ” biến câu ca dao ấy thành kim chỉ nam cho lễ lạt là vậy.
Video đang HOT
Những chữ “Lễ” cũ kỹ, bao giờ thì ngưng?
Hiểu chữ “Lễ” để học chữ “Lễ”
Trong cuộc tranh luận liên hồi bất tận về việc bỏ hay giữ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, nhiều người dẫn chứng về bộ môn Giáo dục công dân – một môn học đại diện cho chữ “Lễ” đang được dạy ở trường. Rằng môn đó đang bị coi là môn phụ. Đó là những tiết học về kỹ năng sống, ứng xử trong cuộc sống, đan xen là thường thức pháp luật. Ở các trường tư, Giáo dục công dân được “nâng level” bằng Công dân toàn cầu hay Kỹ năng sống. Chữ “Lễ” trong Giáo dục công dân ấy chính là học làm người.
Chữ “Lễ” trong những bài văn mẫu phân tích câu “Tiên học lễ, hậu học văn” là học làm người, chữ “Đức”, phép đối nhân xử thế, tôn ti trật tự… Nên nếu chỉ nằm trong môn Giáo dục công dân thì quả là ít ỏi. Chữ “Lễ” học ở trường đâu phải chỉ ở môn Giáo dục công dân, phỏng ạ?
Tôi vẫn nghĩ rằng chữ “Lễ” cần phải được hiểu cho đúng trước khi học cho đúng. Là lũ trẻ của chúng ta cần phải được hiểu chữ “Lễ” trước khi được học về chữ “Lễ”. Tôi có chị bạn vừa làm một khảo sát nhỏ với 10 bạn học sinh. Chỉ có 1 bạn nói rằng “Lễ là học làm người, học đối nhân xử thế”. Còn đâu các em đều trả lời rằng lễ là lễ phép, lễ độ, ngoan, vâng lời, không cãi, kính trọng người trên, biết dạ thưa…
Tất nhiên, một khảo sát nhỏ xíu như vậy chẳng nói lên kết quả đúng. Nhưng tôi tin rằng có làm một khảo sát lớn hơn thì kết quả cũng sẽ vẫn vậy. Là bởi ngoài những bài văn mẫu và môn Giáo dục công dân, dường như chúng ta ít đề cập đến chữ “Lễ” một cách trực diện. Tất cả đều khá là chung chung và tùy theo giáo viên.
Thậm chí, khi được hỏi, nhiều em học sinh cũng không hề nghĩ bộ quy tắc ứng xử, nội quy trường, những tiêu chí đánh giá hạnh kiểm, điểm văn minh là một phần trong chữ “Lễ” mà các em đang được dạy. Dường như, với hầu hết học sinh, “Lễ” chỉ được hiểu là lễ phép. Hoặc cao xa hơn, “Lễ” là thứ lồng trong khung kính những bài văn mẫu, lý thuyết và chỉ có giá trị mô tả nhiều hơn là thực hành. Hỏi học sinh: Em đang học chữ “Lễ” thế nào trong nhà trường? Chắc chắn, câu trả lời có thể rất… sách vở.
Khi học sinh chưa hiểu chữ “Lễ” thì thầy cô giáo biết dạy các em thế nào?
Thầy cô dạy chữ “Lễ” thế nào?
Có nhiều nhà giáo nói với tôi rằng: Dân chủ học đường là thứ khiến chữ “Lễ” ngày nay bị coi nhẹ. Học trò ngày nay có thể đưa thầy cô giáo của chúng lên “đoạn đầu đài” chỉ bằng một clip quay lén tung lên mạng. Nhiều phụ huynh theo trường phái “Con tôi là nhất” mà sẵn sàng xông thẳng vào lớp tát giáo viên. Rồi dân chủ học đường là cái cùm trói giáo viên khi học sinh vô kỷ luật thầy cô nói không được. Chữ “Lễ” bị dân chủ học đường trói buộc và làm cho mai một.
Tôi không nghĩ vậy. Trái lại, tôi còn đồng tình với việc thực hành dân chủ trong học đường. Chữ “Lễ” cũ cần được làm mới lại bằng dân chủ học đường. Nhưng không phải dân chủ theo kiểu cào bằng hay coi giáo dục như một cuộc mua bán được tính bằng học phí, biến mối quan hệ thầy – trò thành người bán chư – khách hàng mua chữ. Dân chủ phải được xây dựng bằng sự tôn trọng. Không chỉ là tôn sư trọng đạo mà còn phải là sự tôn trọng trở lại từ chính các thầy cô với học sinh.
Chữ “Lễ” ở thời đại mới này chính là chữ “Lễ” từ việc học cách tôn trọng. Là chính các thầy cô bắt đầu học lễ trước khi dạy văn. Tôn trọng người học trước khi truyền thụ kiến thức hay khai phóng đầu óc cho họ. “Nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa… Thầy”. Tôi nghĩ vậy. Một học trò được thầy cô tôn trọng sẽ biết tôn trọng thầy cô. Dạy chữ “Lễ” cho học trò bằng việc sử dụng chữ “Lễ” khi làm thầy, làm cô.
Tôi biết nhiều phụ huynh ngày nay cũng không còn coi trọng việc con em mình đi hỏi về chào, vào bữa cơm không cần mời cha, mời mẹ. Khi nói chuyện với người hơn tuổi không cần thêm chữ “ạ” vào cuối câu, không ai bắt con em mình phải khoanh tay khi chào hỏi. Nhiều cha mẹ ngày nay hiện đại hơn khi cho phép con em mình không phải chào nếu như người lớn kia các lần trước đó không đáp lại lời chào của con họ. Kiểu “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”, người thế nào ta đáp lại như thế. Nhiều bài học dạy con đừng làm người tốt vì “nước trong thì không có cá, người tốt quá thì không ai chơi”.
Đến cả tôn sư trọng đạo cũng là tôn trọng những thầy dạy môn chính còn môn phụ thì… thôi. Những câu chuyện bên bàn ăn mà cha mẹ thoải mái bình phẩm thầy giáo, cô giáo của con là “thầy ngu” “cô dốt” chỉ vì một quy định cha mẹ thấy ngớ ngẩn.
Như một dạo trường con tôi quy định học sinh phải đồng phục đi giày mũi đen, nhiều phụ huynh bảo con: Đó là quy định ngớ ngẩn, nhà trường vẽ rắn thêm chân. Con không cần làm theo”. Là chính các phụ huynh đang quên mất rằng việc học làm người của các con, chữ “Lễ” của các con phải bắt đầu từ kỷ luật, sự tôn trọng những quy định chung của nhà trường bây giờ và mai này là xã hội, những nguyên tắc xã hội.
Chữ “Lễ” mà thầy cô giáo nên dạy học trò cũng chính là việc xây dựng những nguyên tắc kỷ luật có trong chính những nội quy của trường. Xây dựng nội quy của trường theo hướng dạy các con thành người, tuân thủ những chuẩn mực đã được quy định chứ không phải là sự vô kỷ luật. Một đứa trẻ không tuân thủ quy định chung không thể nói được rằng nó là một đứa trẻ cá tính, có cái tôi được. Không thể đánh tráo khái niệm rằng 40 đứa trẻ đua xe bị bắt vừa rồi là những đứa trẻ cá tính mạnh mẽ, khát khao thể hiện cái tôi, có đam mê (tốc độ) và can đảm được. Hay những đứa trẻ không chịu mặc đồng phục là những đứa trẻ dũng cảm giữ bản sắc cá nhân.
Thầy cô dạy chữ “Lễ” cho học trò chính là bằng sự để tâm chứ đừng chỉ là để mắt. Để tâm mới nhìn ra sự thay đổi trong mỗi đứa trẻ, uốn nắn kịp thời, có buông có neo. Là mỗi người thầy phải bắt đầu từ sự gương mẫu của chính bản thân mình. Xin đừng để chữ “Lễ” chỉ để treo trong các ngôi trường và muôn năm vẫn chỉ là những chữ “Lễ” cũ kỹ. Thầy cô mới chính là người làm mới chữ “Lễ” đó, biến chữ “Lễ” đó thành thứ đáng học, cần học, nên học. Đừng đổ lỗi cho các phụ huynh hay dân chủ học đường trong con trẻ. Là thầy cô, chữ “Lễ” mà thầy cô muốn dạy là gì?
Học sinh lo hổng kiến thức khi học online, mong bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10
Hầu hết học sinh lớp 9 ở Hà Nội đều không tự tin vào lượng kiến thức hiện có và lo nếu thi vào lớp 10 THPT công lập bằng 4 môn sẽ không đạt điểm cao.
Gần kết thúc học kỳ 1 năm học 2021 - 2022 nhưng Trần Ngọc Phương, lớp 9 trường THCS Ngô Quyền (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn chưa được tới trường học trực tiếp, trong khi bạn bè tại nhiều huyện ngoại thành đến trường được hơn 5 tuần. Nữ sinh sốt ruột khi chỉ còn khoảng nửa năm nữa là kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội diễn ra.
"5 tháng học trực tuyến, kiến thức của em bị hổng khá nhiều. Mặc dù các nội dung trong chương trình học được giảm tải so với năm ngoái nhưng em và các bạn đều thấy lo lắng, không tự tin để tham gia kỳ thi vào lớp 10. Ngoài thời gian học trực tuyến, em phải học thêm 3 môn Toán, Văn, Anh để bồi dưỡng thêm các kiến thức cũng như luyện đề thi", Phương nói và hy vọng Hà Nội bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10 năm học tới.
(Ảnh minh hoạ: H.C)
Nguyễn Thế Nam, học sinh lớp 9 trường THCS Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) thấp thỏm, sốt ruột mong ngày học trực tiếp để ôn thi chuyển cấp hiệu quả hơn. Nam đánh giá, học trực tuyến chỉ đạt 50% hiệu quả so với học trực tiếp. Chỉ còn hơn 5 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi vào lớp 10 công lập, nhưng các kiến thức của em còn yếu. Em và các bạn từng thử qua một số đề kiểm tra nhưng điểm số thấp, chưa đạt mức trung bình. Điều này càng khiến em lo lắng không thể đỗ được vào trường THPT công lập.
"Hy vọng đợt thi vào lớp 10 tới, Hà Nội sẽ bỏ môn thi thứ tư vừa để học sinh yên tâm hơn và giảm áp lực học. Nếu học trực tuyến kéo dài mà vẫn phải thi 4 môn vào lớp 10 sẽ là thiệt thòi với chúng em", Nam nói
Đăng Nguyên Lâm, học sinh lớp 9 trường THCS Đông Quang (Ba Vì) cho biết, năm nay thi cuối cấp nên em rất lo lắng. Trước khi được đi học trực tiếp, em phải học trực tuyến cả ngày. Trong đó, buổi sáng em học theo lịch của trường, buổi chiều tham gia các lớp học thêm cùng các bạn. "Việc học thêm trực tuyến kéo dài nhưng khó hiệu quả vì em không có máy tính, học trên điện thoại màn hình bé, mờ rất đau mỏi mắt", Lâm chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Lan, Hiệu trưởng trường THCS Mai Đình, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) chia sẻ, trường rất lo lắng cho chất lượng học sinh lớp 9 năm nay vì đây là lứa học sinh chịu ảnh hưởng dịch bệnh 3 năm liên tiếp, phải học trực tuyến nhiều đợt, chất lượng dạy học không thể bằng trực tiếp. Do Hà Nội chưa công bố môn thi thứ 4, học sinh phải cùng lúc học và ôn tập kiến thức tất cả môn.
Bà Lan đề xuất, Hà Nội nên bỏ môn thi thứ 4 để giảm áp lực cho học sinh, hoặc nên công bố sớm môn thi để học sinh có kế hoạch ôn tập, thay vì chờ đợi đến tháng 3 năm sau.
Hiệu trưởng một trường quận Ba Đình cho rằng, với tình hình dịch bệnh hiện nay hết học kỳ 1 học sinh vẫn chưa thể đến trường. Chất lượng dạy học trực tuyến khó có thể đánh giá đạt bao nhiêu phần trăm so với trực tiếp. Từ đầu năm học, Bộ GD&ĐT đã tinh giản chương trình, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng giảm thời lượng môn học từ 45 phút xuống còn 40 phút. Nhiều nội dung khuyến khích học sinh tự đọc, tự học hoặc giáo viên gửi video để giảm thời gian các em ngồi trước màn hình máy tính, điện thoại.
"Năm ngoái, các địa phương như Nghệ An, Hải Dương, Hải Phòng, Tuyên Quang đều thi tuyển lớp 10 với 3 bài thi. Do đó, Hà Nội nên bỏ môn thi thứ 4 hoặc công bố môn thi sớm để các trường, học sinh chủ động có kế hoạch dạy học và ôn tập nhằm giảm áp lực cho học sinh", hiệu trưởng nói.
Trưởng Phòng GD&ĐT Hà Đông, bà Phạm Thị Lệ Hằng, nói rằng thời gian tới phòng sẽ lấy ý kiến phụ huynh về nguyện vọng có nên thi bài thi thứ 4 hay không, sau đó đề xuất với Sở GD&ĐT.
Trước mắt, nhiều phụ huynh mong các trường THCS xếp lịch dạy ôn tập, phụ đạo kiến thức 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh cho học sinh lớp 9. Tuy nhiên, đơn vị cũng phải xin ý kiến Sở GD&ĐT vì Hà Nội chưa cho phép các trường dạy thêm buổi chiều nhằm giảm áp lực học trực tuyến cho các em.
"Với năm học đặc biệt, học trực tuyến kéo dài gần hết học kỳ 1 như năm nay, Hà Nội nên tính đến phương án bỏ môn thi thứ 4 để giảm áp lực cho học sinh. Nếu không giảm hoặc không công bố sớm, học sinh vừa phải học vừa phải ôn tập tất cả các môn sẽ vất vả, áp lực", bà Hằng nói.
Hà Nội: Các trường tổ chức kiểm tra học kỳ 1 linh hoạt, nghiêm túc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trực tiếp, trực tuyến phù hợp với kế hoạch dạy học thực tiễn của đơn vị. Học sinh thi trực tuyến với hai thiết bị máy tính. (Ảnh: PM/Vietnam ) Chuẩn bị cho công tác kiểm tra đánh giá và...