Tiền hậu bất nhất như Donald Trump
Ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump kêu gọi thực hiện các biện pháp trừng phạt phụ nữ phá thai nếu hành động này bị xem là bất hợp pháp.
Những bình luận của ông trong cuộc phỏng vấn với kênh MSNBC gây ra làn sóng chỉ trích dữ dội.
Vì thế, không lâu sau khi đoạn video phỏng vấn được phát sóng, tỉ phú này đã thay đổi quan điểm.
Ông Trump cho rằng vấn đề phá thai nên được chính quyền các bang xử lý, đồng thời nói các bác sĩ thực hiện những ca phá thai là người chịu trách nhiệm, và ủng hộ lệnh cấm phá thai.
Ông Trump phản đối việc phá thai. Ảnh: Reuters
“Bác sĩ hay bất kỳ ai có hành động trái phép nói trên đối với phụ nữ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý chứ không phải phụ nữ” – ứng viên đảng Cộng hòa này nói lại.
Các phát biểu trước đó của tỉ phú Trump dẫn đến cuộc tranh cãi nảy lửa từ những người ủng hộ quyền phá thai cũng như từ các đối thủ.
Phá thai từ lâu vốn là vấn đề gây chia rẽ trong chính trị Mỹ mặc dù phá thai được xem là hợp pháp theo phán quyết của Tòa án Tối cao từ năm 1973. Phản đối việc phá thai đã trở thành vấn đề trung tâm của hầu hết chính trị gia bảo thủ. Quan điểm chính thức của đảng Cộng hòa vẫn là nên cấm việc phá thai.
Video đang HOT
Ông John Kasich, ứng viên đảng Cộng hòa, cho rằng: “Tất nhiên, phụ nữ không nên bị trừng phạt”. Ông Kasich nhấn mạnh rằng ông phản đối việc phá thai, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như hiếp dâm.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Ted Cruz, đối thủ đồng đảng với ông Trump, cho rằng ông Trump không suy nghĩ thấu đáo về vấn đề này. Quan chức này nói: “Quan tâm đến mạng sống của những đứa trẻ chưa ra đời vẫn chưa đủ mà còn phải quan tâm đến người mẹ”.
Trái lại, bà Dawn Laguens thuộc tổ chức chăm sóc sức khỏe phụ nữ Planned Parenthood Action Fund, gọi tuyên bố của ông Trump là “rất nguy hiểm”.
Theo cuộc thăm dò mới đây trong tháng 3, khoảng 66% cử tri phụ nữ nói rằng họ không hài lòng về quan điểm của ông Trump.
Xuân Mai (Theo BBC, Reuters)
Theo_Người lao động
Vai trò của Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ
Các ứng viên hàng đầu của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng dường như không chú ý nhiều đến sức mạnh quân sự của Trung Quốc mà chủ yếu tập trung vào năng lực kinh tế cũng như việc thiếu hụt yếu tố nhân quyền ở nước này.
Điều đó phản ánh những lo ngại của Hoa Kỳ về tương lai kinh tế của đất nước mình, đồng thời cũng cho thấy Washington đã "chán ngán" việc can thiệp quân sự ở các nơi trên thế giới.
Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Bernie Sanders là người thể hiện quan điểm này rõ ràng nhất trong số các ứng viên. Bằng một lối hành văn rõ rệt, ông là một người chủ trương bảo hộ nền công nghiệp trong nước. Những chỉ trích của ông đối với chính sách hiện thời của Trung Quốc được nêu rõ trong bài diễn thuyết về "Thu nhập và sự giàu có".
Ông chỉ trích "NAFTA, CAFTA và PNTR với Trung Quốc đã khiến mức lương của người lao động bị giảm sút và khiến nhiều người Mỹ mất việc làm". Ông cũng phản đối những hiệp định tương tự trong tương lai và tìm kiếm sự thay đổi cho những thỏa thuận hiện hành để đảm bảo cái gọi là "công bằng thương mại" thay vì "tự do thương mại". Thay vì những hiệp định thương mại như TPP, ông Sanders cho rằng Mỹ nên "phát triển các chính sách thương mại trong đó yêu cầu các tập đoàn của Mỹ phải tạo ra việc làm ở trong nước chứ không phải ở nước ngoài".
Thượng nghị sĩ Sanders cũng không chú ý nhiều đến chính sách đối ngoại. Khi đề cập đến chính sách này, ông đề xuất ngăn chặn sức mạnh quân sự của Trung Quốc bằng cách " tăng cường khả năng áp đặt trừng phạt của Nhà Trắng lên bất kỳ cá nhân và quốc gia nào vi phạm lệnh cấm buôn bán vũ khí với Bắc Kinh". Ngoài ra, là một thành viên ban lãnh đạo Ủy ban nhân quyền của Quốc hội, ông Sanders cũng lên tiếng tố cáo những vi phạm về nhân quyền và tự do tôn giáo của Trung Quốc.
Đối với tỷ phú Donald Trump, ứng viên đảng Cộng hòa, nhiều nhà quan sát nhận thấy rằng ông có nhiều điểm tương đồng với Thượng nghị sĩ Bernie Sanders trong vấn đề Trung Quốc. Chính sách của ông Trump đối với Bắc Kinh cũng tập trung vào khía cạnh kinh tế. Ông cũng phản đối Hiệp định TPP vì theo ông, đó là "một thỏa thuận được thiết kế để mời Trung Quốc vào Mỹ thông qua "cửa sau" và có nhiều lợi thế so với các nước khác".
Cũng giống như Sanders, ông chỉ trích Bắc Kinh vì đã lấy đi công việc của người Mỹ. Tỷ phú Trump kêu gọi Trung Quốc chấm dứt việc tự điều chỉnh đồng nhân dân tệ và yêu cầu nước này phải tôn trọng luật sở hữu trí tuệ, chấm dứt hỗ trợ xuất khẩu cũng như giảm nợ liên bang để Trung Quốc không thể "hăm dọa" nền tài chính Mỹ.
Đối với chính sách quốc phòng của Trung Quốc, ông Trump cũng chỉ đề cập đến một phần nhỏ. Ông kêu gọi tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông nhằm đối phó với "sự liều lĩnh" của Bắc Kinh.
Các ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ đều muốn kìm hãm sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Nguồn: Youtube
Ứng viên đảng Cộng hòa Marco Rubio cũng tập trung vào các vấn đề kinh tế nhưng có một cách giải quyết tương đối khác. Ông tuyên bố rằng "nếu trở thành Tổng thống Mỹ, tôi sẽ không đáp trả những cách hành xử thiếu đúng đắn của kinh tế Trung Quốc thông qua trả đũa gay gắt và sẽ khiến Mỹ cũng chịu tổn thất tương đương; thay vào đó tôi sẽ củng cố sự kiên định của Mỹ trong thương mại và thị trường tự do".
Tuy nhiên, ông Rubio cho biết vẫn sẵn sàng áp đặt các lệnh trừng phạt nếu Bắc Kinh vi phạm luật về sở hữu trí tuệ. Ông cho rằng "nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng lực lượng quân sự để bao biện cho hành động bất hợp pháp của mình thì ông sẽ không do dự trong hành động".
Ông Rubio cũng ủng hộ việc tiến hành thêm các cuộc tuần tra tự do hàng hải, coi đó là phương thức cần thiết để chống lại sự hung hăng của Trung Quốc. Mỹ tham gia khá nhiều các cuộc tuần tra như vậy hàng năm, bao gồm quanh khu vực gần Canada và Chile.
Thượng nghị sĩ bang Texas, Ted Cruz, ứng viên đảng Cộng hòa, nhấn mạnh những vi phạm về nhân quyền của chính phủ Trung Quốc. Danh sách mà ông Cruz đưa ra gồm có "các dân tộc thiểu số, các thành phần tôn giáo, những phe bất đồng quan điểm và những nhà bảo vệ nhân quyền".
Thống đốc bang Ohio, thành viên đảng Cộng hòa, John Kasich cũng đã có những phát ngôn rất to tát nhưng lại không mang nhiều ý nghĩa. Ông nhấn mạnh rằng: "Trung Quốc chỉ có thể hiểu một điều, đó không phải là lời nói mà phải hành động". Đối pháp của ông Kasich là triển khai một lực lượng quân sự đến khu vực Biển Đông và tái đặt các căn cứ chỉ huy chiến đấu ở Guam. Và đó cũng không phải là ý tưởng gì mới mẻ so với chính sách của chính quyền Obama.
Về phần bà Hillary Clinton, không ngạc nhiên khi bà là ứng viên duy nhất đề cập đến mối quan hệ Mỹ - Trung dưới khía cạnh chính sách đối ngoại. Cựu Ngoại trưởng Mỹ mong muốn cân bằng giữa sự quyết đoán và ngoại giao nhưng không giải thích điều đó có nghĩa là gì. Bà thường thể hiện mối quan ngại sâu sắc về vấn đề nhân quyền của Bắc Kinh, đặc biệt là quyền phụ nữ.
Bà từng ủng hộ tự do thương mại nhưng đã tạm ngừng theo đuổi chính sách này, ít nhất là cho đến khi kết thúc cuộc bầu cử và bà không cần phải cạnh tranh với ông Sanders. Gần đây, bà Hillary Clinton kêu gọi nên hủy bỏ các lợi ích về thuế cho các tập đoàn nếu như những doanh nghiệp này để việc làm đi ra nước ngoài.
Theo Aaron Friedberg, cựu cố vấn an ninh quốc gia cho Phó Tổng thống Dick Cheney, "không phải IS, Iran hay Nga là vấn đề, mà về lâu dài, thách thức lớn nhất chính là Trung Quốc".
Douglas Paal, cựu nhà ngoại giao Mỹ tại Đài Loan, phân tích: "Công chúng đang quan tâm nhiều đến IS và Nga trước khi họ quay sang để ý Trung Quốc. Mọi người nên lo ngại về Bắc Kinh nhiều hơn hai vấn đề trên".
Theo xu hướng hiện tại, vị Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ sẽ nhận nhiệm sở với sự chú ý đặc biệt cho TPP và các sáng kiến thị trường tự do khác. Tổng thống mới sẽ không ưu tiên các vấn đề quân sự cũng như không ủng hộ mạnh mẽ việc đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc trên các vùng biển.
Bài phân tích thể hiện quan điểm của tác giả Amitai Etzioni, giáo sư Đại học George Washington. Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Tuệ Minh (lược dịch)
VietBao.vn (Theo Infonet>>>)
Điều cấm kỵ Chính trường Mỹ đang chứng kiến cử tri cởi mở hơn đối với một loạt vấn đề từng bị xem là gây nhiều tranh cãi: nghị sĩ đồng tính, ứng viên chính trị ăn nói hàm hồ, có máu lăng nhăng hoặc từng dùng ma túy... Dù vậy, vẫn còn một điều bị xem là cấm kỵ: sức khỏe tâm thần của chính...