“Thương” học trò
Nhân dịp về thăm quê ở Quảng Ngãi cách đây mấy ngày, tôi hỏi thăm chuyện học hành của đứa cháu con người chị cả. Nghe cháu kể về chuyện học hành, giờ kiểm tra trên lớp của mình, tôi thật sự giật mình.
Cháu kể: “Cô T. dạy môn địa lý của cháu hiền và dễ lắm. Cô ít khi nào dò bài đầu tiết.
Giờ kiểm tra cô thường nói không được sử dụng tài liệu. Nếu bắt được ai giở tài liệu ra chép, cô sẽ cho điểm 0. Nói là nói vậy nhưng cô thường làm lơ hoặc bỏ ra ngoài hành lang nhắn tin hoặc gọi điện thoại, tạo điều kiện để tụi cháu sử dụng tài liệu làm bài kiểm tra. Chưa bao giờ cô cho điểm 0 nếu bắt được tụi cháu sử dụng tài liệu”.
(Ảnh minh họa)
Cháu còn kể với những môn học khác như văn, lịch sử hay giáo dục công dân, khi thầy cô giáo ra đề bài kiểm tra trên lớp cũng thường xuyên làm lơ để tụi cháu sử dụng tài liệu. Có những câu hỏi mang tính nghị luận xã hội như môn giáo dục công dân “Em hãy trình bày biểu hiện của thói dối trá”, “Biểu hiện của tính trung thực”… thì tụi cháu hay sử dụng điện thoại di động lên trang mạng, gõ đề bài kiểm tra vào Google, chỉ vài giây sau là đã có hàng chục, hàng trăm kết quả hiện ra, cứ thế thi nhau sao chép đáp án của câu hỏi kiểm tra một cách thoải mái từ trên mạng xã hội mà không cần phải suy nghĩ! Tôi hỏi lẽ nào trong lớp có vài chục em mà thầy cô lại không biết tụi cháu đang sử dụng điện thoại lên mạng để tìm, sao chép đáp án hay sao thì cháu quả quyết là có biết nhưng chỉ nhắc nhở hoặc làm ngơ.
Video đang HOT
Chuyện thầy cô giáo vì “thương – yêu” học trò của mình hay vì một lý do nào đó tạo điều kiện để học trò cứ thế thoải mái sử dụng tài liệu hoặc lên mạng để tìm kết quả đáp án trong các bài kiểm tra là câu chuyện không mới, thậm chí đã quá cũ, nhưng khi nghe từ chính miệng người cháu mình kể lại khiến tôi cảm giác thật sự hụt hẫng, xót xa…
Lý giải hành động này, có thầy cô nói việc dễ dãi như vậy vì thương học trò, tạo điều kiện để các em hoàn thành các môn học được cho là phụ, tập trung cho các môn học để thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh. Thế nhưng sự “dễ dãi” nào cũng có cái giá phải trả. Và sự “dễ dãi” trong môi trường giáo dục thì cái giá phải trả của nó lớn gấp bội lần. Cách “thương” học trò như thế vô hình trung tạo điều kiện cho sự thiếu trung thực, thói giả dối “lên ngôi” ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường?
Theo Minh Vũ
Tuổi Trẻ
Teen và những bước "chuẩn bị" trước giờ kiểm tra
Thay vì ngồi học bài chăm chỉ thì có rất nhiều teen đối phó với việc kiểm tra bằng cách gian lận theo nhiều kiểu khác nhau, giáo viên khó mà phát hiện ra được.
Chia bài ra học
Ít ra một số teen này còn nghĩ đến việc học bài chứ không phải dùng tài liệu. Thay phiên học bài có nghĩa là nếu thầy cô cho về nhà học 4 bài thì hai người ngồi cùng bàn chia đôi bài ra học, nếu đề ra trúng câu người kia học thì người kia sẽ đọc cho người này chép và ngược lại. Kiểu học này thường được áp dụng trong các giờ như Sử, Địa.
Mặt lợi: Kiểu học này giúp teen tiết kiệm được nhiều thời gian ôn tập hơn và tránh việc "mất hình tượng" trong mắt bạn bè.
Mặt hại: Kiến thức thu nạp không đều, đôi lúc những phần quan trọng thì người khác học dẫn đến việc thi học kì chúng ta phải học lại lần nữa. Đồng thời kiểu học đối phó này chỉ hạn chế giữa những người cùng bàn. Có những lúc phải chờ bạn mình làm xong rồi mới đọc cho mình chép. Như thế rất mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả làm bài.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Sử dụng "phao"
Việc sử dụng tài liệu được teen biến hóa theo nhiều kiểu và ngày càng tinh quái hơn, giáo viên khó mà phát hiện ra được. Tài liệu có thể được teen chép vào giấy chữ nhỏ tí xíu và nhét vào hộp bút, túi quần... Khi thuận tiện thì teen đem ra, để gọn vào bàn tay mà chép.
Với những teen cấp ba, mặc áo dài thì nữ sinh chép tài liệu bằng cách khác, teen bỏ nguyên cuốn sách xuống chân rồi dùng tà áo phủ lên, thầy cô thường ít khi chú ý, còn nam sinh thì bỏ vở xuống đất rồi dùng chân lật lật... Cứ như thế, thầy cô đi lên đi xuống nhưng thường chỉ chú ý trong hộp bàn chứ ít khi nhìn xuống dưới đất. Những kiểu này được teen áp dụng nhiều.
Thời đại @ nên việc chuẩn bị tài liệu với teen vô dùng dễ dàng, teen không còn phải còng lưng ra chép mà chỉ cần ra quán photo rồi đem vào. Cứ như thế, sau mỗi lần kiểm tra là vô vàn tài liệu rơi vãi trên sân trường và lớp học.
Mặt hại: Việc sử dụng phao có mặt hại rất lớn là dẫn đến việc ỷ lại, lười học, tư duy kém phát triển, việc lạm dụng ngày một cao, những giờ kiểm tra tuy điểm cao nhưng đầu óc thì rỗng tếch không có kiến thức, mất kiến thức cơ bản, bị hổng kiến thức...Việc học cứ như thế mà đi xuống.
Học thuộc bài, chuẩn bị bài
Xem ra với các môn như Sử, Địa, Công dân... mấy môn học bài thì số lượng teen bỏ thời gian ra học thuộc bài làu làu có vẻ như rất ít. Nhất là với những teen ban A thì việc học bài càng ít, còn nếu ban C, D thì những teen này chú trọng hơn, không học đối phó như đa số những bạn khối A.
Mặt lợi: Tất nhiên cách học này luôn được ủng hộ nhiệt tình, việc học như thế này giúp teen nhớ kiến thức được lâu hơn, giúp teen vững được kiến thức cơ bản.
Theo PLXH
Không chối bỏ học sinh cá biệt Nhiều nhà trường vì bệnh thành tích, vì sợ ảnh hưởng đến học sinh của mình đã phũ phàng từ chối đơn xin học của một số học sinh được gọi là "cá biệt". Tuy nhiên, cũng có những người thầy, những mái trường sẵn sàng dang tay đón nhận và trao cho các em cơ hội phát triển. Không chối bỏ học...