Thương vụ động trời ngành phần mềm doanh nghiệp, Salesforce mua lại Slack với giá 27,7 tỷ USD
Cùng ngành và có chung đối thủ Microsoft, thương vụ này sẽ giúp Salesforce và Slack cạnh tranh tốt hơn trong tương lai.
Người khổng lồ điện toán đám mây Salesforce đang mua lại ứng dụng chat trong doanh nghiệp Slack với số tiền khổng lồ gần 28 tỷ USD. Cho đến nay, thương vụ này là một trong các thương vụ sáp nhập đình đám nhất trong ngành phần mềm doanh nghiệp những năm gần đây. Đối với Salesforce, đây cũng là thương vụ mua lại lớn nhất từ trước đến nay của họ.
Theo thông cáo báo chí, Salesforce sẽ trả 27,7 tỷ USD cho Slack với khoảng 26,79 tỷ USD tiền mặt và còn lại bằng cổ phiếu của Salesforce.
CEO Salesforce, Marc Benioff cho biết: ” Stewart và nhóm của ông đã xây dựng nên một trong những nền tảng được yêu mến nhất trong lịch sử phần mềm doanh nghiệp, với một hệ sinh thái tuyệt vời bao quanh nó. Đây sẽ là sự kết hợp trên cả tuyệt vời. Cùng nhau, Salesforce và Slack sẽ định hình nên tương lai của phần mềm doanh nghiệp và chuyển đổi cách mọi người làm việc trong thế giới hoàn toàn kỹ thuật số và từ bất cứ đâu .”
Từ một startup về game được thành lập năm 2009, Slack đã chuyển mình trở thành một đối thủ sừng sỏ với Microsoft khi có hơn 12 triệu người dùng hàng ngày vào tháng 10 năm ngoái và được định giá tới 25 tỷ USD. Ứng dụng chat của công ty được hàng loạt startup, công ty truyền thông và các doanh nghiệp công nghệ khác sử dụng như một phương tiện thay thế email và quản lý khả năng liên lạc trong doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, nhà đồng sáng lập Butterfield cùng nhóm của mình còn biến Slack thành một bộ công cụ đầy đủ cho doanh nghiệp với các tính năng họp video, lưu trữ file, quản trị IT, và nhiều tính năng khác cho các doanh nghiệp lớn. Đầu năm nay, công ty bắt đầu hợp tác với IBM để cung cấp dịch vụ cho hơn 350.000 nhân sự của người khổng lồ này.
Tuy nhiên, gần đây Slack bắt đầu gặp khó khăn khi vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ Microsoft và các đối thủ khác như Facebook khi họ đều ra mắt các bộ ứng dụng riêng cho môi trường doanh nghiệp. Công ty không đạt được lợi nhuận trong quý vừa qua và mất gần nửa giá trị vốn hóa của mình kể từ sau khi IPO.
Trong khi đó, Salesforce, hiện có giá trị 220 tỷ USD, cũng là một đối thủ chính của Microsoft nhưng trong lĩnh vực đám mây và đang trở thành một trong các công ty phần mềm lớn nhất thế giới.
“Kẻ thù của kẻ thù là bạn” – câu nói này chính là để mô tả thương vụ giữa Salesforce và Slack. Cả hai cùng là các công ty hoạt động trong lĩnh vực phần mềm doanh nghiệp và cùng có chung một đối thủ đáng sợ là Microsoft. Trong khi đại dịch Covid-19 đang khiến cả 2 công ty trở nên quan trọng hơn với các doanh nghiệp, việc kết hợp với nhau cũng giúp họ có thể bổ sung cho nhau và cạnh tranh tốt hơn với Microsoft, Oracle và các công ty đám mây và doanh nghiệp khác trong tương lai.
Video đang HOT
Lời khuyên của Steve Jobs giúp một lập trình viên trở thành tỷ phú
Tất cả những gì Marc Benioff làm là lắng nghe lời của kẻ mơ mộng Steve Jobs.
Ở tuổi 20, trước khi thành lập và trở thành CEO của Salesforce, Marc Benioff, là một thực tập sinh tại Apple. Anh ấy là một "lập trình viên dây chuyền sản xuất".
Trong thời gian làm việc tại Apple, team đã bận rộn làm việc với chiếc Macintosh đầu tiên. Mặc dù đã huy động được hơn 100 triệu USD đầu tư, Apple vẫn là công ty khởi nghiệp trẻ, nhiệt huyết, nơi Steve Jobs, người sáng lập và Marc, một thực tập sinh, có thể đứng xếp hàng cùng nhau uống cà phê.
20 năm sau, khi Marc thành lập công ty riêng, Steve nói với anh rằng nếu cần sự giúp đỡ để điều hành Salesforce thì cứ đến văn phòng của Steve.
Chỉ 2 năm sau khi thành lập Salesforce, bong bóng Internet (internet bubble) cuối cùng đã vỡ. Marc và những người đồng sáng lập của anh ấy cần sự giúp đỡ và họ đã nhận lời đề nghị của Jobs, tổ chức một cuộc họp để nhận sự hướng dẫn của Jobs.
"Tôi không biết"
Marc đã mở máy tính xách tay của mình và tung ra bản demo Salesforce.
Một lát sau, Steve trả lời: "Nhìn thật tệ!"
Có thể bạn đã nghe nhiều người nói rằng Steve Jobs không phải là loại người nói vòng vo tam quốc và ông hoàn toàn không biết ngôn ngữ có các từ đệm nữa cơ.
Nhưng điều khiến ông ấy khác biệt với đám đông đó là ông đưa ra phản hồi có thể hành động ngay sau đó.
Mặc dù hai lời khuyên đầu tiên của Steve rất nghiêm trọng nhưng hầu như không đáng ngạc nhiên hay độc đáo:
"Hãy đi thuyết phục các khách hàng lớn nhất mà cậu có thể có, ví dụ như Avon."
Salesforce không phải là một doanh nghiệp bán sản phẩm tiêu dùng, khách hàng mục tiêu của Salesforce là các thương hiệu lớn.
"Tôi muốn cậu phải thực sự hiểu điều này. Một là cậu sẽ phát triển lớn hơn gấp 10 lần trong vòng 24 tháng, hai là doanh nghiệp này sẽ thất bại."
Có lẽ có một số logic ẩn trong câu nói đó, hoặc có lẽ Steve chỉ đang cố gắng truyền động lực cho Marc. Nhưng những gì ông nói tiếp sau đây đã tạo nên sự khác biệt.
"Một điều cuối cùng. Cậu cần phải xây dựng một nền kinh tế ứng dụng."
Một nền kinh tế ứng dụng là gì? Marc hỏi.
"Tôi không biết!" Steve trả lời.
Bạn có dám tin vào một kẻ mộng mơ không?
Hãy cùng xem bối cảnh lúc bấy giờ, đó là năm 2001 - hoặc 7 năm trước khi iPhone lần đầu tiên được ra mắt. Đó là thời đại của đĩa CD và thuật ngữ ứng dụng chưa được phổ biến.
Về cốt lõi, Salesforce đã - và là - một CRM, một ứng dụng dựa trên đám mây nơi các doanh nghiệp có thể theo dõi các dự án và đơn đặt hàng của họ.
Nhưng thay vì xây dựng một giải pháp phù hợp với tất cả mọi thể loại, Benioff đã đầu tư rất nhiều vào việc giúp khách hàng và bên thứ ba có thể tùy chỉnh nó. Nó trở thành thị trường ứng dụng kinh doanh đầu tiên, nhiều năm trước khi Apple AppStore được ra mắt.
Giấc mơ khó hiểu của Jobs, được hiện thực hóa.
Sau này khi nhìn lại, Marc luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của lời khuyên Steve đã cho ông.
Ông nói rằng Salesforce sẽ không được như ngày hôm nay - một công ty phần mềm trị giá 165 tỷ USD- nếu hồi đó không có lời khuyên của Steve.
Nghe lời một người thành công thì rất dễ. Nhưng thực tế là những kẻ mơ mộng xung quanh chúng ta mới là người biết cái gì là tốt nhất cho chúng ta. Họ chỉ là không thể nào giải thích giấc mơ của mình đến từ đâu, hoặc tại sao giấc mơ của mình là đúng.
"Bạn nên đuổi việc anh ấy. Tôi cảm giác anh ấy không phù hợp với bạn."
"Bạn có sở trường nói trước công chúng đó, bạn nên bắt đầu một kênh Youtube hoặc là gì đó đi."
"Trời ơi, bạn thực sự giỏi trong lĩnh vực này đó. Viết cho khách hàng thử đi."
"Sao không thử đi? Tôi luôn biết rằng bạn rất hòa đồng với mọi người."
"Hôm qua tôi mơ bạn đứng trên sân khấu và tất cả mọi người lắng nghe bạn nói. Thật tuyệt vời."
Bạn đã bao giờ nghe những lời này từ bạn bè và gia đình của bạn chưa?
Hay một cái gì đó tương tự?
Họ có thể không phải là Steve Jobs, nhưng ngay cả Steve Jobs cũng không phải là Steve Jobs trước khi ông trở thành Steve Jobs. Tôi biết nghe có vẻ điên rồ, nhưng bạn càng tìm hiểu về Steve, bạn càng nhận ra rất nhiều quyết định của ông ấy được đưa ra theo cách này.
Theo kinh nghiệm của tôi, cuộc sống thực sự bắt đầu mở ra khi bạn lắng nghe "Steve Jobs" bên trong con người của bạn. Bạn bè và gia đình sẽ luôn ở đó để giúp bạn, nhưng động lực lâu dài trong cuộc sống xuất phát từ chính sự thúc đẩy từ bên trong.
Điều duy nhất cần có là sự can đảm. Rõ ràng, đó cũng là sự khác biệt giữa người thua cuộc với người chiến thắng: liệu bạn có thực sự can đảm theo đuổi một đề nghị không có căn cứ, xuất phát từ một điều gì đó "có lẽ" và kết thúc với câu trả lời "tôi không biết" không?
Zoom muốn hợp tác với Microsoft và Slack thay vì đối đầu CEO Zoom Eric Yuan cho biết công ty sẽ kinh doanh tốt hơn khi tích hợp thêm các sản phẩm giao tiếp văn phòng từ Slack và Microsoft, đặt cược hợp tác sẽ tốt hơn là cạnh tranh. Zoom muốn tập trung phát triển thế mạnh của công ty là video và đàm thoại thay vì cạnh tranh Microsoft và Slack Theo Bloomberg,...