[Thuốc&Dinh dưỡng] Làm bền thành mạch bằng chất rutin
Nó là một flavonoid được tìm thấy trong một số loại trái cây và rau quả, và đặc biệt, vỏ của trái cây họ cam quýt.
Ảnh minh họa
Cơ chế làm thế nào rutin có tác dụng trên các mạch máu rất phức tạp? Theo các nhà khoa học, có ba cơ chế chính: Bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa các tiểu cầu tập hợp và giảm tính thấm mao mạch.
Rutin là một loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch. Chữ P là chữ đầu của chữ permeabilite có nghĩa là tính thấm. Ngoài rutin có tính chất vitamin P ra, còn nhiều chất khác có tính chất đó nữa như esculozit, hesperidin (trong vỏ cam)…. Rutin có tác dụng chủ yếu là bảo vệ sức chịu đựng bình thường của mao mạch. Thiếu chất vitamin này tính chất chịu đựng của mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ bị đứt vỡ, hiện tượng này trước đây người ta chỉ cho rằng do thiếu vitamin C, gần đây mới phát hiện sự liên quan đến vitamin P.
Rutin là một bioflavonoid dễ dàng tìm thấy trong lúa mạch, có thể hỗ trợ cơ thể hấp thu vitamin C. Nó cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa để ngăn chặn các tổn thương do gốc tự do và có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp. Rutin không những dùng để phòng đột quỵ, còn sử dụng cho những người hồi phục từ sau cơn đột quỵ và các bệnh xuất huyết khác nhờ tác dụng tăng cường và xây dựng lại các mạch máu bị hư hỏng.
Bằng cách tăng cường các mạch máu, đặc biệt là hầu hết các mao mạch, bổ sung tuyệt vời này sẽ làm giảm mạnh nguy cơ bị đột quỵ lần thứ hai hoặc bất kỳ rối loạn liên quan khác. Nó giúp giảm viêm và giữ cho các thành của các mạch máu này dày và chắc hơn, có thể ngăn chặn nhiều dạng khác nhau của xuất huyết, bao gồm đột quỵ.
Video đang HOT
Chất rutin từ lâu đã được biết đến với tác dụng làm bền thành mạch máu, nhất là đối với bệnh nhân cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, đứt, để đề phòng đứt mạch máu ở não.
Ở Việt Nam, rutin được tìm thấy với tỷ lệ cao trong hoa hòe và tam giác mạch.
Hoa hòe tên khoa học Sophora japonica L. Thuộc họ cánh bướm Fabaceae (Papiionaceae).
Người ta dùng hoa hòe (Flos Sophorae japonicae) là hoa chưa nở phơi hay sấy khô của cây hòe. Nhiều khi người ta dùng cả quả hòe.
Hoa hòe mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta, được dùng để nấu nước uống cho mát và dùng để nhuộm màu vàng. Trong hoa hòe có từ 6 – 30% rutin).
Tính chất hoa hòe theo tài liệu cổ: Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hoa vào 2 kinh can và đại tràng. Quả vào kinh can; có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết (hoa). Quả tính chất gần như hoa nhưng có thể gây sảy thai. Dùng chữa xích bạch lỵ, trĩ ra máu, thổ huyết, máu cam, phụ nữ băng huyết.
Hoa hòe thường được dùng cho bệnh nhân cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, đứt, để đề phòng đứt mạch máu não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, xuất huyết ở phổi mà không rõ nguyên nhân, còn có tác dụng với bệnh cao huyết áp.
Tam giác mạch (còn gọi là mạch ba góc, lúa mạch đen, kiểu mạch, sèo) trồng nhiều ở Lào Cai, Yên Bái. Tên khoa học Fagopyrum esculentum Moench. (Fagopyrum sagittatum Ciib); thuộc họ rau răm Polygonaceae.
Có thể dùng toàn cây nhưng chủ yếu là lá và hoa của tam giác mạch để làm nguyên liệu chiết rutin. Tỷ lệ rutin trong lá thường cao nhất, kế đến lá hoa và thân.
Hiện nay Nhân dân ta tại một số vùng chỉ mới trồng cây tam giác mạch để làm thức ăn cho gia súc và người. Một số nơi đang dùng lá nấu canh ăn cho sáng mắt, thính tai. Tại các nước châu Âu và một số nước khác, người ta chỉ dùng tam giác mạch để làm nguyên liệu chế rutin.
Người mẹ mang thai khắc khoải chờ máu trong dịch bệnh
Đang mang thai ở tuần thứ 34, chị Trần Thị T. phải nhập viện gấp tại Khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học - Truyền máu TW, vì thiếu máu, tiểu cầu giảm sâu. Chị được chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu từ năm 2019, đến khi mang thai thì tình hình càng trở nên nghiêm trọng.
Trong quá trình điều trị, cả 2 người mẹ ấy cần truyền rất nhiều khối tiểu cầu và khối hồng cầu.
Chị đang đối mặt với nhiều nguy cơ: Thiếu máu nuôi dưỡng thai, khả năng xuất huyết cao do giảm tiểu cầu. Với bất cứ ai, việc tiểu cầu giảm sâu đều nguy hiểm (có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não...), nhưng với phụ nữ mang thai thì còn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần.
Nếu chị không được truyền máu, truyền tiểu cầu kịp thời sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn đe dọa sự sống của cả thai nhi.
Chị Trần Thị T. bị thiếu máu, tiểu cầu giảm sâu ở tuần thai thứ 34
Cũng bị xuất huyết giảm tiểu cầu như chị T., chị Nguyễn Thị N. đã mang thai đến tuần thứ 36 nhưng tiểu cầu chỉ còn 5 g/l, trong khi giới hạn bình thường là 150 - 400 g/l. Cách đây 3 tháng, chị đã phải nhập viện để truyền khối tiểu cầu. Đến nay, chị lại bị xuất huyết dưới da, ra máu chân răng... Đó chỉ là những dấu hiệu xuất huyết bên ngoài nhưng tiềm ẩn bên trong là biết bao nguy cơ xuất huyết nguy hiểm hơn đang rình rập mà cả chị và bác sĩ điều trị đều không muốn nghĩ tới.
Chị Nguyễn Thị N. đã mang thai đến tuần thứ 36 nhưng tiểu cầu chỉ còn 5 G/L
Trong quá trình điều trị, cả 2 người mẹ ấy cần truyền rất nhiều khối tiểu cầu và khối hồng cầu. Nhưng trong tình hình dịch Covid-19, hàng loạt điểm hiến máu bị trì hoãn, lượng máu dự trữ sụt giảm nghiêm trọng, để có được từng đơn vị máu giúp những người mẹ vượt qua "sóng gió" trong 9 tháng mang thai thực sự là một hành trình gian khó.
Theo đánh giá của bác sĩ, cả 2 sản phụ đều sẽ phải mổ chủ động vì tiểu cầu thấp, nếu sinh tự nhiên sẽ cực kỳ nguy hiểm. Sản phụ có nguy cơ ra máu khó cầm nên dự kiến trước, trong và sau quá trình mổ lấy thai, sản phụ sẽ cần truyền một số lượng lớn chế phẩm máu.
"Virus tử thần" mới xuất hiện ở Trung Quốc có nguy hiểm và lây lan mạnh? Chuyên gia y tế Nga đã đánh giá nguy cơ phát tán "virus tử thần"mới từ Trung Quốc. Bọ ve sống ký sinh và hút máu một số động vật hoang dã và vật nuôi như chó, mèo.... Trong thực tế, một vài loại bọ ve có thể truyền vi khuẩn gây các loại bệnh như Lyme, sốt phát ban Rocky Mountain... Trang...