Tiền đề xây lớp học hạnh phúc
Yếu tố cốt lõi nhất để xây dựng trường học hạnh phúc là quan hệ giữa học sinh và giáo viên phải thay đổi, phải cảm thấy hạnh phúc trong mối quan hệ này.
Nhưng làm thế nào để giáo viên và học sinh cảm thấy hạnh phúc trong các giờ học? PGS.TS Trần Thành Nam – Trưởng khoa Khoa học Giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) – cho rằng: Có thể bắt đầu bằng việc giáo viên thay đổi quan niệm về việc quản lý hành vi học sinh trong lớp.
Trong giờ học ngoại ngữ.
Những sai lầm về quan điểm quản lý lớp học
Theo PGS Trần Thành Nam, nhiều giáo viên vẫn đang có những niềm tin sai lầm rằng: Quản lý lớp học tốt đồng nghĩa với việc thiết lập một hệ thống kỷ luật chặt chẽ và nghiêm khắc để xử lý các hành vi sai. Một lớp học được quản lý hành vi tốt là một lớp học hoàn toàn trật tự. Muốn quản lý hành vi lớp học tốt, giáo viên phải có những phần thưởng hữu hình. Người học luôn lắng nghe giảng và làm theo hướng dẫn là chỉ báo của việc giáo viên quản lý lớp học hiệu quả.
“Những quan điểm về quản lý lớp học như vậy có lẽ không còn phù hợp với bối cảnh giáo dục hiện nay”. Nhấn mạnh điều này, PGS Trần Thành Nam phân tích: Việc quản lý hành vi lớp học hiện nay là phải phát triển, kiến tạo một môi trường tích cực tạo thuận lợi cho việc học tập tích cực cả về phương diện học thuật và các phương diện xã hội cảm xúc. Như vậy, một lớp học tích cực và hiệu quả theo quan điểm phát triển năng lực sẽ có nhiều tiếng ồn do phải hoạt động, trao đổi, làm việc nhóm, đặt câu hỏi hay tiến hành các thực nghiệm.
“Việc thay đổi một số quan điểm về quản lý hành vi lớp học như vậy sẽ là tiền đề cho thầy cô thực hiện chu trình quản lý hành vi lớp học tích cực phù hợp.”
PGS Trần Thành Nam
Một số phần thưởng vật chất (hữu hình) có thể phù hợp với bậc mầm non và tiểu học nhưng nó chỉ giúp tạo động cơ bên ngoài. Những phần thưởng xã hội, tinh thần, phần thưởng hoạt động (được giúp đỡ cô giáo) thường là những phần thưởng thúc đẩy hành vi hiệu quả hơn nhiều. Trong bối cảnh hiện tại, mặc dù những bài học truyền cảm hứng là không thể thiếu, nhưng vẫn phải nhận ra và quản lý những hành vi sai do các em đang có vấn đề tâm lý hoặc tổn thương sức khỏe tâm thần.
Cô và trò cùng hạnh phúc trong lớp học là mục tiêu tất yếu
Video đang HOT
Thay đổi cách quản lý hành vi học sinh
Điều đầu tiên để quản lý lớp học được PGS Trần Thành Nam đưa ra là phải thiết lập không gian vật lý lớp học phù hợp với các hoạt động học tập. Giáo viên tổ chức bàn ghế, bố trí các vật dụng học tập một cách hợp lý tối ưu để giúp giáo viên tương tác hiệu quả nhất với tất cả học sinh, tạo ra không gian đủ rộng không cản trở các hoạt động nhóm.
Bước thứ hai là giúp học sinh đưa ra các nguyên tắc để tối ưu hoạt động học tập của các em. Giáo viên giải thích đó là những mong đợi của thầy cô và các bạn về hành vi trong lớp, ngắn gọn, tập trung vào những điều cần làm và phù hợp với nội quy của trường. Những nguyên tắc này sẽ được học sinh tự viết, trang trí, dán ở chỗ dễ nhìn nhất với những hình minh họa để mọi thành viên đều hiểu và tôn trọng những quy tắc này.
Tiếp theo là phát triển mối quan hệ giữa người dạy và người học. Với nội dung này, PGS Trần Thành Nam cho rằng, trên thực tế, học sinh khi cảm thấy khó chịu, lo lắng không được quan tâm hay chú ý, thường sẽ có hành vi thái độ sai. Vì vậy, giáo viên thân thiện và có mối quan hệ tốt với học sinh sẽ giúp các em cảm thấy an toàn hơn, ít hành vi ứng xử sai hơn. Để luôn giữ được sự thân thiện, giáo viên cần dự đoán những hành vi ứng xử sai của học sinh, nhắc nhở mình nghĩ về những nguyên nhân hoặc mục đích dẫn đến hành vi ứng xử sai.
Cùng với đó, sử dụng óc hài hước, đưa ra những kỳ vọng hợp lý, sẵn sàng hỗ trợ thêm cho học sinh khi cần, hướng dẫn và khuyến khích học sinh tự học cách giải quyết vấn đề hơn là giải quyết hộ cho học sinh, dành khoảng thời gian nhất định để nghe học sinh nói, nhạy cảm với mỗi lo lắng của học sinh, chú ý và tỏ ra hứng thú ở những khoảng khắc học sinh thể hiện tốt…
“Giáo viên cũng cần kết nối với phụ huynh để có thêm hỗ trợ từ gia đình về những vấn đề hành vi trên lớp của học sinh. Cần nhận ra và tôn trọng những khác biệt về văn hóa cũng như vị thế kinh tế – xã hội của phụ huynh để có ứng xử phù hợp. Kinh nghiệm cho thấy, nếu giáo viên liên lạc định kỳ với gia đình thông qua email, tin nhắn để thông báo tình hình học tập và hành vi ứng xử; cởi mở với những góp ý từ phụ huynh và lôi kéo phụ huynh tham gia các hoạt động chung của lớp; cập nhật tình hình lớp học trên mạng xã hội… thì phụ huynh thường thể hiện sự thống nhất trong
quan điểm giáo dục và trách nhiệm chung tay giải quyết các vấn đề của con cái trên lớp bằng các hình thức giám sát hoặc động viên khuyến khích ở nhà” – PGS Trần Thành Nam chia sẻ.
Trưởng khoa Khoa học Giáo dục của Trường ĐH Giáo dục đồng thời cho rằng: Quản lý hành vi lớp học tốt cũng phải dựa trên kỷ luật tích cực. Nguyên tắc của kỷ luật tích cực là không sử dụng các hình phạt khiến học sinh cảm thấy sợ hãi, lo lắng, xấu hổ hoặc nhục nhã mà chỉ sử dụng các hình thức làm cho học sinh nhận ra mình bị mất quyền lợi, mình buồn chán nếu tiếp tục phạm sai lầm.
Trước mỗi quyết định kỷ luật, giáo viên luôn phải đặt câu hỏi liệu hình thức kỷ luật này có liên quan (mang tính giáo dục hành vi) hay không? Hình thức này có tôn trọng học sinh không (có vi phạm quyền của học sinh không) và hình thức này có phù hợp không (hợp lý với sự phát triển lứa tuổi và nhận thức của học sinh)? “Giáo viên cần phải tin rằng, cách thức bền vững nhất để giảm thiểu các hành vi sai của học sinh là làm tăng những hành vi phù hợp của các em lên. Nói cách khác, giáo viên cần tập trung khen ngợi, khuyến khích, khuếch trương và luôn ý thức quan sát, chờ đợi, lắng nghe” – PGS Trần Thành Nam chia sẻ.
“Thay đổi quan điểm về quản lý hành vi học sinh, kéo gần lại khoảng cách cô trò bằng khen ngợi, khuyến khích, khuếch trương và những kỳ vọng hợp lý, tăng cường kết nối với phụ huynh và sử dụng kỷ luật tích cực dựa trên mất quyền lợi sẽ là những chất liệu để giáo viên xây dựng nên lớp học hạnh phúc của chính mình.”
PGS Trần Thành Nam
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai
Thay đổi để tạo môi trường hạnh phúc
Để tạo ra môi trường trường học hạnh phúc, trước tiên giáo viên phải là những người hạnh phúc, sau đó tạo ra hạnh phúc cho học trò, để tạo ra vòng tròn lan tỏa theo "vết dầu loang". Ngành Giáo dục có nhiều thầy cô, lớp học hạnh phúc, xã hội sẽ hạnh phúc.
Cô Lê Thị Thanh Nga và học sinh Trường THPT Bến Tre (Vĩnh Phúc)
Hạnh phúc từ những điều bình dị
Là nhân vật trải nghiệm của chương trình "Thầy cô chúng ta đã thay đổi", cô Lê Thị Thanh Nga, giáo viên Trường THPT Bến Tre (Vĩnh Phúc) kể lại câu chuyện của mình: Trước đây, do áp lực về khối lượng chương trình giảng dạy, áp lực thành tích từ nhà trường, phụ huynh, khiến cô cảm thấy rất khó để đổi mới.
Trong lớp, cô Nga rất quan tâm đến từng học sinh, đặc biệt là những em có học lực yếu. Cô có thói quen đi từng bàn để kiểm tra và chỉ ra những lỗi sai của các em từ cách làm bài, chữ viết, giữ gìn sách vở.
Tuy nhiên, nhiều lần, cô nhận thấy nhiều em đã tỏ ra lo lắng, sợ sệt. Đặt câu hỏi về việc này, cô Nga cảm thấy có thể do mình thiếu sự hài hước, ít khi cười, thường xuyên căng thẳng, chưa giúp các em thư giãn và cảm thấy thoải mái.
Sau nhiều tháng kiên trì, cô Nga dần thay đổi được không khí lớp học, từ mối quan hệ "đối kháng" trở nên cởi mở, học sinh trong lớp sôi nổi hơn, cô khen ngợi, khích lệ các em nhiều hơn và sự tương tác giữa cô và học sinh cũng tốt hơn.
Để có được điều đó, cô Nga đã học cách chấp nhận những lỗi sai của học trò và tận tình hướng dẫn các em sửa sai thay vì cáu giận như trước. Cô cũng học cách lắng nghe để hiểu và giúp học trò học tập hiệu quả.
Quan trọng hơn, cô đang học cách sống hạnh phúc trong từng khoảnh khắc, học cách cảm nhận hạnh phúc từ những điều bình dị nhất như biểu cảm phấn khích và ánh mắt học trò sáng lên mỗi khi hiểu bài, hay một câu nói hồn nhiên, một cử chỉ yêu thương từ các em.
Sau nhiều trải nghiệm, cô Nga đã nhận ra, hạnh phúc đến từ những điều nhỏ bé và bình dị. Cô xác định, ngoài việc tạo dựng mối quan hệ yêu thương, hiểu biết giữa cô và trò, giáo viên phải thường xuyên tìm tòi, tự bồi dưỡng chuyên môn để ngày càng có nhiều tiết học tốt, thu hút được học trò.
Khi được hỏi về khái niệm trường học hạnh phúc, cô Nga cho biết, đó là một ngôi trường mơ ước mà ở đó cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh được yêu thương, hiểu, tôn trọng, có giá trị, an toàn. Trường học hạnh phúc sẽ giáo dục học sinh phát huy tối đa phẩm chất và khả năng của mình, trở thành công dân toàn cầu, học để biết, học để làm.
Trường THPT Bến Tre đang nỗ lực xây dựng môi trường thực sự hạnh phúc
Giáo viên phải là những người hạnh phúc
Thầy Nguyễn Văn Đại - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bến Tre cho biết: Sau khi xem chương trình "Thầy cô chúng ta đã thay đổi", trong đó có sự tham gia của cô Lê Thị Thanh Nga, tất cả các giáo viên trong trường đã thay đổi nhận thức về tạo niềm hạnh phúc trong lớp học.
Nhà trường đã áp dụng hình thức "Đưa cảm xúc xã hội vào trong nhà trường". Các thầy cô trong trường đều đã hình thành được nền nếp và làm tốt việc chia sẻ cảm xúc của mình cho học sinh một cách thành thật nhất, dám chấp nhận thay đổi mình để mong các em chia sẻ ngược lại.
Mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên trở nên gắn kết, thấu hiểu. Để áp dụng thành công mô hình, người quản lý, giáo viên đến trường phải có tâm thế hạnh phúc, từ đó sẽ tạo ra những cảm xúc tích cực cho học sinh.
Môi trường trường học hạnh phúc giúp giáo viên thực hiện công việc một cách nhẹ nhàng, không phải gồng mình trước những áp lực. Để tạo ra môi trường trường học hạnh phúc, trước tiên giáo viên phải là những người hạnh phúc, để tạo ra vòng tròn lan tỏa theo "vết dầu loang". Mỗi thầy cô giáo phải hiểu được cảm xúc của mình, phải mạnh dạn thay đổi bản thân mới có thể giúp thay đổi học sinh.
Hiện nay, trước tình trạng bạo lực học đường có những diễn biến phức tạp, việc xây dựng trường học hạnh phúc là điều cần thiết. Nhưng để tạo ra một môi trường mà học sinh luôn cảm thấy đó như một gia đình, điều này phụ thuộc rất nhiều vào thái độ tích cực của mỗi giáo viên.
Khi các thầy cô thay đổi thì học sinh hạnh phúc. Khi học sinh hạnh phúc, có lớp học hạnh phúc và điều đó cứ thế được nhân rộng. Ngành Giáo dục có nhiều thầy cô, lớp học hạnh phúc, xã hội sẽ hạnh phúc.
Vân Anh
Theo GDTĐ
Phòng chống bạo lực học đường: Giáo viên cũng cần giúp đỡ PGS.TS Trần Thành Nam - Trưởng khoa Khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) - cho rằng: Giáo viên cũng cần sự hỗ trợ từ bộ phận tư vấn tâm lý, tham gia các khóa tập huấn giúp giải tỏa căng thẳng, tham dự các buổi trao đổi trực tiếp với cán bộ tâm lý hoặc đồng nghiệp để...