Thực phẩm nào nên tránh khi bị nhiệt miệng?
Bệnh nhiệt miệng xảy ra khá thường xuyên, tuy có thể tự khỏi sau 7-10 ngày nhưng lại dễ tái phát. Đừng chủ quan, hãy lựa chọn cho mình thực phẩm phù hợp để tránh bệnh nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn.
Những biểu hiện thường thấy của bệnh nhiệt miệng
Xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng.
Tổn thương thường có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước dưới 1cm.
Vết loét này thường có màu vàng, bờ rõ rệt màu đỏ, thường không chảy máu nhưng nó làm những mô mềm xung quanh vết thương sưng đau và đỏ rát.
Nhiệt miệng rất dễ gặp phải ở bất cứ ai. Đồ họa: VA
Những chỗ xuất hiện nhiệt miệng thường là trên bề mặt lưỡi, trong má, phần bên trong ở môi – lợi, làm người bệnh cảm thấy đau lúc nói hoặc khi nhai nuốt, ăn uống.
Đây là bệnh lành tính và có thể tự khỏi sau vài ngày, tuy nhiên nếu không được chăm sóc đúng cách có thể xuất hiện các triệu chứng viêm nhiễm, gây sưng hạch bạch huyết, nóng sốt.
Những loại rau tốt cho người bị nhiệt miệng
Những loại rau có màu xanh đậm như rau cải xanh, rau mồng tơi, rau diếp cá, rau dền, quả bầu, bí đao, bí xanh. Những loại rau xanh này có tính mát, không chứa chất béo, chứa nhiều nước và các loại vitamin, canxi, photpho giúp giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể và chữa nhiệt miệng hiệu quả. Bạn có thể nấu canh rau cùng với tôm, thịt bằm, nấm rơm, cá lóc, sườn non… đều rất ngon miệng và giúp giải nhiệt rất tốt, vừa cung cấp dinh dưỡng vì giúp bệnh lở miệng nhanh lành hơn.
Đặc biệt khế có chứa nhiều vitamin C và vị chua của khế có tác dụng chữa nhiệt miệng khá tốt. Ăn một trái khế chua mỗi ngày giúp bổ sung nhiều dưỡng chất kháng viêm bao gồm saponin, flavonoid và vitamin C giúp ức chế những loại vi khuẩn có trong khoang miệng. Bạn có thể ăn khế sống hoặc giã nát khế thành nước, ngậm trong miệng khoảng vài phút sau đó nuốt dần.
Hạt sen, đậu xanh, đậu đen rất tốt cho người bị nhiệt miệng
Video đang HOT
Hạt sen, đậu xanh, đậu đen để nấu nước uống, nấu chè hoặc hầm có thể dùng để ăn trong ngày sẽ giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, điều trị tốt bệnh nhiệt miệng. Người bị lở miệng nên dùng những loại hạt này xay nhuyễn để ăn hoặc nấu nước uống từ 2-3 lần mỗi ngày, để thanh mát cho cơ thể.
Thực phẩm tốt cho người bị nhiệt miệng. Đồ họa: VA
Cà chua giúp giảm cơn đau khi bị nhiệt miệng
Cà chua có vị chua thanh và ngọt nhẹ có tác dụng giúp cơ thể thanh nhiệt, tốt cho những người bị nhiệt miệng. Uống một ly nước ép cà chua mỗi ngày để cung cấp các chất chống viêm như carotenoid và bioflavonoid, làm giảm những cơn đau khó chịu khi bị nhiệt miệng. Hoặc nếu không có thời gian thì bạn có thể ăn cà chua tươi, sấy khô, nấu canh hoặc xay nhuyễn đều có lợi cho sức khỏe.
Những loại thịt gia cầm lành tính
Khi bị nhiệt miệng bạn những loại thịt gia cầm lành tính như thịt vịt, thịt ngan vừa giúp cung cấp dinh dưỡng mà giúp người bệnh dễ ăn mà không làm đau rát. Những loại thịt này có tính mát, giúp hạ nhiệt, bồi bổ sức khỏe, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều vì sẽ gây tác dụng ngược lại.
Những món đồ cay nóng
Ăn quá nhiều thức ăn cay chứa nhiều ớt cũng là một nguyên nhân gây phỏng miệng, lở miệng, nổi mụn nhọt trong niêm mạc miệng. Đặc biệt những người đang bị lỡ miệng nếu thường xuyên ăn đồ cay nóng sẽ khiến vết thương bị mưng mủ và lở loét miệng.
Những thức uống có cồn như rượu bia
Uống nhiều rượu bia không những làm tình trạng lở miệng thêm trầm trọng mà nó còn làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Vì thế nếu như bạn đang lở miệng thì nên kiêng rượu bia ngay hôm nay nhé.
Những chất kích thích như thuốc lá, cà phê
Khoảng 80% những người thường xuyên hút thuốc lá và uống cà phê bị lở miệng do chúng gây áp lực lên dạ dày và thực quản. Vì thế khi bị lở miệng nếu uống cà phê hoặc hút thuốc lá sẽ khiến tình trạng khó chịu hơn, thậm chí gây loét miệng và nhiễm trùng vết thương.
Tránh đồ ăn cay nóng dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá… Đồ họa: VA
Hạn chế thức ăn dầu mỡ gây nóng trong người
Những loại thực phẩm giàu dầu mỡ, có thể làm hỏng hệ vi sinh vật trong khoang miệng, tăng số lượng vi khuẩn không lành mạnh và giảm số lượng lợi khuẩn làm cho vết loét miệng càng thêm trầm trọng.
5 hướng dẫn chế độ ăn mới của Mỹ, phòng ngừa bệnh mãn tính
Hướng dẫn chế độ ăn mới của Mỹ khuyến khích người dân tập trung hơn vào việc ăn uống lành mạnh trong suốt cuộc đời, linh hoạt trong cách ăn uống và cắt giảm lượng calo rỗng...
Các khuyến nghị được đưa ra 5 năm một lần bởi Bộ Nông nghiệp và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, được thiết kế để tăng cường dinh dưỡng và ngăn ngừa bệnh mãn tính cho người dân. Hướng dẫn ảnh hưởng đến các chương trình thực phẩm và dinh dưỡng ở cấp liên bang, tiểu bang và địa phương, và tác động đến cách các công ty thực phẩm chế biến sản phẩm.
Judith Wylie-Rosett, giáo sư nghiên cứu dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe tại Đại học Y Albert Einstein ở Thành phố New York, Mỹ, cho biết: Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, ung thư và bệnh tim cao có thể giảm xuống nếu mọi người ăn uống lành mạnh hơn. Các bệnh mãn tính thường liên quan đến bệnh béo phì và các thói quen dinh dưỡng kém. Dưới đây là năm hướng dẫn quan trọng từ các chuyên gia dinh dưỡng:
Linh hoạt trong chế độ ăn
Các khuyến nghị nhấn mạnh rằng chúng ta có thể ăn uống lành mạnh qua nhiều hình thức và có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với truyền thống văn hóa, sở thích cá nhân và điều kiện kinh tế.
Ví dụ, loại bỏ thịt đỏ ra khỏi chế độ ăn không có nghĩa là mọi người phải ăn nguồn protein mà họ không thích. Penny Kris-Etherton, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Bang Pennsylvania ở University Park cho biết: Bạn có thể ăn đạm thực vật hoặc ăn hải sản, thịt gia cầm và các loại đậu thay cho thịt đỏ.
Sự chú trọng về tùy chỉnh chế độ ăn dựa trên văn hóa, điều kiện kinh tế và sở thích cá nhân này khá khác biệt so với cách tiếp cận "một chuẩn duy nhất cho tất cả mọi người" trước đây về ăn uống lành mạnh.
Việc tùy chỉnh thông điệp cho từng người khiến mọi người hứng thú hơn trong quá trình lựa chọn các thói quen sống, có nghĩa là họ có khả năng thay đổi các thói quen xấu cao hơn. Trước đây, các hướng dẫn thường hướng tới đại đa số, trong khi xã hội của chúng ta đang dần tiến đến đại đa số là các nhóm thiểu số. Chúng ta cần tôn trọng và giải quyết các nhu cầu về sự đa dạng trong xã hội.
Hạn chế calo rỗng
Lần đầu tiên kể từ trước tới nay, các hướng dẫn nói rằng trẻ em dưới 2 tuổi nên tránh hoàn toàn thức ăn và đồ uống có cho thêm đường, chẳng hạn như bánh ngọt, kem và đồ uống trái cây, nhưng các hướng dẫn khác về các loại đường bổ sung vẫn không thay đổi.
Các hướng dẫn về tiêu thụ rượu trước đây - không quá hai ly mỗi ngày cho nam giới và một ly cho phụ nữ trưởng thành. Ủy ban cố vấn đã đề nghị nam giới hạn chế rượu bia xuống còn một ly mỗi ngày. Phụ nữ mang thai nên tránh rượu bia hoàn toàn.
Theo Kris-Etherton, đường và rượu không có bất kỳ chất dinh dưỡng nào. Đường thường được thêm vào nhiều loại thực phẩm mà bạn có thể không ngờ tới, bao gồm nước sốt spaghetti đóng chai, tương cà, bánh mì và ngũ cốc. Điều quan trọng là phải đọc thành phần dinh dưỡng trên bao bì và lựa chọn thực phẩm phù hợp.
Nhu cầu dinh dưỡng tùy theo từng giai đoạn
Hướng dẫn lần đầu tiên phác thảo các khuyến nghị "theo từng giai đoạn cuộc đời, từ sơ sinh cho đến khi trưởng thành". Ví dụ, trẻ sơ sinh nên bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời. Nếu không thể cho con bú sữa mẹ, trẻ nên được cho ăn sữa công thức có bổ sung chất sắt.
Ngoài ra, các hướng dẫn công nhận rằng những người từ 60 tuổi trở lên có nhu cầu dinh dưỡng hơi khác một chút. Ví dụ, chứng thiếu hụt vitamin B12 phổ biến hơn ở người lớn tuổi vì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tự nhiên giảm theo tuổi tác, nhưng cũng có thể giảm do một số loại thuốc. Vì vậy, người lớn tuổi được khuyên ăn đủ lượng protein (một nguồn cung cấp B12 phổ biến), cũng như các loại thực phẩm tăng cường B12 được khuyến nghị.
Kết hợp nhiều loại thực phẩm
Chúng ta không ăn từng loại thực phẩm riêng lẻ mà kết hợp nhiều loại theo thời gian, tạo thành một chế độ ăn. Wylie-Rosett cho biết, chúng ta cần ăn nhiều loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc hơn là tập trung vào việc tiêu thụ các chất dinh dưỡng cụ thể. Ăn đa dạng để tránh tình trạng người dân bị thiếu hụt chất, và đạt được sức khỏe tối ưu.
Các hướng dẫn khuyến nghị mọi người nên thay đổi nguồn protein của mình, lấp đầy nửa suất ăn với hỗn hợp các loại trái cây và rau quả khác nhau, chọn các sản phẩm thay thế từ sữa ít béo hoặc đậu nành, và tránh thực phẩm nhiều đường, chất béo bão hòa và natri.
Giá trị trong mỗi miếng ăn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi miếng ăn đều phải có giá trị. Điều này có nghĩa là tránh thức ăn vặt có hàm lượng calo cao như khoai tây chiên, bánh quy và thức ăn nhanh chứa nhiều calo (và nghèo chất dinh dưỡng) và ăn các thức ăn lành mạnh hơn, ví dụ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả; dùng dầu thực vật thay vì bơ hoặc dầu dừa; và dùng sữa ít béo và protein nạc...
Kris-Etherton cho biết, khi bạn ăn tất cả các loại thực phẩm một cách phù hợp, bạn sẽ không muốn ăn các loại thực phẩm khác, vì bạn đã no và hài lòng. Các lợi ích này có tính chất cộng dồn. Mọi người có thể sẽ ngủ ngon hơn, ít căng thẳng hơn và có nhiều năng lượng hơn để tập thể dục... Tất cả những điều này có thể giúp chúng ta khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh mạn tính nguy hiểm.
Ăn thế nào để khỏe và duy trì cân nặng hợp lý? Chúng ta đều biết chế độ ăn quyết định lớn đến sức khỏe. Một chế độ ăn đúng là duy trì cân nặng ổn định, nhưng phải đảm bảo dinh dưỡng. Việc cung cấp đủ dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh song song với việc kiểm soát cân nặng hiệu quả là việc không đơn giản. Chế độ ăn bảo đảm sức...