Tiêm kích hạm của hải quân Mỹ được trang bị tên lửa AGM-154 JSOW
Hải quân Mỹ đang trang bị cho toàn phi đội máy bay chiến đấu của mình một loại tên lửa dẫn đường chính xác mới có khả năng phát hiện và phá hủy mục tiêu di động trên biển.
Có tên AMG-154 Joint Standoff Weapon (JSOW), loại tên lửa do Raytheon chế tạo sử dụng kết hợp công nghệ dẫn đường bằng GPS, định vị quán tính và hình ảnh nhiệt để tấn công chính xác mục tiêu.
“Tên lửa được tích hợp với hệ thống kết nối thông tin Link 16, điều cho phép tấn công cả những mục tiêu di chuyển trên biển. Nó cũng hoàn toàn có thể thay đổi mục tiêu ở giữa đường bay và sử dụng hình ảnh nhiệt ở kì cuối để đảm bảo sự chính xác”, phát ngôn viên hải quân Mỹ, ông Jamie Cosgrove cho hay.
AGM-154 JSOW đã được biên chế vào hải quân Mỹ từ tháng 6-2016 nhưng đến nay nó mới được triển khai trên toàn đơn vị của lực lượng này.
AGM-154 JSOW đang trở nên phổ biến trong hải quân Mỹ
Điều bất ngờ ở AGM-154 JSOW là nó không có động cơ tên lửa, mà di chuyển đến mục tiêu chủ yếu nhờ các cánh ổn định và cánh ngang. AGM-154 JSOW có thể đạt cự ly lượn 28km ở chế độ bay thấp và lên đến 74km ở chế độ bay cao, biến thể nâng cấp gần đây đạt tầm bắn lên đến 110km ở chế độ bay cao.
Công nghệ mới cho phép các máy bay như F/A-18 Super Hornet của Mỹ có thể tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau như tàu mặt nước, xuồng cao tốc và thậm chí cả tàu ngầm khi đang hoạt động. Trong tương lai, Mỹ đang có kế hoạch tiếp tục trang bị AGM-154 JSOW cho tiêm kích hạm Joint Strike Fighter F-35C.
Theo Đặng Vũ/ Business Insider
An ninh thủ đô
Video đang HOT
Mỹ chê màn khoe cơ bắp của Triều Tiên
Trước nguy cơ hứng chịu cơn mưa tên lửa hành trình từ Mỹ, Triều Tiên đã bất ngờ phô diễn sức mạnh lực lượng tăng thiết giáp hùng hậu của mình.
Số lượng hàng đầu thế giới
Trong lễ duyệt binh hôm 15/4 vừa qua, lực lượng tăng thiết giáp Triều Tiên đã có màn phô diễn sức mạnh cực ấn tượng với những chiến tăng có nguồn gốc Liên Xô và do nước này tự phát triển, được tích hợp những công nghệ đỉnh cao.
Theo số liệu trang Tank Encyclopedia có được cho biết, hiện tại Triều Tiên sở hữu khoảng 4.200 xe tăng cùng 2.200 xe chiến đấu và thiết giáp chở quân.
Nếu tính cả những hệ thống pháo tự hành trên khung gầm tăng thiết giáp, con số này có thể tăng tới gần 20.000 xe thiết giáp các loại. Số lượng này cũng đồng nghĩa đưa Triều Tiên trở thành quốc gia sở hữu lực lượng tăng thiết giáp hàng đầu thế giới.
Tăng chủ lực hiện nay của Triều Tiên là tăng T-54/55 được sản xuất dưới thời Liên xô. Theo những thông tin được công khai, Triều Tiên đặt mua khoảng 400 xe T-54 và 200 chiếc T-55 chỉ trong năm 1966.
Lực lượng tăng thiết giáp Triều Tiên.
Giai đoạn 1969-1974, Triều Tiên tiếp tục được chuyển giao thêm 300 chiếc T-54, 50 xe trong giai đoạn 1972-1973 và 500 chiếc từ năm 1975 đến 1979. Tính đến năm 2.000, ước tính Triều Tiên có đến 1.600 xe tăng T-54/55 đang trong tính trạng sẵn sàng chiến đấu.
Dù đã có thời gian hoạt động khá lâu nhưng dòng T-54/55 đã được Triều Tiên thực hiện nhiều cải tiến đáng kể, trong đó có hệ thống điều khiển hỏa lực tối tân với thiết bị đo xa laser.
Ngoài T-54/55, Triều Tiên cũng có trong trang bị tới 1.200 xe tăng Chonma-ho do nước này tự sản xuất. Giống như T-54, xe tăng Chonman-ho cũng được Triều Tiên từng bước nâng cấp. Các phiên bản gần đây nhất giúp Chonman-ho có năng lực gần tương đương T-62M.
Điểm đặc biệt là Triều Tiên đã tích hợp cả vũ khí phòng không và tên lửa chống tăng cực mạnh Bulsae-3 của mình lên những cỗ tăng này. Theo tuyên bố của Triều Tiên, Bulsae-3 là mẫu tên lửa chống tăng nội địa có tầm bắn hiệu quả xa nhất thế giới với độ chính xác tương tự một khẩu súng bắn tỉa đủ khả năng xuyên giáp mọi loại xe tăng.
Dựa theo hình ảnh Triều Tiên công bố tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser Bulsae-3 của nước này có hình dáng khá giống tổ hợp 9K111 Fagot do Liên Xô chế tạo trước đây.
Tuy nhiên, có thể Bulsae-3 là biến thể nâng cấp của 9K111 Fagot, khi mẫu tên lửa chống tăng của Liên Xô dùng kiểu dẫn đường qua dây, trong khi Bulsae-3 dẫn đường bằng laser.
Theo đó hệ thống dẫn đường bằng laser của Bulsae-3 được đặt trong một thiết bị ngắm tương tự như của 9K111 Fagot, thiết bị ngắm này giúp tên lửa chống tăng của Bulsae-3 tấn công chính xác mục tiêu thông qua một tia định vị bằng laser lên trên mục tiêu.
Công nghệ dẫn đường cho tên lửa bằng laser không mới, nó được quân đội nhiều nước trên thế giới đưa vào trang bị từ những năm 1980 khi công nghệ laser đã dần trở nên phổ biến. Hiện tại Triều Tiên vẫn chưa công bố bất cứ thông số cụ thể nào về loại tên lửa chống tăng thế hệ mới Bulsae-3 của nước này.
Tuy nhiên, do được phát triển dựa trên 9K111 Fagot nên nhiều khả năng Bulsae-3 sẽ có tầm bắn hiệu quả từ 70m đến 2,5km với khả năng xuyên giáp tối đa là hơn 400mm. Với sức mạnh lực lượng tăng thiết giáp của mình, nhà lãnh đạo Kim Jong un từng tuyên bố, binh đoàn xe tăng Triều Tiên sẵn sàng "giải phóng" Hàn Quốc bất cứ lúc nào.
Nguy cơ tấn công đường không
Theo nhận định của National Interest, dù không quá hiện đại nhưng sức mạnh của lực lượng tăng thiết giáp Triều Tiên là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trước nguy cơ phải đối đầu với cuộc tấn công đường không bằng tên lửa hành trình thì việc phô diễn năng lực tăng thiết giáp là không thực sự cần thiết.
Tạp chí Mỹ cho biết, thay vào đó Bình Nhưỡng cần chú ý tăng cường năng lực đối phó với mục tiêu đường không. Bởi hiện tại, phòng không Triều Tiên chủ yếu dựa vào 3 hệ thống tên lửa được sản xuất dưới thời Liên Xô là S-75, S-125 và S-200.
Tuy nhiên, trái với nhận định của Mỹ, Bình Nhưỡng luôn tự tin rằng, chỉ với hệ thống S-200, đối phó với mục tiêu như tên lửa hành trình Tomahawk hay chiến đấu cơ Mỹ không phải là vấn đề quá khó khăn.
Hệ thống tên lửa S-200 được trang bị đạn tiêu chuẩn 5V21 và một số biến thể. Đạn tiêu chuẩn 5V21 nặng đến 7,1 tấn, dài 10,8m. Đạn tên lửa 5V21 trang bị 4 động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn gắn dọc thân tên lửa và động cơ chính đặt ở trung tâm thân dùng nhiên liệu lỏng.
Khi bắn, 4 động cơ rocket phụ sẽ khởi động trước đưa tên lửa rời khỏi bệ phóng, cháy hết nhiên liệu (từ 3-5,1 giây) nó sẽ tự động tách khỏi thân tên lửa. Sau đó, động cơ chính được kích hoạt đưa tên lửa bay tới mục tiêu (thời gian cháy 51-150 giây).
Tên lửa 5V21 đạt tầm bắn 250km với trần bắn 29km, các biến thể cải tiến 5V28/28N tăng tầm lên 300km và thậm chí là 400km với đạn 5V28MN (đặc biệt có thể lắp đầu đạn hạt nhân).
Tên lửa sử dụng hệ chiếu vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay. Ở pha cuối dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động 5G24 tấn công mục tiêu. Mỗi quả đạn lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 217kg, vì vậy bán kính sát thương của nó rất lớn.
Chỉ với hệ thống S-200, Triều Tiên khẳng định rằng, bất cứ máy bay nào của Mỹ cũng phải nằm đất nếu lọt vào tầm bắn. Tuy nhiên, mọi thông tin mới chỉ dừng lại ở những tuyên bố và năng lực phòng thủ của Bình Nhưỡng vẫn đang là dấu hỏi lớn.
Và theo tạp chí Mỹ, phòng không vẫn là điểm yếu lớn nhất của lực lượng vũ trang Triều Tiên, trong khi đó tấn công đường không luôn là nguy cơ lớn nhất Bình Nhưỡng phải đương đầu.
Theo Tuấn Hưng
Đất Việt
Mỹ tạm dừng 600 tiêm kích do lỗi bung nắp buồng lái Sự cố hy hữu với buồng lái khiến hai loại máy bay chung kiểu dáng thiết kế bị yêu cầu dừng sử dụng. F/A-18 E/F Super Hornet. Hải quân Mỹ vừa thông báo tạm dừng sử dụng hai dòng chiến đấu cơ F/A-18 E/F Super Hornet và E/A-18G Growler, bắt đầu từ ngày 16.12. Yêu cầu được gửi đi sau khi một chiếc...