“Tiên đoán” bị lãng quên của Leonardo da Vinci: Không ngờ đi trước thời đại hàng thế kỷ
Các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên trước thí nghiệm đi trước thời đại hàng thế kỷ của thiên tài toàn năng Leonardo da Vinci.
Theo đó, trong một bài báo đăng trên tạp chí Leonardo, các nhà nghiên cứu đã tiến hành xem xét một trong những cuốn sổ tay của danh hoạ Leonardo da Vinci và nhận ra rằng thiên tài toàn năng này đã nghĩ ra các thí nghiệm đặc biệt để chứng minh trọng lực là một dạng gia tốc.
Leonardo da Vinci thậm chí còn lập mô hình hằng số trọng lực với độ chính xác khoảng 97%.
Da Vinci (1452 – 1519) đã tiến xa trong việc khám phá ra khái niệm này. Bởi đến năm 1604, Galileo Galilei mới đưa ra giả thuyết về quãng đường chuyện động của vật rơi tự do tỷ lệ thuận với bình phương thời gian. Sau đó, mãi đến cuối thế kỷ 17, Isaac Newton mới phát triển định luật vạn vật hấp dẫn và mô tả cách vật thể thu hút lẫn nhau.
Leonardo da Vinci thực hiện thí nghiệm đi trước thời đại hàng thế kỷ. Ảnh: Caltech
Trở ngại chính của Leonardo da Vinci chính là nằm ở sự hạn chế của dụng cụ. Minh chứng là ông không có thiết bị để tiến hành đo chính xác thời gian vật thể rơi.
Thí nghiệm đặc biệt của danh hoạ Da Vinci được phát hiện lần đầu bởi Mory Gharib, giáo sư hàng không học và kỹ thuật y khoa. Thí nghiệm này nằm trong Codex Arundel, bộ sưu tập các ghi chép của Da Vinci về khoa học, nghệ thuật và chủ đề cá nhân.
Cụ thể, vào đầu năm 2017, trong khi đang tìm hiểu về kỹ thuật hiển thị dòng của Da Vinci để thảo luận với sinh viên cao học, Giáo sư Gharib đã chú ý tới một loạt các bản thảo về những tam giác tạo bởi hạt giống như hạt cát đổ ra từ hũ.
Để tiến hành phân tích ghi chép, Giáo sư Gharib đã làm việc cùng với Phó giáo sư Chris Roh tại ĐH Cornell và TS Flavio Noca tại ĐH Khoa học ứng dụng và nghệ thuật của miền tây Thuỵ Sĩ. Trong đó, ông Flavio Noca thực hiện cung cấp bản dịch ghi chép bằng tiếng Ý của Da Vinci.
Hình vẽ mô tả thí nghiệm của Da Vinci. Ảnh: Phys
Trong ghi chép này, danh hoạ Da Vinci đã mô tả thí nghiệm dịch chuyển bình nước theo đường thẳng song song với mặt đất, làm đổ nước hoặc vật liệu dạng hạt (rất có thể là cát) trên đường đi. Các ghi chú của Da Vinci cho thấy rằng ông nhận thấy nước hoặc cát sẽ không rơi với vận tốc không đổi mà sẽ tăng tốc.
Vì không bị ảnh hưởng bởi bình đựng nên vật liệu ngừng tăng tốc theo phương ngang, đồng thời chiều gia tốc chỉ hướng xuống dưới do trọng lực.
Theo đó, nếu bình di chuyển theo tốc độ không đổi thì đường thẳng tạo bởi vật đang rơi sẽ thẳng đứng và vì vậy không tạo ra hình tam giác nào. Ngược lại, nếu bình đựng di chuyển tăng tốc đều, đường thẳng tạo bởi tập hợp vật liệu đang rơi xuống sẽ có hướng xiên chéo tạo thành hình tam giác.
Ngoài ra, ghi chú của Da Vinci cũng chỉ ra rằng nếu bình đựng tăng tốc ở cùng nhịp như vật đang rơi tăng tốc do trọng lực thì nó sẽ tạo ra tam giác đều.
Theo các nhà nghiên cứu, Leonardo Da Vinci đã tìm cách mô tả gia tốc này nhưng không thành công. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình vi tính để tiến hành thí nghiệm bình nước của Da Vinci và phát hiện ra lỗi mà danh hoạ nổi tiếng mắc phải.
Phó giáo sư Chris Roh cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng Leonardo Da Vinci đã lập mô hình dưới dạng khoảng cách của vật thể đang rơi tỷ lệ thuận với thời gian luỹ thừa 2, thay vì bình phương thời gian”.
Giáo sư Gharib cho biết thêm, nhóm nghiên cứu không biết liệu Da Vinci có thực hiện thêm các thí nghiệm nào sâu hơn hay không. Nhưng thực tế là ông đã trăn trở với vấn đề này vào đầu những năm 1500. Điều này cho thấy suy nghĩ của ông đã tiến xa tới mức nào.
Thiên tài toàn năng hiếm có
Leonardo da Vinci là thiên tài toàn năng hiếm có trong lịch sử. Ảnh: Getty Images
Leonardo da Vinci thường được nhiều người biết đến với danh xưng là một danh hoạ tài hoa. Tuy nhiên, ông còn là một kiến trúc sư, nhà giải phẫu, nhà phát minh, nhạc sĩ, bác sĩ và nhà triết học tự nhiên người Ý. Leonardo da Vinci khiến hậu thế ngạc nhiên vì có những ý tưởng vượt thời đại và mang đến những phát kiến vô cùng sáng tạo.
Danh hoạ sinh vào năm 1452 tại một ngôi làng gần Vinci, ngoại ô Florence, thuộc miền Trung nước Ý. Lúc sinh thời, ông không chỉ quan tâm đến việc cơ thể người hoặc thiên nhiên trông ra sao trên bức hoạ mà còn muốn biết tại sao chúng lại xuất hiện như vậy. Chính nhờ sự nghiên cứu cặn kẽ tất cả các cơ liên quan đến việc mỉm cười nên nhờ đó Da Vinci vẽ nên kiệt tác về nàng Mona Lisa với cái nhìn đầy bí ẩn trên khuôn mặt.
Ngoài ra, Leonardo da Vinci cũng dành nhiều thời gian để nghiên cứu về giải phẫu người. Đặc biệt, ông còn có thói quen viết ngược từ phải sang trái. Chữ viết của ông chỉ có thể đọc bình thường nếu soi gương.
Nghệ thuật của Leonardo da Vinci có sự kết hợp của sinh học, hoá học, kỹ thuật, toán học và vật lý học. Tài năng của ông đã được Vua Francis I của Pháp đặc biệt thưởng thức. Theo đó, ông đã được phong là “Hoạ sĩ , kỹ sư và kiến trúc sư đầu tiên của nhà vua” khi ngoài 60 tuổi.
Leonardo da Vinci có thể được biết đến nhiều nhất ở lĩnh vực nghệ thuật, nhưng rõ ràng ông còn là nhà khoa học, nghệ sĩ vĩ đại có kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
Một pháp sư phải trải qua những thử thách gì để có thể trở thành Phù thủy tối thượng trong vũ trụ Marvel?
Để trở thành Phù thủy tối thượng của vũ trụ Marvel, các pháp sư sẽ phải đối mặt với những thách thức không hề dễ dàng một chút nào.
Stephen Strange vốn là Phù thủy tối thượng quen thuộc của vũ trụ điện ảnh Marvel (MCU), nhưng hiện tại, danh hiệu này lại đang do cộng sự của anh, Wong, nắm giữ. Vậy rốt cuộc làm thế nào để một pháp sư có thể trở thành Phù thủy tối thượng trong thế giới Marvel rộng lớn?
Nhắc đến danh hiệu Phù thủy tối thượng (Sorcerer Supreme), có lẽ rất nhiều người hâm mộ của vũ trụ điện ảnh Marvel (MCU) sẽ lập tức nghĩ ngay đến Stephen Strange, do nam diễn viên Benedict Cumberbatch thủ vai.
Tuy nhiên, theo bom tấn Spider-Man: No Way Home cho thấy, trong khoảng thời gian 5 năm Strange bị "bay màu" sau cú búng tay vô cực của Thanos, cộng sự của anh, pháp sư Wong, đã tiếp nhận chức danh này. Tiếp đến, series She-Hulk cũng tiết lộ rằng Wong đã phải vượt qua rất nhiều bài kiểm tra khó nhằn để có thể trở thành Phù thủy tối thượng mới của Trái Đất. Ngay cả khi Strange đã trở lại, Wong vẫn tiếp tục được nắm giữ danh hiệu này.
Wong hiện đang nắm giữ danh hiệu Phù thủy tối thượng của MCU - Ảnh: Marvel Studios.
Vậy tóm lại, một pháp sư phải hoàn thành những thử thách như thế nào để có thể đạt được danh hiệu này?
Hành trình trở thành Phù thủy tối thượng trong nguyên tác truyện tranh Marvel
Theo truyện tranh Marvel cho biết, "Phù thủy tối thượng" được xem như một chức vụ nhiều hơn là một danh hiệu thể hiện quyền lực. Những pháp sư, bậc thầy bí thuật sở hữu khả năng và nguồn năng lượng vượt trội hơn bất kỳ sinh vật nào khác trong một chiều không gian nhất định đều có cơ hội được trao danh hiệu này.
Tuy nhiên, không một ai có thể trở thành Phù thủy tối thượng mãi mãi, và buộc phải trao lại trọng trách này cho những cá nhân khác. Trong đó, nổi bật nhất có lẽ phải kể đến một số tên tuổi như nữ hoàng xứ Sheba, phù thủy Merlin, Isaac Newton và Thượng cổ tôn giả (Ancient One). Phù thủy tối thượng đầu tiên của thế giới là một thực thể huyền bí có tên Agamotto.
Vishanti, ba thực thể hùng mạnh bảo hộ cho Trái Đất, sẽ quyết định những ai sẽ trở thành Phù thủy tối thượng tiếp theo, đồng thời ban tặng cho họ bộ quyền năng hùng mạnh mới. Nếu những cá nhân này mắc phải sai lầm nghiêm trọng hoặc chứng tỏ bản thân không xứng đáng, Vishanti sẽ lập tức thu hồi lại danh hiệu của họ và truyền cho ứng viên tiềm năng khác.
Phù thủy tối thượng được lựa chọn bởi Vishanti, ba thực thể quyền năng với siêu năng lực đạt đến cảnh giới thánh thần - Ảnh: Marvel Comics.
Về chuyên môn, để trở thành Phù thủy tối thượng, các pháp sư phải thuần thục bí thuật và thể hiện sự vượt trội trong việc kiểm soát và vận dụng phép thuật của bản thân. Bên cạnh đó, họ cũng phải chứng tỏ được lòng trung thành tuyệt đối với Vishanti cũng như nhiệt huyết và khát vọng bảo vệ Trái Đất bằng mọi giá. Còn lại, mọi thông tin cá nhân của họ, từ xuất thân, giới tính hay trình độ học vấn, đều không quan trọng.
Ngoài ra, vẫn còn một số cách khác giúp một cá nhân trở thành Phù thủy tối thượng của Marvel, trong đó bao gồm cả việc giết chết Phù thủy tối thượng cũ. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không giúp họ tự động nhận được những kiến thức, vật phẩm và sức mạnh độc quyền do Vishanti ban tặng.
Bên cạnh đó, Phù thủy tối thượng cũng có thể ban tặng hoặc chủ động tự đánh mất danh hiệu của bản thân cho một người khác. Doctor Strange đã từng làm như vậy rất nhiều lần, nhưng cuối cùng, không cách này thì cách khác, anh vẫn luôn trở lại với vai trò Phù thủy tối thượng.
Quá trình trở thành Phù thủy tối thượng trong MCU
Stephen Strange và Wong là 2 Phù thủy tối thượng gần nhất của MCU - Ảnh: Marvel Studios.
Trong phiên bản điện ảnh, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Thượng cổ tôn giả đã truyền lại danh hiệu Phù thủy tối thượng cho Doctor Strange, chi tiết bám khá sát với nguyên tác truyện tranh. Đích thân Người đã ra lệnh cho Strange giết mình để ngăn chặn 1 thực thể cổ đại giành mất danh hiệu này. Sau đó, Strange cũng đã tham gia vào những thử thách của Vishanti để đường đường chính chính trở thành một Phù thủy tối thượng hoàn chỉnh nhất.
Tuy nhiên, sau khi Strange "bay màu" trong cuộc chiến với Thanos, Wong đã trở thành Phù thủy tối thượng kế nhiệm của Trái Đất. Và theo series She-Hulk cho thấy, anh chàng pháp sư này cũng đã phải trải qua khá nhiều thử thách thay vì nghiễm nhiên được trao lại danh hiệu đó. Việc Wong giao đấu với Abomination và giúp hắn vượt ngục có lẽ cũng nằm trong số những thử thách này.
Để trở thành Phù thủy tối thượng, Wong cũng phải trải qua nhiều thử thách khó nhằn - Ảnh: Marvel Studios.
Mặc dù không được lý giải quá rõ ràng, nhưng không loại trừ khả năng Wong từng phải đối đầu với rất nhiều nhân vật, thực thể đáng sợ khác trong suốt 5 năm Strange vắng mặt, để có thể trở thành Phù thủy tối thượng 1 cách thuyết phục nhất. Ngoài ra, chi tiết đó cho thấy rất có thể có một hội đồng bí ẩn khác nằm trong tay quyền lực đánh giá khả năng của các ứng viên Phù thủy tối thượng mà MCU vẫn đang ẩn giấu.
Trong những bộ phim gần đây của Marvel Studios, có thể thấy vai trò của Wong đang ngày càng trở nên quan trọng trong việc bảo vệ Trái Đất trước mọi thế lực hắc ám cả trong lẫn ngoài không gian. Anh là người kết nối với những siêu anh hùng mới như Shang-Chi, thường xuyên trao đổi với những siêu anh hùng "máu mặt" như Bruce Banner hay Carol Danvers, và ngăn chặn các hiểm họa phép thuật như trong sự kiện Multiverse of Madness.
Với việc Stephen Strange vẫn chưa giành lại danh hiệu Phù thủy tối thượng, vai trò của Wong chắc chắn sẽ còn tiếp tục được Marvel khai thác sâu hơn, phát triển mạnh hơn trong các dự án tương lai.
Cựu học sinh chuyên Văn 'phát hiện' lý do trẻ con ghét Toán Đến giờ mình mới hiểu vì sao phần lớn trẻ em ghét Toán. Vì môn Toán chủ yếu dùng từ Hán Việt. Đọc một đề toán có hai dòng toàn những từ như: đa thức, nhân tử, bội với chẳng ước... thì bộ não trẻ em dễ bị nhức mỏi. VietNamNet giới thiệu bài viết của chị Nguyễn Ngọc Diệp chia sẻ góc...