Thực phẩm tốt cho tim mạch (P2)
Nếu bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh thì những rủi ro đáng kể của bệnh tim mạch sẽ thấp hơn, bao gồm cả mạch vành và đột quỵ
1. Tăng cường số lượng trái cây và rau quả
Rau quả, trái cây chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu, chúng cung cấp các chất chống oxy hóa có tác dụng tốt với hệ tim mạch, cũng là nguồn chất xơ.
2. Tăng cường lượng chất xơ
Chất xơ không chỉ hỗ trợ trong việc giảm cân, cải thiện chứng táo bón, làm giảm nguy cơ bệnh tim, huyết áp mà còn hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Các chuyên gia đề nghị nên dùng từ 25 – 35g chất xơ mỗi ngày.
Hạn chế thịt đỏ để phòng ngừa bệnh tim mạch
3. Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Video đang HOT
Chỉ số đường huyết (The glycemic index: GI) là chỉ số đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh, trung bình hay chậm. Các bác sĩ chia các thực phẩm này thành 3 mức: các thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh sẽ có GI cao từ 70 trở lên, mức GI trung bình là từ 56 – 69, GI thấp dưới 55 là những loại thực phẩm làm tăng đường huyết chậm. Bạn nên chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp, sẽ được cơ thể hấp thụ chậm. Chúng khiến lượng glucose trong máu trong cơ thể chúng ta tăng lên từ từ nên mang lại cho chúng ta cảm giác no lâu, hạn chế năng lượng đưa vào nhiều, nên được xem là thực phẩm chống lại đái tháo đường và bệnh tim mạch. Nên tránh ăn nhiều sản phẩm có GI cao trên 70 như: khoai tây đút lò, khoai tây chiên, bánh mì baguette. Có thể thay thế một phần cơm bằng bún, miến, đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, rau luộc… là những thức ăn có GI thấp.
Nhưng đường máu không chỉ ảnh hưởng bởi chỉ số đường của thực phẩm mà còn ảnh hưởng bởi khối lượng ăn vào. Do vậy, khái niệm chỉ số tải đường huyết (The glycemic load: GL) phản ánh tốt hơn khi biểu thị khả năng làm tăng đường máu của thực phẩm vì chỉ số này thể hiện cả chất lượng và số lượng đường của thực phẩm. Chỉ số tải đường huyết lớn hơn hoặc bằng 20 gọi là cao, từ 11 – 19 là trung bình và bằng 10 hoặc ít hơn gọi là thấp. Nếu bạn tiêu thụ thức ăn có GI cao mà đồng thời chứa ít chất xơ thì rất dễ làm xáo trộn đường huyết. Lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh đái tháo đường týp II và bệnh tim mạch. Cả 2 chỉ số này càng thấp càng tốt, đặc biệt đối với bệnh nhân đái tháo đường. Hầu hết các loại trái cây đều có chỉ số GL thấp.
4. Hạn chế ăn các loại thịt đỏ
Trong ẩm thực, thịt của các động vật có vú như: bò, heo, cừu và ngựa được coi là thịt đỏ. Lợi thế của thịt đỏ là cung cấp nhiều lượng protein, sắt, kẽm, nhiều vitamin B12, niacin và vitamin B6. Trong khi đó cá, gà, vịt, ngỗng luôn được coi là thịt trắng, Thịt trắng không nhiều năng lượng như thịt đỏ nhưng lại chứa nhiều chất béo không bão hòa, là loại chất béo có lợi cho sức khỏe. Yếu tố chính để quyết định về màu sắc của thịt là nồng độ của myoglobin. Thịt trắng như ở gà dưới 0,05%, còn thịt heo và thịt bê có 0,1 – 0,3%, thịt bò non 0,4 – 1,0%, thịt bò già 1,5 – 2,0%.
Các loại thực phẩm như đậu nành, đậu hũ có thể là một thay thế tuyệt vời cho các loại thịt nhiều chất béo bão hòa, các loại thực phẩm không lành mạnh khác.
Được xem là acid béo thiết yếu, chúng cần thiết cho sức khỏe con người nhưng cơ thể không thể tổng hợp được. Omega-3 có thể được tìm thấy trong cá, như: cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, hải sản khác bao gồm tảo và nhuyễn thể, một số cây trồng và các loại hạt có dầu như: hạt hướng dương, hạt vừng, hạt điều và hạt lanh. Omega-3 còn được gọi là acid béo không bão hòa đa nối đôi (PUFA), đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của não, ngày nay nó cũng đã trở nên phổ biến bởi vì nó có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên ăn cá (đặc biệt là cá giàu chất béo như cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ…) ít nhất 2 lần một tuần.
Theo SKDS
"Điều khiển" cảm xúc bằng thực phẩm
Theo chuyên gia dinh dưỡng Elaine Magee (Mỹ), thực phẩm có tác động mạnh tới tâm trạng và dưới đây là bí quyết để "điều khiển" cảm xúc bằng chế độ ăn.
Không tẩy chay tinh bột - đường
Mối liên quan giữa chất bột đường và tâm trạng là chất serotonin, chất điều tiết tâm trạng được sản sinh trong não dưới tác động của vitamin B.
Thực phẩm được cho là giúp tăng nồng độ serotonin bao gồm cá và các loại ngũ cốc nguyên cám, hoa quả, rau ranh và quả đậu.
Bổ sung acid béo omega-3
Gầnđây các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng acid béo omega-3 có thể giúp bảo vệ con người khỏi chứng trầm cảm.
Các thực phẩm như cá béo, hạt lanh và quảóc chó có tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não giúp cải thiện tâm trạng.
Đảm bảo bữa sáng cân bằng
Ăn sáng thường xuyên sẽ giúp cải thiện tâm trạng. Theo một số chuyên gia, một bữa sáng cân bằng có tác dụng hỗ trợ trí nhớ và giúp bạn tràn đầy năng lượng cho một ngày mới.
Duy trì hoạt động thể chất và cân nặng hợp lý
Sau khi xem xét số liệu từ 4.641 phụ nữ độ tuổi từ 40 - 65, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe ở Seattle phát hiện thấy mối liên quan giữa béo phì, lối sống lười vận động với bệnh trầm cảm. Vì vậy hãy duy trì hoạt động thể chất và cân nặng hợp lý để phòng ngừa bệnh trầm cảm và cải thiện tâm trạng.
Đi bộđược xem là một nguồn cung cấp sức mạnh. Đi bộ dù chỉ 10 phút có thể giúp bạn thoát khỏi cảm giác buồn chán và xua tan mệt mỏi. Vì vậy hãy đi bộ khi bạn cảm thấy mệt mỏi thay vì tìm đến những món ngọt.
Một chế độ ăn lành mạnh mang lại cho bạn nguồn năng lượng tối ưu và tâm trạng thư thái. Vì vậy hãy kết hợp những gợi ý trên để đảm bảo một chế độ ăn lành mạnh, nó không chỉ giúp cải thiện tâm trạng mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể.
Anh Khôi
Theo Health
Lựa chọn thông minh theo sức khỏe Nếu bạn rất dễ tăng cân, hay quên, có người thân trong gia đình bị ung thư, hay mệt mỏi... hãy "kết thân" với các thực phẩm sau ngay nhé. Thức ăn bổ não Chất chống ôxy hóa trong hoa quả và các loại gia vị, cũng như acid béo omega 3 có trong các loại hạt và dầu có thể kiềm chế...