Thưởng thức món bánh mì dẹt Flatbrd truyền thống của Na Uy
Phẳng, dẹt và giòn là những tính từ mà người ta thường dùng để mô tả một loại bánh mì đặc trưng của Na Uy, bánh mì Flatbrd. Đây không chỉ là món ăn hấp dẫn mà còn là món quà ý nghĩa để bạn mang về sau chuyến hành trình thú vị đến Na Uy.
Bánh mì vốn được biết đến là một món ăn ngon và tiện lợi, thường được dùng vào bữa sáng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Na Uy cũng vậy, nơi đây nổi tiếng với rất nhiều loại bánh mì. Trong đó, nổi bật nhất là món bánh mì Flatbrd, món bánh mì nguyên cám không men truyền thống.
Bánh thường được ăn cùng với cá trích, thịt nguội, xúc xích, khoai tây luộc, kem chua bơ và đặc biệt là món súp thịt truyền thống betasuppe.
Flatbrd thường được mang theo trong các buổi đi tham quan, dã ngoại và uống kèm với nước cam hay sữa tươi. Ngoài ra, chúng cũng được dùng nhiều trong các bữa ăn ngày lễ của người Na Uy.
Truyền thống làm bánh mì của Na Uy được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ những người bà, người mẹ. Mỗi người lại có một công thức làm khác nhau, tạo nên nét riêng biệt.
Để làm được Flatbrd theo đúng chuẩn dẹt và giòn, người dân Na Uy sẽ phải cán phần bột sau khi đã được nhồi thành từng lớp thật mỏng. Sau đó, nướng chúng trên một vỉ nướng to. Bánh mì càng mỏng thì càng giòn và càng ngon.
Vì bánh mì Flatbrd dẹt thường khô nên có thể lưu trữ trong thời gian dài. Do đó, bạn hoàn toàn có thể mua những túi bánh mì dẹt Flatbrd này để mang về làm quà cho gia đình và bạn bè sau chuyến du lịch Na Uy. Ngoài bánh mì Flatbrd, Na Uy còn nổi tiếng với một số loại bánh ngọt hấp dẫn khác như bánh quy, bánh bơ tròn hay bánh nướng phủ kem trứng ăn kèm với nước trái cây.
Công thức 3 món bánh mì Việt Nam, món ăn đường phố ngon nhất thế giới
Bánh mì kẹp là một trong những món ăn đường phố phổ biến nhất ở Việt Nam. Phần nhân kẹp giữa bánh mì bao gồm thịt và các loại rau. Dưới đây là một số công thức bánh mỳ đơn giản, nguyên liệu sẵn có, nhanh gọn nhẹ và đủ chất cho bữa sáng.
1. Bánh mì chảo sườn heo kho ốp la
Nguyên liệu:
- Sườn heo: 6 gram
Video đang HOT
- Trứng gà: 1 vỉ
- Nước dừa: 1 trái lấy nước.
- Gia vị: Nước mắm, dầu hào, hạt nêm, đường, tiêu, dầu ăn, hành khô, tỏi.
Cách thực hiện:
- Sườn heo chặt khúc ngắn, rửa sạch. Ướp sườn với 3 củ hành tím, 3 tép tỏi băm, 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng đường, 1 muỗng hạt nêm và 1 ít tiêu. Trộn đều lên rồi ướp 30 phút cho sườn thấm gia vị.
- Bắc nồi lên bếp, cho 2 muỗng đường vào dầu, khuấy đến khi thấy đường lên màu nâu cánh gián thì cho sườn đã ướp vào xào săn. Sau đó cho hết dừa tươi vào nồi rồi đun sôi.
- Nêm nếm lại gia vị vừa miệng rồi đậy nắp lại kho 50 phút cho sườn mềm và nước dừa sệt lại là tắt bếp.
- Chuẩn bị chảo nhỏ để ốp la trứng (tuỳ vào sở thích ăn chín hay sống), sau đó múc sườn kho vào chảo. Thêm ít rau ngò gai và hành lá. Vậy là đã hoàn thành xong món bánh mì chảo sườn kho ốp la.
2. Bánh mì pate heo
Nguyên liệu:
- Gan heo: 300g
- Thịt lợn (nạc vai): 500g
- Bì lợn: 200g
- Mỡ: 150g
- Bánh mì: 2 cái
- Sữa tươi không đường
- Củ hành khô,củ tỏi,củ hành tây, hạt tiêu
- Nước mắm, dầu ăn
- Muối, bột ngọt
Cách thực hiện:
Sơ chế nguyên liệu
- Khử mùi hôi và chất độc trong gan: Thái gan heo thành từng miếng dày 0.5cm đến 1cm, cho vào tô, đổ sữa tươi vào ngâm trong 20 đến 30 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch để ráo.
- Bì lợn cạo sạch, bóp muối rửa sạch. Cho bì và thịt lợn vào chần qua nước nóng trong 5 phút rồi vớt để ráo nước.
- Mỡ lợn rửa sạch, thái mỏng miếng to để lót đáy khuôn hấp pate tạo độ béo.
- Bánh mì xé thành từng miếng nhỏ cho vào bát rồi tưới sữa lên trộn đều.
- Hành tây thái hạt lựu, tỏi, hành khô đập dập băm nhỏ
Xay gan lợn và thịt heo
- Cho dầu ăn vào chảo đun nóng, cho hành khô và tỏi băm vào phi thơm. Cho gan heo vào xào rồi cho tiếp hành tây, thêm chút nước mắm, 1,5 thìa cà phê tiêu xay, đảo đều xào chín, khi cạn nước thì tắt bếp.
- Bì lợn cho vào luộc nhừ, thái miếng rồi cho vào xay nhuyễn sau đó cho gan lợn đã xào vào xay cùng rồi múc ra tô.
- Cho thịt lợn thái miếng, bánh mì đã ngâm sữa vào máy xay, cho thêm chút mắm, một ít hạt tiêu, muối, bột ngọt, tỏi, hành khô còn lại vào trộn đều rồi xay nhỏ sau đó cho tiếp hỗn hợp gan heo đã xay vào xay cùng.
Lưu ý, không xay hỗn hợp quá nhuyễn.
- Pate khi thành phẩm sẽ có 2 kiểu màu đó là màu nâu nhạt và màu hồng đậm tùy thuộc vào lượng gan mà mình dùng nhiều hay ít.
Hấp pate
- Lót những miếng mỡ lớn đã thái mỏng vào đáy của khay, xếp khít vào nhau. Để pate tách ra khỏi khuôn không bị dính, bạn quết một lớp mỏng dầu ăn hoặc bơ quanh khuôn sau đó trút hỗn hợp pate đã xay vào rồi dàn đều cho phẳng trải thêm lớp mỡ
- Dùng giấy bạc bọc kín miệng khay để khi hấp tránh hơi nước rơi vào làm pate bị nhão, không đông thành khối sau đó cho khay vào nồi để hấp cách thủy khoảng 2 giờ.
- Hấp xong mang đi nướng bằng nồi chiên không dầu 10 phút 160 độ cho cháy xém sẽ ngon hơn.
Bảo quản tủ lạnh, khi ăn muốn ngon hấp hoặc quay lại cho nóng. Pate có thể dùng ăn bánh mì, xôi, cơm rất ngon.
3. Bánh mì xíu mại
Nguyên liệu:
- Thịt heo xay nhỏ: 300 gram (bạn nên chọn loại thịt có cả nạc và mỡ )
- Hành tím: 2 củ nhỏ
- Tỏi băm nhuyễn: 2 muỗng
- Hành tây: Nửa củ
- Trứng gà: 1 quả
- Củ sắn: củ
- Hành lá: 2 cây
- Bánh mì
- Cà chua: 3 - 4 quả
- Gia vị: Ngò rí, ớt, đường, hạt nêm, dầu ăn
Cách thực hiện:
- Gốc hành lá, hành tím, hành tây rửa sạch băm cho nhuyễn. Cà chua rửa sạch và cắt hạt lựu.
- Lột sạch vỏ củ sắn và rửa sạch sau đó cắt thành sợi mỏng. Đem phần củ sắn đã sơ chế trần sơ qua với nước sôi cho mềm rồi vắt lại cho thật ráo nước. Ở bước này, bạn chú ý phải vắt cho thật chặt tay để củ sắn ráo hẳn nước, nếu phần củ sắn còn ngấm nước sẽ khiến viên thịt của chúng ta bị bở, không thể kết dính thành một khối được.
- Cho thịt heo cùng các nguyên liệu khác như trứng gà, gốc hành lá, hành tím, hành tây đã băm nhuyễn ở bước 1 vào, thêm tỏi phi và củ sắn ráo nước vào. Sau đó cho tiêu, đường,muối,hạt nêm và dầu mè vào trộn đều cho thấm.
- Xé vụn hoặc bóp thật nát 1/3 ổ bánh mì rồi trộn chung vào âu nguyên liệu ở bước 3, đây là mẹo để phần xíu mại ngon hơn và dính thành khối tốt hơn. Để nguyên âu trong vòng 15 - 20 phút cho thấm gia vị rồi bắt đầu vo thành những viên tròn vừa ăn.
- Hấp thịt viên trong nồi cho chín hẳn, sau đó để riêng ra một đĩa và giữ lại phần nước thịt đã tiết ra trong lúc hấp để làm nước sốt cà chua.
- Đặt chảo lên bếp, cho thêm một ít dầu vào đun nóng rồi phi tỏi cho vàng thơm. Sau đó, bạn thêm cà chua đã cắt hạt lựu vào chảo, đun cho tới khi cà chua mềm ra thì cho thêm ít tương cà, muối, đường, hạt nêm, tiêu, 1 ít nước lạnh và phần nước thịt ở bước 5 vào.
Cuối cùng, nêm nếm sao cho vừa ăn và hợp với khẩu vị của nhà bạn và thêm thịt viên vào đảo qua trong vòng vài phút là có thể tắt bếp.
Chúc các bạn thành công!
Thích mê với món bánh mì quan tài nổi danh Đài Loan Du lịch Đài Loan được xem là bước chân đến với thiên đường ẩm thực đặc sắc, nơi có vô số món ngon khiến bạn không muốn rời đi. Và nếu đã ghé thăm đảo ngọc xinh đẹp này thì đừng quên thưởng thức món bánh mì quan tài nổi danh. Nghe qua tên gọi, người ta sẽ khó lòng đoán được liệu...