‘Tia chớp’ P-38, tiêm kích bắn hạ nhiều máy bay nhất thế giới
Với 1.800 lần bắn hạ máy bay địch, tiêm kích P-38 Lightning là một trong những chiến đấu cơ hiệu quả nhất thế giới trong các trận không chiến.
Một chiếc P-38 Lightning của không quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia
P-38 Lightning (Tia chớp) là chiến đấu cơ nổi tiếng trong Thế chiến II, được hãng Lockheed sản xuất vào năm 1937 nhằm đáp ứng yêu cầu của không quân Mỹ về việc sở hữu một máy bay tiêm kích đánh chặn tầm cao, theo Aviations militaires.
P-38 có thiết kế khá độc đáo với hai thân dài gắn động cơ phía trước và một thân giữa ngắn bao gồm buồng lái và khoang chứa vũ khí. Máy bay có thể bay ở độ cao 7.000 m với vận tốc tối đa 660 km/h.
Tuy được phát triển cho nhiệm vụ đánh chặn, nhưng P-38 có thể đảm nhiệm nhiều chức năng như ném bom bổ nhào, ném bom ngang, tấn công mặt đất, trinh sát hình ảnh, và tiêm kích hộ tống tầm xa khi được gắn thêm hai thùng dầu phụ dưới cánh.
Ban đầu không quân Mỹ có ý định sản xuất hàng loạt P-38 để trang bị chủ yếu cho không quân Hoàng gia Anh trong cuộc chiến chống lại phát xít Đức. Tuy nhiên cuộc tập kích Trân Châu Cảng tháng 12/1941 do phát xít Nhật thực hiện đã thay đổi tất cả. P-38 ngay lập tức được biên chế cho không quân Mỹ, sau khi Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố tham chiến.
P-38 sau đó có mặt ở hầu hết các mặt trận, nhưng chỉ thế hiện được hiệu quả cao nhất ở mặt trận Thái Bình Dương, nơi những ưu điểm về tầm bay xa và độ cao của máy bay cùng hỏa lực tập trung phát huy được hết tác dụng.
Trái với thời tiết lạnh giá ở châu Âu, khí hậu nhiệt đới ở Thái Bình Dương đã giúp các phi công P-38 khắc phục điểm yếu của buồng lái cách nhiệt kém để thể hiện được những kỹ năng chiến đấu điêu luyện trước những tiêm kích Zero của phát xít Nhật.
P-38 được ghi nhận tiêu diệt nhiều máy bay Nhật nhất so với những tiêm kích của không quân quốc gia khác. Với thành tích bắn rơi 1.800 máy bay Nhật trong các trận không chiến, P-38 là chiến đấu cơ lập nhiều chiến công trên không hơn bất kỳ một mẫu máy bay nào khác trên thế giới.
Chiến công nổi tiếng nhất của P-38 là chiến dịch phục kích Đô đốc Yamamoto Isoroku, chiến lược gia hải quân quan trọng nhất của phát xít Nhật tại Thái Bình Dương, người lập kế hoạch chính cho cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng năm 1941.
Video đang HOT
Ngày 18/4/1943, khi giải mã được thông tin Đô đốc Yamamoto đang bay đến đảo Bougainville, Thái Bình Dương để thị sát mặt trận, 16 chiếc P-38 được điều động để thực hiện cuộc phục kích. Đội tiêm kích P-38 này bay sát mặt biển để tránh bị phát hiện, nhanh chóng bắt gặp hai máy bay ném bom Mitsubishi G4M của Nhật được 6 tiêm kích Zero hộ tống.
Các phi công Mỹ lập tức chia làm hai nhóm tấn công. Cả hai chiếc G4M, trong đó có một chiếc chở Yamamoto, cùng hai tiêm kích Zero bị bắn hạ, trong khi Mỹ chỉ thiệt hại một chiếc P-38. Thi thể Yamamoto được tìm thấy ngày hôm sau khi chiếc máy bay ném bom chở ông bị rơi xuống rừng rậm.
Tổng cộng có trên 10.000 tiêm kích P-38 được sản xuất, là một trong số ít máy bay chiến đấu Mỹ được sản xuất suốt thời gian Mỹ tham gia Thế chiến II.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Chiến đấu cơ Su-35 Nga "sợ" tiêm kích nào của Mỹ?
Chiến đấu cơ Su-35 Nga được đánh giá là mẫu máy bay chiến đấu đáng gờm mà các chiến đấu cơ F-15, F-16 hay thậm chí là F-35 Mỹ không thể sánh bằng.
Chiến đấu cơ Su-35 của Nga.
Theo phân tích của tác giả Dave Majumbar trên National Interest, bất chấp các biện pháp trừng phạt và những khó khăn về kinh tế, Nga vẫn tiếp tục cho ra đời những hệ thống chiến đấu hiện đại mới như xe tăng, tàu ngầm vũ khí hạt nhân, chiến đấu cơ.
Trong đó, Su-35 là ví dụ điển hình của việc Nga đã hiện đại hóa lực lượng vũ trang thành công như thế nào.
F-35
Trong kịch bản một nhóm 4 chiến đấu cơ F-35 đối đầu với phi đội Su-35 tương xứng, F-35 nhiều khả năng sẽ phải đổi hướng, gọi tiêm kích F-22 Raptor đến hỗ trợ.
Trong tình huống khẩn cấp, F-35 có thể tạo ra trận không chiến ngang ngửa ới Su-35 Nga nếu công biết cách tận dụng ưu thế. Đó là khả năng tàng hình, sử dụng radar tìm và diệt máy bay đối phương ở ngoài tầm quan sát bằng mắt thường. Bởi giao chiến ở cự ly gần là điểm yếu với F-35.
Không chiến không phải là thế mạnh của F-35.
F-35 ban đầu được không được chú trọng nhiệm vụ không chiến, do đó chiến đấu cơ này ít cơ động và không nhanh đạt tốc độ tối đa bằng F-22 Raptor.
Tóm lại, nếu F-35 buộc phải tham gia một trận chiến trên không với Su-35 Nga thì yếu tố duy nhất có thể cứu sống được phi công khỏi bị bắn rơi là kỹ năng và kinh nghiệm chiến đấu.
F-15
Tiêm kích F-15 là đối thủ đáng gờm nhất có thể đụng độ với các chiến đấu cơ Su-35 Flanker-E.
Su-35 có thể tăng tốc ở trần bay đến ngưỡng siêu thanh mà F-15C không thể bắt kịp. Chiến đấu cơ Nga cũng di chuyển hết sức linh hoạt ở tốc độ thấp. Ở khoảng cách gần, máy bay nào giành chiến thắng còn phụ thuộc vào năng lực phi công và cả may mắn.
Ở tầm xa, F-15C hay phiên bản F-15E có lợi thế hơn Su-35 bởi radar mảng pha quét điện tử chủ động. Su-35 có lợi thế ở khả năng vô hiệu hóa radar gắn trên tên lửa điều khiển AIM-120 AMRAAM của máy bay Mỹ. Tên lửa đối không hiện đại của Su-35 có thể khiến hệ thống điện tử cũ của F-15 có thể bất lực. Lầu Năm Góc nhận ra điều đó và dự định đầu tư 7,6 tỷ USD để hiện đại hóa hệ thống điện tử trên F-15.
F-15 là một trong những mẫu chiến đấu cơ thành công nhất của Mỹ.
Tác giả Majumbar cho rằng, chiến đấu cơ F-15 sẽ không gặp phải bất cứ khó khăn nào khi đối đầu với các phi công nước ngoài điều khiển Su-35. Bởi để tối ưu khả năng tác chiến trên máy bay Nga là điều không hề đơn giản với phi công nước ngoài.
Trừ khi xung đột nổ ra trực diện giữa Mỹ và Nga, quân đội Mỹ có thể tiếp tục sử dụng chiến đấu cơ F-15 trong vòng ít nhất hai thập kỷ nữa.
F-16
Còn nếu so sánh với F-16 của Mỹ thì chiến đấu cơ Nga vượt trội vì F-16 được lắp đặt hệ thống radar ít tân tiến hơn. F-16 cũng không thể phóng loạt tên lửa AIM-120 ở tốc độ và tầm cao như chiến đấu cơ F-15.
Không quân Mỹ có kế hoạch nâng cấp 300 chiếc F-16 với hệ thống tác chiến điện tử CAPES bao gồm cả hệ thống radar quét mảng pha điện tử AESA đi kèm với hệ thống tác chiến trên không mới. Tuy nhiên, chương trình đã bị hủy bỏ vì cắt giảm ngân sách.
F-16 chiến thắng trong cuộc chiến giả định trên không với chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 nhưng vẫn không thể sánh bằng Su-35 Nga.
Không quân Mỹ không có ý định sử dụng F-16 cho mục đích không chiến và do đó, ngay cả khi được trang bị AESA, chiến đấu cơ F-16 chưa chắc đã cân bằng sức mạnh so với Su-35 Nga.
Có thể nói, Su-35 và và các chiến đấu cơ dòng Flanker của Nga là các máy bay có năng lực chiến đấu vượt trội. Các chiến đấu cơ thế hệ 4 của Mỹ không còn chiếm ưu thế lớn về công nghệ như trong những năm qua.
Với đội ngũ phi công được đào tạo bài bản và được hỗ trợ bởi các đơn vị mặt đất hay các máy bay trinh sát, Su-35 Nga thực sự là mối đe dọa nghiêm trọng đối với bất kỳ loại chiến đấu cơ nào của phương Tây, ngoại trừ tiêm kích F-22 Raptor.
Lầu Năm Góc cần phải tăng cường đầu tư vào các thế hệ chiến đấu cơ mới để thay thế phi đội cũ càng sớm càng tốt, tác giả Majumbar kết luận.
Theo Đăng Nguyễn - NI (Dân Việt)
Xem Nga thử nghiệm súng điện từ bắn đạn bay 3 km/s Các nhà khoa học Nga vừa thử nghiệm thành công súng điện từ (railgun), loại vũ khí sử dụng lực điện từ thay vì động cơ phản lực để đẩy đầu đạn lên tốc độ cao. Trong quá trình thử nghiệm bởi các nhà khoa học tại Học viện Khoa học nhiệt độ cao Nga, khẩu súng điện từ đã bắn đi một...