“Tích hợp” thủ tục chuyển nhượng dự án
Cần “tích hợp” thủ tục Chuyển nhượng dự án bất động sản (BĐS) giữa các luật để doanh nghiệp tránh phải làm thêm một thủ tục, trong khi thủ tục đó vẫn do cùng một cơ quan quyết định.
Cùng 1 dự án có thể phải chịu sự điều chỉnh về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản bởi hai hệ thống luật.
Hiện nay, theo Điều 46 Luật Đầu tư năm 2020, đối với dự án mà nhà đầu tư được chấp thuận theo Luật Đầu tư và dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì để chuyển nhượng dự án, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án theo Luật Đầu tư. Trong khi, các dự án khác thực hiện thủ tục cho phép chuyển nhượng dự án theo Luật Kinh doanh BĐS.
“Phân mảnh” thẩm quyền cấp phép
Quy định nêu trên dẫn đến “phân mảnh” thẩm quyền cho phép chuyển nhượng dự án. Ví dụ: UBND tỉnh A lựa chọn nhà đầu tư dự án Khu đô thị theo pháp luật đấu thầu. Sau khi đăng tải danh mục dự án mà chỉ có 01 nhà đầu tư C đáp ứng yêu cầu sơ bộ thì nhà đầu tư C được chấp thuận để thực hiện dự án. Nhà đầu tư C sau đó chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư D, thủ tục chuyển nhượng theo Luật Đầu tư.
Vẫn trường hợp trên nhưng có 2 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ thì UBND tỉnh A tổ chức đấu thầu và nhà đầu tư C trúng thầu. Nhà đầu tư C sau đó chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư D thì thực hiện thủ tục theo Luật Kinh doanh BĐS.
Với 2 trường hợp trên, cách thức để nhà đầu tư C được lựa chọn có bản chất không khác nhau nhưng việc quy định 2 thủ tục riêng biệt để nhà đầu tư thực hiện chuyển nhượng dự án là không cần thiết.
Sự phân chia thẩm quyền xử lý thủ tục cho phép chuyển nhượng dự án theo 2 ngành luật khác nhau hiện nay thuần túy là phân chia cơ học, không có luận chứng rõ ràng về việc tại sao phải phân tách thành 2 trường hợp, mỗi trường hợp tại sao phải áp dụng theo Luật Đầu tư hay Luật Kinh doanh BĐS.
Theo Điều 43 Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) thì thủ tục cho phép chuyển nhượng mọi dự án BĐS đều thực hiện thống nhất theo Luật Kinh doanh BĐS, quy định này sẽ làm nảy sinh 2 vấn đề lớn. Thứ nhất, cần sửa Luật Đầu tư năm 2020 cho thống nhất. Và thứ hai, sau khi có quyết định cho phép chuyển nhượng dự án BĐS (theo Luật Kinh doanh BĐS thì nhà đầu tư còn phải “Điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư”.
Như vậy, rất nhiều trường hợp nhà đầu tư phải làm nối tiếp 2 thủ tục theo 2 đạo luật khác nhau để hoàn tất việc chuyển nhượng dự án BĐS.
Video đang HOT
Đang có sự thiếu công bằng với các doanh nghiệp “bình thường” khi chuyển nhượng dự án bất động sản
Xuất phát từ phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư là luật quy định về mọi hoạt động đầu tư, chuyển nhượng dự án cũng là một hoạt động đầu tư nên thực hiện thống nhất theo thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư của Luật Đầu tư. Việc quy định 2 thủ tục, thực hiện theo 2 luật riêng biệt với 2 cơ quan thụ lý khác nhau sẽ tăng thêm thủ tục, kéo dài thời gian thực hiện cũng như chi phí tuân thủ.
Do đó, Luật Kinh doanh BĐS chỉ cần đặt ra quy định về điều kiện với dự án/phần dự án chuyển nhượng cũng như điều kiện với bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng… Các điều kiện này sẽ được rà soát, xem xét trong quá trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư để cho phép chuyển nhượng dự án theo Luật Đầu tư.
Hoặc một giải pháp khác là cho phép “tích hợp”, đơn giản hóa để chỉ phải làm một thủ tục. Chẳng hạn, trong quyết định cho phép chuyển nhượng dự án BĐS tích hợp cả nội dung điều chỉnh dự án đầu tư theo Luật Đầu tư để tránh phải làm thêm một thủ tục.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
Điều 45 Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) quy định: UBND cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển nhượng đối với dự án do UBND cấp tỉnh quyết định, chấp thuận. Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép chuyển nhượng đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định, chấp thuận. Tức là vẫn duy trì quy định của Luật Kinh doanh BĐS 2014: Cấp nào quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư dự án thì có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng một phần/toàn bộ dự án.
Quy định như trên chưa phù hợp với quan điểm xây dựng luật là “Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính”. Chẳng hạn theo Luật Đầu tư hiện nay, dự án khu đô thị có quy mô từ 300ha trở lên thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
Với dự án này, nếu nhà đầu tư chỉ chuyển nhượng một phần dự án cũng phải trình hồ sơ để Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển nhượng? Nếu chủ đầu tư chuyển nhượng một phần dự án cho 10 đối tác thì phải thực hiện 10 thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Do đó, Dự luật cần phân cấp toàn bộ thẩm quyền quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản cho UBND cấp tỉnh. Bởi khác với việc quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án lần đầu (cần xem xét, đánh giá năng lực nhà đầu tư, đánh giá hiệu quả, sự cần thiết triển khai dự án, quy hoạch…) thì đến bước này, nhà đầu tư là bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng dự án đều phải đáp ứng các điều kiện về năng lực; dự án đã GPMB, hoàn thành nghĩa vụ tài chính… nên không cần thiết Thủ tướng Chính phủ phải quyết định mà nên phân cấp cho địa phương để đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện.
Top cổ phiếu tăng/giảm tuần qua: Nhóm bất động sản chiếm gần phân nửa mã tăng
Trong tuần 28/11-2/12, nhóm bất động sản gây chú ý với 12/30 mã lọt top 10 tăng mạnh nhất trên 3 sàn.
Trong đó, HoSE ghi nhận 4/10 mã, HNX là 7/10 mã, UPCOM 1/10 mã.
Nhóm bất động sản gây ấn tượng trong tuần giao dịch đầu tháng 12. Ảnh: Trọng Hiếu.
Chốt phiên giao dịch tuần 28/11 - 2/12, VN-Index tăng 108,55 điểm (tương đương 11,17%) đạt 1.080,01 điểm. Đây là tuần thứ 3 liên tiếp chỉ số chính tăng điểm và đã tăng 23,6% kể từ mức thấp nhất 873,78 điểm thiết lập ngày 16/11/2022.
Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 18.336 tỷ đồng, tăng 78,5% so với tuần trước đó, 68% so với trung bình 5 tuần và 44,7% so với trung bình 20 tuần trước.
Nhóm bất động sản là tâm điểm trong tuần giao dịch vừa qua với tỷ trọng giá trị giao dịch tăng 29,87% toàn thị trường, cao nhất trong 10 tuần liên tiếp. Ngoài ra, chỉ số cổ phiếu bất động sản cũng tăng 4,11% trong tuần. Điều này cho thấy nhóm này tiếp tục có cầu vào mạnh.
Tuy nhiều mã phục hồi tốt, song nhóm bất động sản vẫn nằm trong top các mã giảm điểm 1 năm qua. Điều này là do nhiều cổ phiếu lớn giảm điểm, như: NVL (-72,72%), PDR (-77,57%), PHX (-76,89%), DIG (-67,76%), CEO (-47,87%), VHM (-28,47%).
Xét riêng tuần qua, nhóm bất động sản gây chú ý với 12/30 mã lọt top 10 tăng mạnh nhất trên 3 sàn, trong đó HoSE ghi nhận 4/10 mã; HNX là 7/10 mã; UPCOM 1/10 mã.
SÀN HOSE
Tăng mạnh nhất sàn HoSE tuần qua là VOS của CTCP Vận tải biển Việt Nam khi dạt 39,61%.
Trong quý III/2022, VOS ghi nhận doanh thu thuần 712 tỷ đồng, tăng 85% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi ròng hơn 154 tỷ đồng, giảm 17%. Lũy kế 9 tháng đầu năm, VOS ghi nhận doanh thu đạt 1.805 tỷ đồng (tăng 87% so với cùng kỳ năm trước) và lợi nhuận trước thuế đạt 566 tỷ đồng (tăng 38%), tương đương vượt 15% mục tiêu doanh thu năm và vượt 45% chỉ tiêu lãi cả năm.
Theo giải trình, Vosco cho biết mặc dù thị trường vận tải diễn biến phức tạp nhưng mặt bằng giá cước được duy trì tương đối tốt, thị trường tàu container cũng khởi sắc hơn so với cùng kỳ nên 2 tàu container hoạt động hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, trong quý 3 và 9 tháng đầu năm, công ty còn có thêm doanh thu từ 2 tàu dầu sản phẩm Đại An và Đại phú.
Đứng ở vị trí thứ 2 là mã APG của CTCP Chứng khoán APG với 4 phiên tăng trần liên tiếp, qua đó đạt mức tăng 39,5%.
Đáng chú ý, HoSE ghi nhận 4 mã bất động sản thuộc top 10 mã tăng mạnh là DRH ( 39,47%), ITA ( 39,37%), HQC ( 39,35%), DIG ( 38,85%). Ngoài ra, một số mã địa ốc cũng có mức tăng tiệm cận top 10 trên HoSE là TDC ( 38,43%), DXG ( 38,39%), LDG ( 34,11%), TLD ( 32,07%)....
Ở chiều ngược lại, top 1 giảm mạnh trên sàn HoSE là IBC (-30,04%). Mới đây, IBC đã có văn bản giải trình về việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp. Theo đó, IBC cho rằng giá cổ phiếu giảm do yếu tố tâm lý của nhà đầu tư trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực về kinh tế cũng như những tác động của bối cảnh vĩ mô.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu IBC đã giảm 9 phiên liên tiếp (trong đó có 7 phiên giảm hết biên độ). Tính ra, IBC đã giảm gần 52% sau gần nửa tháng giao dịch.
Bên cạnh đó, top 10 mã giảm mạnh ghi nhận HPX (-7,64%). Qua đó, đánh dấu tuần thứ 2 liên tiếp nằm trong top. Ở tuần 21-25/11, HPX giảm 29,61%.
SÀN HNX
HNX ghi nhận 7/10 mã bất động sản lọt top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất, cụ thể đó là: L14 ( 59,9%), CEO ( 59,42%), AAV ( 48,72%), API ( 47,92%), IDJ ( 45,83%), BII ( 44,44%), PVL ( 43,48%).
Ở chiều ngược lại, SDU (-33,97%) và VNT (-18,49%) là những mã giảm mạnh nhất trên HNX.
SÀN UPCOM
Trên sàn UPCOM, PCF ( 71,43%) và L12 ( 70,57%) là những mã tăng mạnh nhất tuần qua. Ở chiều ngược lại, CFV (-49,88%), NJC (-47,66%) giảm mạnh nhất.
VNDirect: Định giá hấp dẫn, VN-Index sẽ trở lại vùng 1.300 1.350 điểm trong năm 2023 VNDirect đánh giá chứng khoán Việt Nam vẫn hấp dẫn so với các thị trường khu vực trong tương quan tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn 2023-24. Thị trường chứng khoán Việt Nam nối dài mạch phục hồi, tuần qua ghi nhận mức tăng VN-Index tiếp tục tăng tới 108,55 điểm lên 1.080,1. Niềm tin vào đà tăng thị trường của nhà đầu...