Thuê quản lý chuyên nghiệp làm lãnh đạo, các giáo sư, tiến sĩ liệu có chấp nhận?

Theo dõi VGT trên

Chúng ta không thể bắt một người thầy giỏi trở thành một quản lý giỏi được, hãy nên tách bạch 2 lĩnh vực và để họ làm đúng chuyên môn của mình.

Nhà chuyên môn giỏi khác người quản lý giỏi

Thời gian gần đây, đấu thầu thiết bị y tế, giáo dục được xem là “viên đạn bọc đường” đã hạ gục một số giám đốc sở, giám đốc bệnh viện bởi liên tiếp có những sai phạm được phát hiện ở nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế…

Điển hình trong lĩnh vực y tế, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang thụ lý điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội và các đơn vị liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 36/QĐ-CSKT-P10 ngày 13/5/2021. Nhiều bị can đã bị khởi tố hình sự, trong đó có ông Nguyễn Quang Tuấn, nguyên Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng mua sắm Bệnh viện Tim Hà Nội, nay là Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai

Trước đó, trong lĩnh vực giáo dục, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên ông Nguyễn Văn Kiên, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cũng vướng vào vòng lao lý do sai phạm trong việc đấu thầu mua sắm thiết bị dạy học.

Mức độ và hậu quả của các sai phạm đang được cơ quan có chức năng, thẩm quyền điều tra làm rõ. Tuy nhiên, việc không ít giáo sư, tiến sĩ là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y tế hay những nhà giáo giỏi của ngành giáo dục bị khởi tố do sai phạm trong quản lý tài chính, đấu thầu khiến dư luận băn khoăn về cơ chế lựa chọn người lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp công lập.

Thuê quản lý chuyên nghiệp làm lãnh đạo, các giáo sư, tiến sĩ liệu có chấp nhận? - Hình 1

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bảo, Đại biểu Quốc hội khóa XIII. (Ảnh quochoi.vn)

Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bảo, Đại biểu Quốc hội khóa XIII nhấn mạnh: “Chúng ta đừng có cái nhìn nhầm tưởng rằng, những nhà khoa học giỏi, những người thầy có tài là những người có thể làm quản lý tốt.

Vì thế, nếu cơ chế và cách làm của chúng ta không cẩn thận thì sẽ như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhận định trong tháng 5 vừa qua: ‘Đừng để vừa mất t.iền, vừa mất người, mất giáo sư, tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân’. Nếu chúng ta không làm tốt, không thay đổi, đôi khi chúng ta còn mất rất nhiều cán bộ”.

Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, để có một người thầy thuốc tốt, một người thầy giáo có tâm, một cán bộ có tài thì chúng ta phải mất rất nhiều thời gian để đào tạo, để bồi dưỡng, để minh chứng cho cái tốt, cả tâm và tài đó. Chính vì vậy, đừng vì những cơ chế về quản lý của chúng ta mà vừa tổn thất về kinh tế, vừa mất những người giỏi chuyên môn.

Video đang HOT

“Đối với trường hợp ông Nguyễn Quang Tuấn, tôi đ.ánh giá đó là một người có tâm với nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn. Trong quản lý bệnh viện ông có những tư duy khá nghiêm khắc, cũng có thể là một bước đột phá trong quản lý ngành y. Tuy nhiên, không phải cứ giỏi về chuyên môn thì họ có thể tài ba trong quản lý.

Tôi không bàn sâu vào vấn đề ông có lỗi hay không có lỗi, vì đó là chuyện của cơ quan thực thi pháp luật. Sau khi cơ quan chức năng điều tra là có vi phạm pháp luật và đưa ra những bằng chứng cụ thể thì mọi việc sẽ được pháp luật soi chiếu.

Tôi muốn nói về cách nhìn tổng quát, nếu như chúng ta không có cơ chế riêng đối với những nhà nghiên cứu, giáo sư, bác sỹ giỏi, nhà giáo dục khi giao cho họ những vấn đề về chuyên môn quản lý thì rất dễ mắc những sai phạm không đáng có và chúng ta sẽ mất người”, ông Bảo chia sẻ.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, bất kỳ vi phạm nghiêm trọng hay không cũng là vi phạm pháp luật, những điều pháp luật cấm là không được làm, làm là sai. Tuy nhiên nên có cách xem xét toàn diện về động cơ thực hiện.

“Nếu động cơ là tham nhũng cá nhân, tham nhũng vì lợi ích nhóm, làm những điều tiêu cực để đạt được mục đích này, mục đích kia khác với mục đích chung của xã hội thì không thể bỏ qua.

Còn nếu mắc sai lầm trong quản lý, bản thân người sai phạm không có động cơ vụ lợi cá nhân và chỉ muốn làm công việc chung thì chúng ta cũng phải có những biện pháp giảm nhẹ, thậm chí là bảo vệ nếu họ là những người tiên phong đổi mới vì lợi ích toàn xã hội. Vừa rồi Bộ Chính trị đã nhấn mạnh thêm về cơ chế để bảo vệ người tài, những người tiên phong, dám làm, dám đổi mới, dám chịu trách nhiệm.

Chính vì thế, cần phân rõ động cơ và trách nhiệm. Và để không có những đáng tiếc như vậy, theo tôi, những người có tài, có chuyên môn sâu trong các lĩnh vực thì chúng ta nên để phát huy trong các vấn đề đó, không nên đưa họ sang lĩnh vực quản lý với quá nhiều trách nhiệm và đòi hỏi hiểu biết ngoài chuyên môn như chính sách, pháp luật, tài chính, quản trị, đấu thầu”, ông Nguyễn Ngọc Bảo bày tỏ.

Quy định trong Luật Đấu thầu và thực tế đấu thầu vật tư y tế, giáo dục

Quy trình, cách thức đấu thầu tại nước ta hiện nay đã được xây dựng và quy định trong Luật Đấu thầu. Tại đó, các quy trình phải được thực hiện bài bản, công khai, minh bạch và có sự giám sát.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bảo, rất nhiều vụ đấu thầu mà các quy trình đầy đủ nhưng chỉ mang tính hình thức. Luật pháp đều quy định chặt chẽ về quy trình nhưng vấn đề thực hiện thì lại ở một khía cạnh khác.

“Luật Đấu thầu trên văn bản thì các quy định rất chặt chẽ, có hệ thống. Thế nhưng, ngay cả những sai phạm chúng ta phát hiện mới thấy được những lỗ hổng rất lớn.

Công tác đấu thầu đủ quy trình, đủ chữ ký các bên tham gia nhưng ở nhiều vụ việc chỉ là để hợp thức hóa. Mua thầu, bán thầu, chỉ đạo làm sao trúng thầu của nhà đầu tư… là những thực tế vẫn diễn ra.

Đó cũng là lý do theo tôi hãy để những người thầy thuốc, thầy giáo, nhà chuyên môn giỏi chỉ nên tập trung và làm đúng chuyên môn của mình. Nếu tiêu chuẩn xét chọn cán bộ quản lý, người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập như giáo dục hay y tế mà cứ nhất nhất đòi hỏi phải là Giáo sư, Tiến sĩ hay bác sĩ chuyên khoa I, II thì rất dễ có sai phạm xảy ra”, ông Bảo nhận định.

Để có các nhà điều hành và quản trị chuyên nghiệp, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương chủ trương cho phép đẩy mạnh thí điểm việc thi tuyển và thực hiện thuê giám đốc điều hành tại các đơn vị sự nghiệp công lập, nhưng vì sao trong thực tế chưa thấy đơn vị nào áp dụng, về vấn đề này ông Nguyễn Ngọc Bảo chia sẻ:

“Chúng ta có cơ chế quy định nhưng ai là người được làm và ai là người muốn cho người khác làm là câu chuyện khác.

Nếu các nhà chuyên môn giỏi ở các đơn vị sự nghiệp công lập đồng ý chỉ làm chuyên môn, còn phần quản lý lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập để tổ chức thuê nhân sự chuyên nghiệp làm thì đó là một phương án vô cùng hợp lý.

Tuy nhiên, chuyên nghiệp đó ở nước ngoài được áp dụng rất nhiều còn ở Việt Nam đang rất hạn chế vì tâm lý chính các nhà chuyên môn không muốn bị quản lý, lãnh đạo bởi những người không giỏi chuyên môn hơn mình chứ đừng nói là những nhà quản lý nằm ngoài chuyên môn. Chính các nhà chuyên môn sẽ không phục, và có thể dẫn tới kiện cáo, khiếu nại”, ông Bảo nói.

Lấy ví dụ như ở một số nước trên thế giới, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bảo cho biết, ngay cả lãnh đạo các cơ quan vũ trang đều không phải là quân nhân vì họ cho rằng những chức vụ đó mang tính quốc gia, ngoại giao, chính khách, còn chỉ huy chuyên môn mới giao cho những quân nhân đảm nhiệm. Đó chính là sự tách bạch rạch ròi giữa lãnh đạo – quản lý một ngành, một đơn vị với công tác chuyên môn trong ngành, đơn vị đó, để vị trí nào cũng phát huy được tối đa năng lực, hiệu quả trong công việc

Đào tạo được một thầy thuốc giỏi, một nhà giáo giỏi đã khó nhưng để họ trở thành những cán bộ quản lý giỏi như chuyên môn thì khó hơn rất nhiều. Những vụ việc khởi tố, điều tra vừa qua với người đứng đầu ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế cho thấy đã đến lúc cần đ.ánh giá nghiêm túc các tiêu chuẩn cứng của lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp công lập.

Để làm được việc này, về mặt hành lang pháp lý cần luật hóa chủ trương thí điểm việc thi tuyển và thực hiện thuê giám đốc điều hành tại các đơn vị sự nghiệp công lập mà Nghị quyết 19-NQ/TW đã nêu, đồng thời về mặt tư tưởng cũng cần làm công tác “đả thông” chính các nhà chuyên môn để họ chấp nhận làm tốt công tác chuyên môn và xem công tác quản lý như một lĩnh vực khác, cần những nhân sự chuyên nghiệp để có thể phối hợp tốt nhất trong công việc.

“Chúng ta cũng không thể bắt một người thầy giỏi trở thành một quản lý giỏi được, hãy nên tách biệt và để họ làm đúng chuyên môn của mình”, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bảo nhận định.

Có nên kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên là Giáo sư, Phó Giáo sư và Tiến sĩ?

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục Đại học 2018.

Điểm đáng chú ý của dự thảo là đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên có chức danh GS, PGS, giảng viên có trình độ Tiến sĩ đã tới t.uổi nghỉ hưu.

Nhiều ý kiến cho rằng, đề xuất trên là hoàn toàn phù hợp với giai đoạn hiện nay. Điều này một mặt vừa có thể tận dụng được nguồn chất xám của người thầy, vừa tránh được những hụt hẫng trong đội ngũ khi mà tỷ lệ giảng viên có trình độ Tiến sĩ trở lên của Việt Nam hiện đang rất thấp so với khu vực và thế giới.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2019 Việt Nam có 73.312 giảng viên, công tác tại 237 trường đại học, học viện, 37 viện nghiên cứu khoa học, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm. Trong đó, gần 21.000 giảng viên có trình độ Tiến sĩ, chiếm tỷ lệ hơn 28%, hơn 44.700 giảng viên có trình độ Thạc sĩ chiếm tỷ lệ 60,9%. Con số này tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2005 với 12% giảng viên có trình độ tiến sĩ và 32% giảng viên trình độ thạc sĩ.

Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn rất thấp so với khu vực và thế giới. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu đặt trong bối cảnh hiện nay thì việc kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ t.uổi nghỉ hưu có trình độ tiến sĩ trở lên sẽ đáp ứng được nhu cầu nhân lực, đội ngũ giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học.

Có nên kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên là Giáo sư, Phó Giáo sư và Tiến sĩ? - Hình 1

Việc kéo dài thời gian công tác đối với giảng viên có trình độ Tiến sĩ trở lên sẽ giúp các trường đại học tận dụng được nguồn trí thức chất lượng cao. Ảnh minh hoạ

Bên cạnh đó, kinh nghiệm cho thấy, các thầy cô làm việc liên tục trong môi trường đại học khi t.uổi càng lớn thì càng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, kiến thức. Nếu có thêm thời gian làm việc sẽ tạo điều kiện cho thầy cô được cống hiến, dìu dắt các thế hệ sinh viên tốt hơn, hạn chế được việc lãng phí nguồn chất xám cũng như tránh được sự hụt hẫng lớn về đội ngũ khi ở một số ngành học, việc đào tạo được 1 giảng viên có trình độ tiến sĩ, giảng viên có chức danh GS, PGS cần cả một quá trình dài.

Ngoài ra, với thầy cô có t.uổi, ngoài năng lực giảng dạy, nghiên cứu và công bố thì còn là uy tín về mặt chuyên môn học thuật đối với cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế. Đây là yếu tố rất quan trọng để thu hút nhân tài, tập hợp đội ngũ, nhất là các cán bộ trẻ, tạo nên các nhóm nghiên cứu, trường phái học thuật trong các cơ sở giáo dục đại học.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng: Giữ đội ngũ thầy cô có trình độ Tiến sĩ trở lên ở lại làm việc dù đã đến t.uổi nghỉ hưu không chỉ đơn thuần là việc tạo điều kiện để thầy cô cống hiến về mặt chuyên môn, tri thức mà còn góp phần tăng uy tín khoa học để thu hút, tập hợp, xây dựng các nhóm nghiên cứu khoa học mạnh trong các nhà trường.

Thực tiễn những năm qua cho thấy, nhiều thầy cô giáo đến t.uổi nghỉ hưu nhưng có sức khoẻ, có khát vọng cống hiến được nhiều trường đại học giữ lại vẫn giảng dạy, nghiên cứu, chuyên gia tư vấn và làm việc rất tốt. Thậm chí, một số trường đại học còn mạnh dạn giữ lại ở các chức vụ quản lý chuyên môn quan trọng như chủ nhiệm bộ môn, trưởng phòng thí nghiệm. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện, bối cảnh của Việt Nam hiện nay mà còn phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đồng quan điểm này, PGS.TS Đặng Quốc Bảo, nguyên Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục cũng cho biết: Việc kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên có trình độ Tiến sĩ trở lên sẽ tận dụng được nguồn tri thức chất lượng cao, vừa phục vụ tốt cho các cơ sở giáo dục, vừa có lợi cho người học.

Mặc dù ủng hộ đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên có trình độ Tiến sĩ trở lên, song TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT lưu ý cần phải có điều kiện đi kèm.

Theo TS Lê Viết Khuyến, chỉ nên kéo dài t.uổi làm việc khi bản thân người lao động có nhu cầu. Khi đến t.uổi hưu, giảng viên còn sức khỏe và có thể công tác thì cứ nghỉ hưu theo đúng quy định. Sau đó, nếu muốn tiếp tục giảng dạy và đủ điều kiện sẽ ký hợp đồng lao động với cơ sở giáo dục đại học theo luật hiện hành. Ở đây, cần phân biệt rõ, chỉ nên kéo dài t.uổi nghỉ hưu chứ không nên kéo dài biên chế nhà nước. Bởi lẽ, mỗi cơ sở giáo dục sẽ có chỉ tiêu nhất định cho viên chức, nếu các giảng viên đã hết t.uổi không chịu về hưu thì sẽ làm mất đi cơ hội của lớp trẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bắt giam người đàn ông đ.ánh bé trai 12 t.uổi giữa sân chung cư ở Hà Nội
13:18:54 16/09/2024
Biển Đông sắp đón bão số 4 với đường đi phức tạp hơn siêu bão Yagi
20:32:45 16/09/2024
Vụ TNV ở Yên Bái qua đời do lật thuyền cứu hộ: Xé lòng câu nói của con gái về bố
16:13:02 16/09/2024
Hình ảnh Làng Nủ trước khi xảy ra lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng
10:20:25 15/09/2024
Hướng đi và thời điểm áp thấp nhiệt đới trở thành bão số 4 trên Biển Đông
15:44:39 16/09/2024
B.é g.ái lớp 2 mang xấp t.iền lẻ ủng hộ vùng bão lũ cùng lời nhắn cảm động
10:42:36 15/09/2024
Miền Bắc đang mưa rất lớn, 6 tỉnh cảnh báo lũ quét, sạt lở đất
10:22:34 16/09/2024
Làng đào lớn nhất Hà Nội lụi tàn sau bão
17:12:05 16/09/2024

Tin đang nóng

Trấn Thành bị soi thái độ chèn ép Lê Dương Bảo Lâm
18:57:55 16/09/2024
X.ót x.a hoàn cảnh của b.é g.ái 6 t.uổi ở Làng Nủ được Hoà Minzy ngỏ ý nhận nuôi: Gia đình 5 người đều mất, chỉ còn lại mình em
18:58:12 16/09/2024
1 "Anh trai say Hi" gây tranh cãi vì trắng tay sau chương trình
21:02:18 16/09/2024
Vợ chồng chị gái Hòa Minzy b.ị t.ố "phông bạt" t.iền từ thiện từ 10 nghìn đồng thành... 300 triệu
20:52:04 16/09/2024
Bà Vanga lại đúng, ông Trump bị tấn công lần 2 và số cơn bão thực sự tăng nhanh?
22:23:01 16/09/2024
Song Hye Kyo hẹn hò tận 3 người kể từ sau khi ly dị Song Joong Ki?
21:34:24 16/09/2024
Độc quyền: Bắt gặp Xoài Non - Gil Lê ôm nhau tình tứ ở phim trường Chị Đẹp
19:07:27 16/09/2024
Sao nam đình đám b.ạo h.ành vợ kinh hoàng, lộ chuyện l.y h.ôn sau 5 năm
22:55:49 16/09/2024

Tin mới nhất

Một trường phổ thông ở TPHCM ủng hộ vùng lũ hơn 1,2 tỷ đồng

21:13:29 16/09/2024
Cán bộ, giáo viên, học sinh Trường TH-THCS-THPT Ngô Thời Nhiệm (TPHCM) quyên góp hơn 1,2 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc bị lũ lụt.

Hà Nội lại có mưa lớn, cảnh báo lốc, sét

20:58:18 16/09/2024
Lúc 16 giờ 20 hôm nay, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ảnh vệ tinh và ảnh ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu đang tồn tại và phát triển gây mưa rào và giông cho khu vực tỉnh Bắc Ninh.

Hàng loạt học sinh bị ngộ độc nghi uống trà sữa

18:50:31 16/09/2024
Đến khoảng 9h30 cùng ngày, một số em có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, chóng mặt. Ban giám hiệu nhà trường đã thông báo cho Trạm Y tế phường Thống Nhất đến kiểm tra, ghi nhận thông tin ban đầu.

Siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc như thế nào?

17:16:14 16/09/2024
Ngày 3.9, bão Yagi, cơn bão số 3, đi vào Biển Đông, nhưng chỉ trong 48 giờ sau đó, bão tăng từ cấp 8 lên cấp 16 - cấp siêu bão. Khi đi vào Vịnh Bắc bộ, bão giảm xuống cấp 14, giật cấp 17.

Vượt 2.000 km đến Nậm Tông chi viện cho lực lượng cứu hộ

16:54:53 16/09/2024
Cùng với các gùi nhu yếu phẩm, những người tiếp tế cho lực lượng tìm kiếm tại thôn Nậm Tông còn mang theo cờ Tổ quốc, thể hiện tinh thần quyết tâm, vượt qua khó khăn, gian khổ.

Ô tô 16 chỗ vượt đèn đỏ gây t.ai n.ạn ở TP.Thủ Đức

15:26:17 16/09/2024
Chiếc ô tô 16 chỗ vượt đèn đỏ rồi tông xe máy, làm 1 người bị thương trên xa lộ Hà Nội, đoạn qua địa bàn TP.Thủ Đức (TP.HCM).

Đà Nẵng: CSGT chở du khách lần theo định vị, bắt nghi phạm trộm cắp điện thoại

15:02:20 16/09/2024
Nhận tin báo du khách bị trộm cắp iPhone trong lúc xem cầu Rồng phun lửa, lực lượng CSGT Công an Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) chở du khách truy đuổi, lần theo định vị, bắt nghi phạm trộm cắp điện thoại.

3 hình thái thời tiết xấu đang kết hợp gây nguy hiểm trên Biển Đông

14:59:20 16/09/2024
Biển Đông đang có gió mạnh, sóng lớn do sự kết hợp của dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới và gió mùa tây nam.

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông

12:45:08 16/09/2024
Hiện, vùng áp thấp phía Bắc đảo Luzon của Philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và hướng về Biển Đông, có thể mạnh lên thành bão số 4.

Hà Nội còn 30 nghìn người chưa được về nhà vì ngập lụt

12:37:19 16/09/2024
Dù mực nước trên các sông ở Hà Nội đã rút dần nhưng trên địa bàn thành phố vẫn còn 30 nghìn người đang phải sơ tán, chưa thể về nhà vì ngập lụt sau bão Yagi.

Hà Nội lại ngập sâu sau cơn mưa lớn rạng sáng 16/9

10:46:22 16/09/2024
Sáng 16/9, Phòng CSGT, Công an Hà Nội thông tin, trận mưa vào rạng sáng cùng ngày khiến nhiều tuyến phố úng ngập, gây khó khăn cho việc đưa trẻ đến trường và người dân di chuyển.

Vụ tài xế khiếu nại giữ xe trái luật: Cục QLTT Kon Tum yêu cầu giải trình

10:19:03 16/09/2024
Ngày 15.9, CụcQLTTtỉnh Kon Tum cho biết đã có văn bản yêu cầu Đội QLTT số 1 báo cáo giải trình vụ việc kiểm tra xe tải BS 47H - 004.50.

Có thể bạn quan tâm

Dự bị gần 2 năm, Công Phượng vẫn ra giá gần 1 triệu USD

Sao thể thao

00:38:48 17/09/2024
Nguyễn Công Phượng đang đàm phán với một câu lạc bộ để trở lại Việt Nam thi đấu và anh đưa ra mức phí ký hợp đồng lên đến 24 tỷ đồng trong 3 mùa giải.

Venom 3 tung trailer mới, hé lộ danh tính siêu phản diện chính - cha đẻ của tất cả các loài ký sinh vũ trụ trong thế giới Marvel

Phim âu mỹ

22:42:22 16/09/2024
Dòng phim siêu anh hùng những tháng cuối năm 2024 sẽ là sân chơi riêng của Sony Pictures, khi họ cho ra mắt đến 2 dự án điện ảnh, bao gồm Kraven the Hunter và Venom: The Last Dance (Venom 3).

Top 3 lý do đến rạp xem phim hài kinh dị Đài Loan mới nhất 'Tìm kiếm tài năng âm phủ'

Phim châu á

22:35:32 16/09/2024
Có công chờ đợi suốt 4 năm, giờ là lúc cùng nhau tận hưởng Tìm kiếm tài năng âm phủ bởi bộ phim hài kinh dị Đài Loan vừa ra rạp.

Cộng đồng fan Sơn Tùng M-TP ủng hộ đồng bào bão lũ 236 triệu đồng

Sao việt

22:29:57 16/09/2024
Sáng 16/9, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tô Thị Bích Châu đã tiếp nhận ủng hộ 236 triệu đồng từ Sky - Cộng đồng người hâm mộ nghệ sĩ Sơn Tùng M-TP.

Một hoa hậu bật khóc: "Y tá bảo tôi phải bình tĩnh, chồng tôi đã c.hết rồi"

Tv show

22:22:02 16/09/2024
Tôi không chấp nhận được sự thật, cố chạy ra bảo rằng chồng tôi vẫn còn nóng, tại sao lại ngừng hô hấp nhân tạo, phải làm thêm - vợ Đức Tiến chia sẻ.

Á hậu Hòa bình Engfa Waraha lọt top giàu nhất làng giải trí Thái Lan

Sao châu á

22:11:22 16/09/2024
Hoa hậu Hòa bình Thái Lan 2022 - Engfa Waraha - nằm trong top 16 nhân vật giàu nhất làng giải trí Thái Lan trên thị trường chứng khoán

Vỏ hành tây có tác dụng gì?

Sức khỏe

22:01:42 16/09/2024
Vỏ hành tây có thể giúp tăng cường sức khỏe và độ bóng cho tóc. Đun sôi vỏ hành tây trong nước, để hỗn hợp nguội và sử dụng như lần xả cuối cùng sau khi gội đầu.

Cách giảm nếp nhăn rõ rệt

Làm đẹp

22:00:41 16/09/2024
Nếp nhăn luôn là nỗi ám ảnh với phụ nữ, nó làm chị em trông già đi. Hãy thực hiện những cách sau, bạn sẽ ngạc nhiên vì hiệu quả giảm nếp nhăn rõ ràng.

Đức Trí: "Vợ không ghen với kỷ niệm cũ của tôi"

Nhạc việt

21:59:40 16/09/2024
Đức Trí cho biết một số ca khúc do anh sáng tác lấy cảm hứng từ câu chuyện thật ngoài đời. Tuy nhiên, đây cũng là điều bình thường bởi một nghệ sĩ thường có cuộc sống cá nhân lãng mạn.

Thông điệp Tarot ngày 17/9/2024 cho 12 cung hoàng đạo: Sư Tử bốc lá Strength, Ma Kết bốc lá The Hermit

Trắc nghiệm

21:29:43 16/09/2024
Khám phá những thông điệp từ những lá bài Tarot tới 12 Cung Hoàng Đạo trong ngày 17/9/2024 nhé. Bạch Dương (21/3 - 19/4)Kim Ngưu (20/4 - 20/5)Song Tử (21/5 - 20/6)Cự Giải

Shakira lộ rõ vẻ hoảng hốt, dùng tay giữ chặt váy vì bị đặt điện thoại quay lén

Sao âu mỹ

21:15:57 16/09/2024
Shakira vừa bị khán giả chĩa thẳng điện thoại vào dưới váy khi đang vui chơi cùng nhóm bạn. Hành vi của những người này đối với nữ ca sĩ khiến ai nấy đều không khỏi bức xúc.