Thương vụ Motorola và sự xoay chuyển cục diện làng di động 2014
Google hay Lenovo sẽ ra sao sau thương vụ mua bán 2,91 tỷ USD xung quanh Motorola.
Vừa qua, Google đã chính thức thông báo bán lại Motorola Mobility cho Lenovo với giá 2,91 tỷ USD. Theo đó, hãng điện tử Trung Quốc sẽ được trả trước 1,41 tỷ USD dưới hình thức 660 triệu USD tiền mặt và 750 triệu USD cổ phiếu. Khoản còn thiếu 1,5 tỷ USD dự kiến sẽ được trả hết trong vòng 3 năm kế tiếp. Thương vụ này đối với rất nhiều người là một khoản lỗ không nhỏ cho Google bởi ba năm trước hãng phải chi tới 12,5 tỷ USD để sở hữu Motorola. Nhưng thực chất đây có phải là một vụ đào tẩu của Google hay bên trong lại ẩn chứa rất nhiều toan tính của cả 3 ông lớn Google, Lenovo và Motorola?
Trong một bài viết chính thức trên blog cá nhân, chủ tịch Larry Page của Google đã thừa nhận họ quyết định bán Motorola là vì thị trường smartphone có sự cạnh tranh cực lớn, và để một công ty có thể phát triển mạnh mẽ thì sẽ cần nguồn lực và sự đầu tư không nhỏ. Đó là lý do tại sao chúng tôi tin rằng Motorola sẽ hồi sinh dưới sự nâng đỡ của Lenovo, một công ty với mảng di động đang phát triển nhanh chóng và là nhà sản xuất PC lớn nhất thế giới. Động thái này sẽ cho phép Google có thể tập trung nguồn lực của mình để tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái Android, vì lợi ích chung của người sử dụng điện thoại thông minh khắp mọi nơi.
Nhưng phải chăng kinh doanh phần cứng với mục đích định hướng thị trường đã dần nằm ngoài khả năng điều tiết của Google khi mà Samsung đang phát triển quá nhanh và trở thành một thế lực trong chính nội bộ Android.
Google và Samsung: Đôi bạn cùng tiến?
Gần đây, đã xuất hiện khá nhiều lời đồn đoán khẳng định Google và Samsung đã đạt được nhiều thỏa thuận trên mức bình thường là trao đổi, cung cấp bằng sáng chế như trước đây. Điều này cũng không lạ lùng khi mà sự thành công của Google chắc chắn không thể bỏ qua những đóng góp của “dải thiên hà” Galaxy đến từ Samsung.
Recode cho rằng giao diện người dùng TouchWiz sẽ được Samsung bổ sung thêm một số phần mềm đặc biệt đi theo hướng phát triển của các ứng dụng và dịch vụ mà Google đang làm. Chúng ta chưa thể khẳng định liệu Google sẽ nhượng bộ đến mức nào nhưng với việc bán lại Motorola thì mối căng thẳng trong quan hệ Samsung-Google sẽ dần lắng dịu. Bởi về cơ bản, Samsung không hài lòng với những nỗ lực của Google để nhảy vào mảng kinh doanh phần cứng điện thoại di động trong khi Google cũng chẳng vui vẻ gì khi mà Samsung nhăm nhe cạnh tranh với mảng cung ứng dịch vụ của mình.
Một giả thiết có lý được đặt ra là Google không muốn đối đầu trực tiếp với Samsung trên mặt phần cứng, vì thế, họ phải bắt tay đàm phán với Samsung. Việc bán mảng phần cứng Motorola là một bước đầu trong việc thắt chặt mối quan hệ này.
Motorola chẳng còn nhiều giá trị với Google
Video đang HOT
Không chỉ để xích lại gần hơn với Samsung, nguyên nhân khác được đưa ra cho thương vụ mua bán với Lenovo là vì Google đã không nhận được những gì họ muốn từ Motorola, bây giờ là lúc để nó ra đi. Dường như gã tìm kiếm khổng lồ đã hết kiên nhẫn với công ty điện thoại danh tiếng một thời của Mỹ.
Trước đó đã có những thông tin về việc Google không tin tưởng vào năng lực của Motorola, song những cơ hội vẫn được đưa ra để chờ đợi kỳ tích xuất hiện. Nhưng đổi lại chỉ là sự thất vọng, kiên nhẫn đã cạn và một cuộc chia tay giữa Google và Motorola là tât yếu của vấn đề. Moto X hay Moto G cũng không thể giúp Motorola làm ăn có lãi và vượt qua khủng hoảng. Theo báo cáo tài chính quý IV/2013 vừa công bố thì doanh thu của Motorola đạt 1,24 tỷ USD, giảm sút so với mức 1,51 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể hơn, Motorola phải gánh chịu khoản lỗ lên tới 384 triệu USD trong quý IV năm nay và đó thực sự là giọt nước làm tràn ly.
Nếu nhìn vào mặt kinh tế, Google đã lỗ nặng khi kết duyên cùng Motorola nhưng mổ xẻ kỹ càng hơn, gã tìm kiếm vẫn giữ lại cho mình những gì được cho là tinh hoa nhất của Motorola như nhóm phát triển công nghệ cao đang nghiên cứu dự án smartphone “xếp hình” Project Ara và phần lớn các danh mục đầu tư bằng sáng chế của Motorola Mobility. Mấu chốt vấn đề là Google vẫn nắm trong tay những công cụ chủ lực của Motorola, điều mà hãng đã nhắm đến khi mua lại công ty này. Có lẽ mảng sản xuất phần cứng sẽ được đặt niềm tin vào Samsung với những thỏa thuận ngầm mà chỉ người trong cuộc mới biết rõ.
Motorola sẽ ra sao và Lenovo được gì sau tất cả?
Hiện tại tương lai của Motorola vẫn đang là dấu hỏi lớn và trở thành chủ đề bàn luận trên rất nhiều kênh thông tin đại chúng. Lenovo cho biết họ vẫn sẽ giữ nhà máy Texas của Motorola nhưng không đưa ra những cam kết xa hơn nữa. Ngay cả thông tin về việc Motorola sẽ tiếp tục hoạt động như một công ty riêng hay sẽ được sáp nhập hoàn toàn với Lenovo cũng không được tiết lộ cụ thể.
Tuy nhiên, rõ ràng Lenovo xem đây như là cơ hội vàng để họ có thể bước qua cánh cửa hẹp xâm nhập vào thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, nhiều khả năng Lenovo cũng vẫn sử dụng thương hiệu Motorola để tiếp tục duy trì và mở rộng sự hiện diện của họ ở châu Âu bởi nhìn chung, không phải tất cả các khách hàng đều biết rằng chiếc điện thoại Motorola mà họ mua thực sự lại là một sản phẩm đến từ Lenovo.
Lenovo đã trở thành nhà sản xuất PC số 1 thế giới trong một thời gian ngắn và tại CES năm nay, họ không ngần ngại tuyên bố tham vọng muốn trở thành hãng điện thoại hàng đầu thế giới. Với tiềm lực hiện tại, Lenovo dường như chưa sẵn sàng để làm được điều này nhưng biết đâu sau khi có được Motorola, hãng điện tử Trung Quốc cũng đã có những toan tính bành trướng của riêng mình.
Tạm kết
Tất cả những lập luận phía trên chỉ mang tính suy đoán bởi khó có thể tường tận rõ những đối sách phát triển của người trong cuộc, nhưng chúng ta biết một điều chắc chắn: “Sự thay đổi đang đến”. Google có lẽ sẽ không ảnh hưởng nhiều sau khi bán Motorola còn Lenovo sẽ có thêm động lực để thực hiện những ước mơ trong mảng kinh doanh di động của mình. Nhưng sau cùng có vẻ như thế chân vạc của làng di động 2014 vẫn đang được thiết lập một cách khá vững chắc, đó là cuộc đối đầu đầy hấp dẫn giữa liên minh Google-Samsung cùng Microsoft-Nokia và Apple.
Theo PLXH
Người được chú ý nhất CES 2014: CEO xinh đẹp của Yahoo
Có người từng nói: "Phần mềm sẽ thống trị thế giới"* và điều này càng được củng cố mạnh mẽ tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) 2014 vừa qua. Tại đây, hãng marketing Gorkana Group đã trình bày bản báo cáo ghi nhận các hoạt động xã hội diễn ra xoay quanh sự kiện và họ đã kết luận rằng: CEO của Yahoo - Marissa Mayer đã gây được tiếng vang lớn nhất tại CES 2014, một triển lãm vốn được coi là "sân chơi" của các hãng sản xuất thiết bị phần cứng.
Chỉ tính riêng trên mạng xã hội Twitter, Mayer đã vượt qua tất cả các diễn giả khác tại triển lãm năm nay. Cụ thể, nữ CEO của Yahoo đã được "nhắc tới" (mention) 5.200 lần trên Twitter của người dùng khi đề cập về CES 2014, theo sau đó là Brian Krzanich của Intel (2.100 lần) và Kazuo Hirai của Sony (1.400 lần).
Nữ CEO của Yahoo là nhân vật được chú ý nhiều nhất tại CES 2014
Năm nay, công chúng dành nhiều sự quan tâm đến bà Mayer một phần do đây là lần đầu tiên bà làm diễn giả tại CES - một trong những triển lãm công nghệ uy tín nhất hành tinh. Hằng năm, ban tổ chức thường mời những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ cũng như các giám đốc của các tập đoàn nổi tiếng thế giới đến để chia sẻ về đường lối hoạt động và các sản phẩm, dịch vụ của mình.
Trong những năm qua, người tham dự Triển lãm đã cảm thấy chán ngán khi phải nghe CEO của những Microsoft**, Samsung, Ericsson, Verizon cùng những "ông lớn" khác tự quảng bá về những thành công của họ trong các bài diễn thuyết khô khan. Sự nhàm chán thường niên với màn khoe khoang của các hãng phần cứng đã bắt đầu từ khi triển lãm CES khai mạc kỳ đầu tiên.
Tuy nhiên, CES năm 2013 lại là một bước đột phá trong quảng bá thương hiệu khi Microsoft không phải là diễn giả chính của Triển lãm. Thay vào đó, Qualcomm đã đem đến "làn gió mới" cho người tham dự khi hãng không ngồi diễn thuyết hàng giờ cho khán giả về sản phẩm - chip Snapdragon mới nhất của mình mà đưa ra những bằng chứng sinh động về mức độ khả dụng của sản phẩm trong các ngành công nghiệp và mời Maroon 5 tới biểu diễn.
Năm nay, giới báo chí kì vọng bà Mayer cũng sẽ làm nên một điều khác biệt và mới mẻ.
Nhưng, bà vẫn đi theo những "vết xe" cũ: một bài diễn thuyết khô khan kèm một khuôn mặt tươi tỉnh. Yahoo năm nay tham gia với tư cách khách mời bên cạnh các "ngôi sao" mới khác như người dẫn chương trình nổi tiếng của hãng tin CBS - Katie Couric hay chủ mục mảng công nghệ của Thời báo New York - David Pogue và CEO của Tumblr David Karp cũng tới chia sẻ những điểm mới trong lĩnh vực quảng cáo. Trong bài nói của mình, bà Mayer đề cập tới việc Yahoo vừa mua lại thành công hãng phần mềm tích hợp Android - Aviate bên cạnh những thành tích đạt được và định hướng của công ty trong tương lai.
Mayer "khoe" chiến tích mua lại Aviate trong năm nay
Chúng ta cũng phải công nhận rằng, Yahoo đã có những bước tiến đáng kể từ khi Marissa Mayer giữ vị trí CEO của hãng. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả nếu muốn hãng trở lại vị thế ban đầu của mình.
Có thể người nổi tiếng nhất không phải là nhân vật xuất sắc nhất. Theo quan điểm của người viết, Krzanich của Intel có một bài diễn văn thú vị hơn khi ông nhấn mạnh về những nâng cấp đáng kể của sản phẩm trong thời gian gần đây và xu hướng Internet của vạn vật ( Internet of Things) hay những thiết bị đeo được (wearable) sẽ bùng nổ trong những năm sắp tới. Theo thống kê của Gorkana, công nghệ wearable là xu hướng được đề cập nhiều nhất trên Twitter của CES với 61.000 lượt.
Xu hướng công nghệ đeo là cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong năm nay
Liệu bà Mayer sẽ trở lại với vai trò diễn giả trong năm tới? Có thể ban tổ chức sẽ xem xét tới việc này và phản ứng của khán giả với bài diễn thuyết của bà đã chứng minh rằng: Không cần phải là những thiết bị công nghệ mới thu hút được sự chú ý của người nghe.
Và một điều thú vị khác trong báo cáo của Gorkana cũng chỉ ra rằng, sự cố của Micheal Bay, đạo diễn phim Transformer tại buổi ra mắt sản phẩm của Samsung cũng đã thu hút 15.000 lượt tweet. Rõ ràng là người không nói trên sân khấu lại gây được sự chú ý hơn nhiều những diễn giả khác.
(*) Nguyên văn: Software will eat the world: Câu nói dựa theo bài viết nổi tiếng của nhà đầu tư gạo cội Marc Andreessen về việc các công ty phần mềm sẽ thống trị thế giới công nghệ và sẽ trở thành hạ tầng của các lĩnh vực quan trọng trong xã hội.
(**) Chú ý rằng Microsoft tuy là công ty phần mềm số một thế giới nhưng CEO của hãng thường xuất hiện ở CES các năm trước với vai trò người đọc diễn văn khai mạc, giới thiệu các thiết bị phần cứng như Xbox hoặc giới thiệu phần mềm nhưng chủ yếu để hỗ trợ cho các đối tác phần cứng của hãng.
Theo VNE
Apple TV mới chuẩn bị ra mắt với kho games riêng Nhiều nguồn thông tin liên tiếp khẳng định, Apple chuẩn bị giới thiệu thế hệ Apple TV tiếp theo với nhiều thay đổi cả về phần cứng và phần mềm, ra mắt vào nửa đầu năm 2014. Kể từ bản cập nhật Apple TV hồi tháng 3 năm 2012 nhằm hỗ trợ video 1080p, sản phẩm này không nhận bất kỳ nâng cấp...