‘Tiền điện tử tàn phá cuộc sống của tôi’: Khủng hoảng sức khỏe tâm thần đang tấn công các nhà đầu tư Bitcoin
Sự căng thẳng và lo lắng khi ném toàn bộ khoản tiết kiệm cả đời của bạn vào một thị trường đầy biến động rõ ràng không phải là chuyện đùa.
Nếu bạn có một người bạn “thích tiền điện tử”, thì bây giờ chính là lúc để kiểm tra họ.
Vào cuối tháng 1, giá Bitcoin và Ethereum, hai trong số các loại tiền điện tử phổ biến nhất, đã giảm xuống mức giá mà nhiều chuyên gia không bao giờ dự đoán được. Thậm chí các memecoin như Dogecoin cũng bị kéo xuống theo. Vô số người đã nhìn hàng đống tiền biến mất trước mắt.
Đây là một cú sốc đột ngột, chứ không phải là một vết bỏng từ từ. Bitcoin đạt mức cao nhất mọi thời đại khoảng 69.000 USD vào tháng 11 năm ngoái, nhưng sau đó giảm hơn 40% trong vòng vài tháng kế tiếp. Nhìn chung, thị trường tiền điện tử đã giảm giá trị hơn 1 nghìn tỷ USD, kể từ thời điểm đỉnh cao của Bitcoin.
Nhiều chuyên gia đã quảng cáo tiền điện tử là một hình thức đầu tư dân chủ ở Phố Wall, với triển vọng nâng cao tài chính đang chờ đợi bất kỳ ai dám tham gia vào lĩnh vực này. Nhưng trên thực tế, điều kỳ diệu dường như chỉ xuất hiện cho một số ít người được chọn. Nhiều nhà đầu tư tiền điện tử là những người bình thường, chấp nhận rủi ro với khoản tiết kiệm cả đời của họ hơn là những nhà giao dịch ưu tú có thể nuốt trôi những khoản lỗ đột ngột. Một cuộc khảo sát gần đây của CNBC với 750 nhà đầu tư tiền điện tử cho thấy rằng một phần ba trong số họ thực sự biết rất ít về những gì họ đang đầu tư. Và câu hỏi đặt ra là: Điều gì sẽ xảy ra với những người này khi họ thua lỗ lớn?
Các chuyên gia như Peter Klein, một nhà trị liệu tâm lý hành vi nhận thức, người cung cấp liệu pháp cho các vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến tiền điện tử, đã cảnh báo rằng sự sụp đổ của thị trường sẽ gây ra “sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng nghiện tiền điện tử mà mọi người đang gặp phải”. Có vẻ như cộng đồng nhà đầu tư đang phát triển nhanh này đang tạo ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần của riêng mình.
Hashim Yasir, 19 tuổi, là người sáng lập dự án NFT và là một nhà giao dịch tiền điện tử, người đã mất “một số tiền lớn” gần đây. Anh ấy nói rằng nó ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mình trong một thời gian: “[Cho đến lúc đó] Tôi cảm thấy rằng cuối cùng mình đã khá tự tin với kỹ năng mới này, nhưng thực sự có cảm giác như thị trường đã đẩy mọi thứ xuống con số 0“.
Các giao dịch của anh ấy với tiền điện tử và NFT đã dẫn đến nhưng “đêm mất ngủ, căng thẳng và lo lắng liên tục”. Nó cũng đã thay đổi cách người đàn ông này hành động và tương tác với những người khác, đã “khiến tôi trở nên rất nóng tính“, theo những gì anh chia sẻ.
Trái ngược với những tuyên bố thường xuyên rằng đầu tư là con đường dẫn đến sự giàu có và hạnh phúc của mọi người, những người được phỏng vấn thường nói rằng tiền điện tử gần như đã hủy hoại cuộc đời của họ.
Video đang HOT
Sandip Das, 27 tuổi, là một nhà giao dịch tại Ấn Độ, người đã kiếm tiền bằng cách bán khống Bitcoin, hay nói cách khác là đặt cược chống lại thị trường. Anh đã kiếm được lợi nhuận từ sự sụt giảm của tiền điện tử, nhưng nói rằng năm giao dịch vừa qua đã gây ra nhiều tác hại.
“Tôi hầu như không ngủ ba đến bốn giờ mỗi ngày, điều này dẫn đến việc tôi mắc phải những sai sót nghiêm trọng trên thị trường,” anh nói. “Tôi cũng bắt đầu bị đau ở gáy và vai do mức độ căng thẳng cao.” Das mắc chứng rối loạn lưỡng cực và nói rằng tiền điện tử đã gây khó khăn cho sức khỏe tâm thần của bản thân.
“Tiền điện tử sẽ hủy hoại bạn về mặt tinh thần và thể chất”, anh cảnh báo. “Bạn sẽ mang vết sẹo đó suốt đời.”
Một người đàn ông 33 tuổi đến từ Nga, người yêu cầu giấu tên, nói rằng anh ấy cảm thấy mình bị nghiện tiền điện tử và đã mắc kẹt trong vòng xoáy cố gắng phục hồi các khoản lỗ của mình, nhưng cuối cùng chỉ mất nhiều hơn trong quá trình này.
Anh đã bắt đầu đầu tư lần đầu tiên vào tháng 11/2017 – năm Bitcoin trải qua một đợt tăng giá lớn – và đã kiếm được một số lợi nhuận, nhưng hiện đã mất khoản tiết kiệm cả đời, tổng trị giá lên tới 110.000 bảng Anh. “Về mặt tinh thần, điều đó thật tồi tệ, vì tôi thậm chí không thể chia sẻ điều này với vợ mình”, anh nói. “Tôi đang ở trong tình trạng nghèo nàn về tài chính và đó không phải là trạng thái tôi muốn. Nó đã hủy hoại thế giới và sức khỏe tinh thần của tôi … Tôi thậm chí đã có ý định tự tử.”
Bất chấp sự căng thẳng tột độ được chia sẻ bởi một số nhà đầu tư tiền điện tử, việc tìm kiếm một không gian để thảo luận về những trải nghiệm này không hề dễ dàng. Trên khắp các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội, thường có một luồng phản ứng đối với sự suy thoái này: “Đừng lo lắng, HODL [Hold on Dear Life]“. Mọi người thường xuyên lưu truyền câu nói đó để giảm sự căng thẳng và dằn vặt khi đầu tư.
Sự cần thiết phải thể hiện một khuôn mặt dũng cảm thường dựa trên quan điểm rằng sự lo lắng của bạn có tác động trực tiếp đến thị trường, và về cơ bản là phản ánh sự tự tin. Giá tiền tăng cao khi nhiều người đầu tư hơn và giảm xuống khi nhiều người rút ra hơn. Tiền điện tử có thể gây lo lắng, nhưng mọi người không kiếm tiền từ việc thừa nhận điều này và sẽ chủ động thua lỗ nếu họ làm vậy.
Klein, một trong số ít các chuyên gia tư vấn về chứng nghiện tiền điện tử, đã bắt đầu cung cấp loại liệu pháp này vào năm 2017. Ông chủ yếu điều trị cho nam giới và có bệnh nhân trên khắp thế giới. Ông nghĩ rằng mọi người tìm đến với mình vì nhu cầu tăng cao và sự thiếu hụt rõ rệt trong việc hỗ trợ sức khỏe tâm thần của lĩnh vực tiền điện tử.
“Rất nhiều người giao dịch tiền điện tử quá mức – tức là hàng ngày – và họ thường gặp vấn đề với sự lo lắng”, ông nói. “Khi mọi người có lo lắng, họ nhìn thế giới theo cách mãnh liệt hơn những người không bị. Và thị trường tiền điện tử lại có cường độ rất nhanh”.
Giống như bất kỳ chứng nghiện nào, tiền điện tử có thể mang đến cho mọi người một lối thoát khỏi thế giới thực và dopamine tác động trong thời gian ngắn sẽ đòi hỏi họ phải trả giá bằng mọi thứ khác trong cuộc sống. Klein cố gắng giúp đỡ bệnh nhân của mình bằng cách khuyến khích họ ngừng né tránh các khía cạnh khác của cuộc sống, chẳng hạn như mặc quần áo hoặc giao tiếp xã hội. Ông dựa trên các phương pháp tư vấn khác nhau, từ du lịch hành vi, du lịch cộng đồng cổ điển và các phương pháp tiếp cận hiện đại như chánh niệm, để đưa họ đến một tình trạng ổn định hơn.
Một doanh nhân và nhà đầu tư đến từ London – có tài khoản Twitter là @BritishHodl – nói rằng việc gặp một nhà trị liệu đã giúp anh ta hiểu được sự lo lắng của mình và cách quản lý sự biến động cảm xúc khi đầu tư. Kinh nghiệm khiến anh ấy nhận ra rằng “khi bạn quá tập trung vào thị trường và bạn là một nhà đầu tư, thì sự biến động đó bắt đầu ngấm vào mọi thứ khác”, chẳng hạn như các mối quan hệ và công việc. “Đó là điều bạn phải cẩn thận, nếu không bạn đã hủy hoại cuộc đời mình,” anh nói.
Còn những người gặp khó khăn chỉ đơn giản là do mất mát tài chính thì sao? Lời khuyên của Adam Smith, một nhà đầu tư và cũng là người tạo ra diễn đàn tư vấn The Crypto Advisor, là hãy “hít thở sâu, có bàn tay kim cương và HODL”. Anh ấy giải thích: “Tương lai gần của Bitcoin và thị trường tiền điện tử nói chung, có thể sẽ tiếp tục hỗn loạn trong khi một số quyết định, quy định trên toàn cầu vẫn chưa được giải quyết.”
Xung đột tiềm ẩn ở Ukraine, cũng như các cuộc đàm phán về lệnh cấm sử dụng và khai thác tiền điện tử ở Nga, được cho là sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến thị trường. ” Nếu bạn đã đổ tiền của mình vào tiền điện tử và giờ bạn thấy giá trị của nó sụt giảm, thì đó có thể là một thời điểm cực kỳ lo lắng, đặc biệt là nếu số tiền đó là cần thiết ở nơi khác,” Smith thừa nhận.
HODL đã trở thành một trò đùa trong không gian tiền điện tử, nhưng đó chính xác là điều mà rất nhiều nhà đầu tư đang cố gắng và không làm được với sức khỏe tâm lý của họ. Các chuyên gia nói rằng tiền điện tử cuối cùng sẽ phục hồi – như nó thường xảy ra – nhưng bạn phải tự hỏi mức độ thiệt hại sẽ gây ra cho cuộc sống của các nhà đầu tư trước khi điều đó xảy ra.
Giá Bitcoin có thể giảm mạnh như diễn biến năm 2018?
Nếu áp dụng những dữ liệu tương tự từ năm 2018, giá Bitcoin có nguy cơ giảm mạnh.
Theo phân tích từ Crypto Bullet, biểu đồ giá hiện tại của Bitcoin có nhiều điểm tương đồng với thời điểm cuối tháng 12/2018. Trong trường hợp biểu đồ tương tự năm 2018 lặp lại, khả năng BTC giảm xuống 25.000 USD sẽ xuất hiện trong năm nay.
Hiện tại, giá BTC đang có xu hướng tạo lại mô hình đỉnh đầu - hai vai (IH&S), một chỉ báo kỹ thuật cho thấy thị trường sắp có sự đảo chiều mạnh mẽ.
Trong năm 2018, Bitcoin đã hình thành 2 mức đỉnh lần lượt vào tháng 4 và tháng 5, với giá trị khi đó khoảng 10.000 USD. Tuy nhiên, đến tháng 7 cùng năm, BTC đã bất ngờ lao dốc xuống dưới 6.000 USD.
Biểu đồ giá Bitcoin giữa năm 2018 có nhiều điểm tương đồng với 4 tháng gần nhất.
Vào quãng thời gian từ tháng 10/2021-2/2022, Bitcoin cũng có dấu hiệu trải qua một quỹ đạo giá tương tự như giữa năm 2018. Cụ thể, biểu đồ tạo ra hai mức giá đỉnh liên tiếp trong năm ngoái, gần 65.000 USD vào tháng 4 và 69.000 USD vào tháng 11. Sau đó, giá đã điều chỉnh xuống dưới 33.000 USD vào đầu tháng 2/2022 và đang trong giai đoạn hình thành một biểu đồ IH&S khác.
Về cơ bản, IH&S là một chỉ báo cho thấy sự đảo chiều tăng giá, do đó BTC hiện được kỳ vọng cho một sự đột phá vượt trên 50.000 USD. Tương tự, nhà phân tích thị trường Lark Davis của Crypto Lark cũng thiết lập một chỉ báo Bitcoin dự đoán giá có thể vượt mốc 60.000 USD trở lại.
Tuy nhiên, Cointelegraph cho rằng việc kỳ vọng Bitcoin tăng giá lên trên 50.000 USD có thể là cái bẫy cho các nhà đầu tư. Trong trường hợp giá giảm xuống dưới đường đỏ, BTC có thể xuống mức 25.000 USD trong năm nay.
Các đường EMA cho thấy đáy của Bitcoin có thể xuống 25.000 USD trong năm nay.
Trung bình trượt số mũ (EMA hay Exponential Moving Average) là đường trung bình động hàm mũ để quan sát sự biến động giá dựa trên các dữ liệu gần nhất. Đường EMA có nhiều điểm khắc phục được hạn chế so với trung bình trượt giản đơn (SMA hay Simple Moving Average).
Trước khi giá có sự đảo chiều mạnh trong năm 2018, Bitcoin đã có sự bứt phá lên mốc 10.000 USD. Khi đó, giá của BTC đã nhanh chóng lấy đường trung bình động hàm mũ trong 50 tuần (EMA 50, sóng đỏ) làm ngưỡng hỗ trợ. Khi phân tích EMA 200 tuần (sóng xanh), giá vẫn tiếp tục giảm và chạm mốc 3.000 USD. Đây đồng thời cũng là đáy của Bitcoin vào tháng 12/2018.
Áp dụng cùng một chỉ báo cho biến động giá đang diễn ra, Bitcoin có thể kết thúc trên đường EMA 50 trong phạm vi 50.000 - 60.000 USD. Tuy nhiên, nó nhiều khả năng sẽ quay trở lại bên dưới sóng đỏ và kéo dài sự suy giảm đối với đường EMA 200, loanh quanh gần 25.000 USD.
Về mặt tích cực, Bitcoin đang chứng minh được nhiều yếu tố lạc quan hơn năm 2018. Giá của BTC đã tăng từ dưới 4.000 USD vào tháng 3/2020 lên đến 69.000 USD vào tháng 11/2021. Sự tăng trưởng đột phá này xuất hiện sau khi Bitcoin thu hút được nhiều công ty đầu tư hơn, cũng như nền kinh tế đang có mức lạm phát cao.
Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, tối ngày 17/2, giá Bitcoin đã đột ngột lao dốc xuống mức 42.000 USD và tiếp tục đà sụt giảm mạnh vào trong sáng nay. Hiện giá Bitcoin vẫn chỉ đang được giao dịch quanh mức dưới 41.000 USD và chưa xuất hiện yếu tố tích cực.
Sự trồi sụt thất thường của Bitcoin Khi theo dõi Bitcoin và tiền điện tử nói chung những tháng qua, không ít người cho rằng tiền điện tử quá vô nghĩa và cần bị loại bỏ sớm. Giá trị Bitcoin thay đổi khó lường, trong khi mạng lưới xử lý lại tiêu thụ nhiều năng lượng hơn cả những quốc gia nhỏ. Bên cạnh các nhà đầu tư hợp pháp,...