Thưởng thức bún chả cá miền Trung
Ẩm thực miền Trung luôn mang lại ẩn tượng đối với nhiều người và cũng rất nhiều thực khách ưa thích những món ăn và hương vị miền Trung. Nói đến món ăn chúng ta có thể nói đến bún chả cá miền Trung.
Bún chả cá là món ăn quen thuộc tại khu vực Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang… Ở Hà Nội, món này có mặt khá lâu nhưng số hàng bán không nhiều, nên ít được biết đến hơn so với phở, bún bò Huế… Tuy nhiên, không vì vậy mà bún chả cá mất đi nét hấp dẫn, quyến rũ.
Tiêu sọ là giúp món ăn thêm cay nồng, kích thích vị giác
Về cơ bản, món này vẫn giữ nguyên cách chế biến đơn giản thường thấy. Một bát đầy đủ gồm chả cá chiên dạng viên và miếng, chả quế… Để giữ được hương vị gốc, các hàng thường đặt chả (thường là chả cá thu) từ khu vực miền Trung. Hương vị sẽ nhạt đi đôi chút vì trải qua quá trình vận chuyển nhưng vẫn giữ được độ ngon vốn có.
Sau khi lấy về, các chủ hàng sẽ tẩm ướp để vị đậm đà. Nhờ vậy, lúc thưởng thức, thực khách không phải dùng thêm các loại nước mắm chua ngọt có pha đường, ớt tươi xay nhuyễn như miền Trung. Ngoài ra, măng khô nhấn nhá khiến bát bún có nét biến tấu lạ miệng.
Nước dùng ninh từ xương cá và lợn, thêm chút gừng, hành nướng, ớt để tạo vị ngọt, đồng thời cũng là điểm khiến bún thêm ngon hơn. Thời gian ninh không quá ngắn cũng không quá lâu để nước giữ được độ trong và hương vị đặc trưng.
Món này khi dọn mời thực khách bao giờ cũng kèm một đĩa rau sống (hoa chuối, giá, húng quế…). Sợi bún mềm, nước dùng thơm, chả cá ngọt và chút rau sống tươi mát khiến món ăn thêm phần hài hòa. Nhiều thực khách thích nhâm nhi miếng chả nhưng số khác lại uống phần nước còn nóng hổi, thấm đẫm tương ớt, hành tím ngâm chua và tiêu sọ trước để cảm nhận vị biển nồng nàn.
Bạn có thể tới các khu vực Nguyễn Quý Đức, Trần Quý Kiên để thưởng thức. Giá trung bình một bát khoảng 40.000 đồng
Theo Amthuc365
Điểm danh những món miền Trung làm say lòng du khách
Ẩm thực miền Trung vẫn được đánh giá độc đáo và hấp dẫn, rất nhiều món ăn đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng thực khách, chỉ cần được thử một lần bạn sẽ không bao giờ quên hương vị của nó.
Nếu có dịp du lịch đến thăm các tỉnh miền Trung, hãy tìm và thưởng thức những món ngon dân dã dưới đây:
1. Bún xào nghệ
Video đang HOT
Chỉ với nguyên liệu rất đơn giản là lòng heo, bún, nghệ, hành tươi, rau răm...cùng với một chút tài nấu ăn của người phụ nữ Huế, bạn sẽ được thưởng thức một tô bún xào nghệ đúng chất: ngon, bổ, rẻ. Lòng heo, bún khô luộc sẵn, nghệ tươi... xào chung hoặc có thể xào riêng từng loại, khi ăn cho tất cả vào tô, trộn đều và thưởng thức.
Rất dễ tìm món này ở Huế bởi sự phổ biến của nó
2. Chè Huế
Ở Huế có mấy chục loại chè, đều được chế biến rất thơm ngon, hấp dẫn, thu hút cả thực khách địa phương lẫn du khách tham quan. Có thể kể ra một số loại chè phổ biến từ bình dân như chè bắp, chè trôi nước, chè đậu (đậu ván, đậu xanh, đậu ngự...) đến loại thanh cao cầu kỳ như chè hạt sen, chè bông cau, chè nhãn nhục... Một nguyên liệu rất phổ biến trong các món chè ở Huế đó là dừa khô. Dừa khô cắt lát bỏ vào chè vẫn giữ nguyên độ thơm và dòn, cắn vào nghe rệu rạo thêm kích thích vị giác.
Chè là món ăn không thể thiếu trong văn hóa ẩm thức của Huế
3. Bún mắm nêm
Mắm làm nước dùng ăn với bún phải được pha chế rất cầu kỳ. Không quá mặn, không quá ngọt, mà vẫn phải giữ nguyên hương vị của mắm. Nguyên liệu pha chế bao gồm ớt tỏi băm nhuyễn, một ít đường để giảm vị mặn của mắm nguyên gốc, có thể thêm vào thơm băm nhuyễn và xác mắm tùy theo khẩu vị. Món ăn là sự kết hợp của thịt tai heo không béo, không ngấy, bún tươi, rau sống và dưa giá. Các nguyên liệu để riêng, khi dùng thì xếp tất cả vào tô sau đó trộn đều và thưởng thức.
Món ăn này có thể tìm thấy rất nhiều nơi ở miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Nha Trang...
4. Nem lụi
Nem lụi ngon nhất là ăn đến đâu nướng đến đó nhưng ở các quán thì đa phần sẽ nướng sẵn, thực khách vào thì bỏ lên than nóng thêm một lần cho nóng (vì khách vào phải đợi nướng từ đầu thì sẽ rất mất thời gian). Cách ăn nem lụi "chất" nhất đó là dùng bánh tráng phơi sương, cuốn nem lụi cùng với rau sống (chủ yếu là rau thơm), thêm vài lát dưa leo, khế chua, chuối xanh và dưa chua củ cải. Nước chấm sền sệt, béo ngậy, đậm đà chính là bí quyết làm nên hương vị đặc trưng của món ăn đặc biệt này.
Thịt heo sống nêm nếm gia vị, xiên vào que tre và đem nướng. Nơi có món nem lụi ngon phải kể đến là Đà Nẵng, Huế...
5. Don
Con don hơi giống con hến nhưng nhỏ hơn, có nhiều ở sông Trà và sông Vệ (Quãng Ngãi), sông Mã (Thanh Hóa). Don đem về rửa sạch sau đó đem luộc với nước sôi, khấu đều cho don há miệng. Nước luộc don nêm nếm vừa ăn, don để riêng nguyên con hoặc phi hành tỏi xào lên. Lọc nước luộc don cho hết cặn rồi đem đun sôi, bỏ rau vào, rau chín cho don lên trên. Canh don giúp thanh nhiệt, ăn rất mát và bổ.
Canh don rất ngọt mát, tốt cho sức khỏe. Ảnh: Họa Mi
6. Bánh bèo
Ở Đà Nẵng ngoài bánh bèo nhân khô tôm cháy, bạn còn có thể thưởng thức bánh bèo nhân ướt làm từ tôm thịt và nấm mèo.
Ăn chén bánh bèo nóng chang thêm ít nước mắm mặn cay cay có lẽ là một lựa chọn đúng đắn trong 1 ngày lạnh.
7. Bánh hỏi lòng heo
Bánh hỏi được thoa lên một lớp tạm gọi là sốt gồm dầu ăn và hẹ, ăn cùng với thịt heo quay, thịt heo luộc hoặc lòng heo. Các phụ liệu đi kèm có thể kể đến như bánh tráng sống (dùng cuốn bánh), bánh tráng nướng, rau sống, nước mắm chua ngọt... tùy theo cách làm và khẩu vị từng nơi.
Bánh hỏi lòng heo là món ăn phổ biến trên dải đất miền Trung nhất là Phú Yên, Bình Định
8. Cao lầu
Đây là món ăn chỉ dành cho vua chúa ngày xưa. Không giống như bún hay phở, cao lầu giống như một món trộn hơn. Nguyên liệu chính làm nên món ăn này chính là sợi mì vàng hơi giống mì Quảng, thịt xá xíu, tai heo chiên giòn, rau thơm và một ít nước thịt xá xíu. Có thể thêm nước mắm tùy khẩu vị mặn nhạt
Đây là món ăn không thể bỏ qua khi đến Hội An
9. Bánh xèo vỏ mắm nêm
Cách chế biến cực kì đơn giản. Để đúc (hay còn gọi là đổ) bánh xèo, cần một cái khuôn chuyên đổ bánh xèo, nhỏ bằng chiếc đĩa cổ. Gạo ngâm qua đêm rồi đem xay thành bột nước. Để khuôn lên bếp than hồng, bôi trơn khuôn bằng một ít dầu, chờ dầu nóng múc một lượng bột vừa đủ đổ lên. Khi đó trên khuôn phát ra tiếng "x..è..o...x..è..o", vì thế người ta gọi là "bánh xèo".
Bánh xèo vỏ là món ngon không thể thiếu trong danh sách ăn uống của người Bình Định.
Nước chấm thường có 2 loại, nước mắm chua ngọt hoặc mắm nêm tùy khẩu vị, ăn kèm rau sống hoặc giá đỗ. Những ngày trời mưa hay trở lạnh, cả nhà quây quần quanh bếp lửa, bánh đổ ra tới đâu ăn tới đó, cảm giác không có món ngon nào trên đời sánh bằng vậy .
10. Bánh căn
Là món ăn dân dã nhưng không thể chối từ khi đến với Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết... Bánh Căn phải ăn nóng mới ngon nên thực khách đến quán phải chịu khó đợi người bán làm. Để bánh ngon hơn, ngoài nhân trứng gà, còn có thêm nhân tôm, mực, thịt băm tùy theo sở thích mỗi người.
Bánh căn ăn kèm xoài sống, dưa leo, rau sống, tai heo... nước dùng từ thịt hoặc nước mắm, mắm nêm, tương đậu phộng tùy khẩu vị.
Theo Vnexpress
Những món ăn nghe tên là thèm ở miền Trung Chẳng phải ngẫu nhiên mà bún bò giò heo, bún chả cá, bún mắm nêm, mì Quảng, bánh bèo, bê thui... có nguồn gốc từ miền Trung đã lan tới khắp mọi miền tổ quốc. Bún bò giò heo Bún bò giò heo là món ăn "chỉ điểm" đặc trưng ở Huế, với thành phần chính gồm thịt bò, giò heo, cũng không...