Thực phẩm mọc mầm không nên vứt bỏ, dưỡng chất tăng gấp đôi
Tiết trời nồm ẩm khiến thực phẩm mọc mầm nhanh chóng. Bên cạnh đồ ăn cần vứt bỏ vì chứa độc tố, chuyên gia khuyên nên giữ lại những loại dưới đây bởi chúng tăng gấp đôi dưỡng chất.
Tỏi. Tỏi là thực phẩm mọc mầm không nên vứt bỏ. So với tỏi khô thông thường, tỏi mọc mầm còn được đánh giá cao hơn nhiều. Kết quả nghiên cứu từng chỉ ra, tỏi nảy mầm 5 ngày chứa nhiều chất chống oxy hóa, rất có lợi cho tim mạch, chống lại tác hại của các gốc tự do gây ung thư.
Dù mọc mầm song tỏi vẫn giữ được lượng vitamin C dồi dào giống như tỏi khô. Đáng lưu ý, lượng vitamin C này cực lớn, vượt trội hơn hẳn so với nhiều loại rau.
Ngoài giữ được nguyên các chất allinase, alliin có lợi, tỏi mọc mầm cũng chứa rất nhiều đạm. So với đạm động vật, đạm của tỏi dễ hấp thu hơn. Đặc biệt so với tỏi khô, tỏi mọc mầm có nhiều lợi ích cho sức khỏe tim. Nguyên nhân bởi giống như gạo, đậu và các loại hạt, thậm chí, tỏi tăng cường chất lượng dinh dưỡng theo tuổi.
Đậu tương. Đậu tương rất giàu protein dễ tiêu, có tác dụng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.
Video đang HOT
Đậu tương nảy mầm trở thành giá đỗ. Một số chất khó hấp thu trong chúng sẽ giảm đi rất nhiều. Theo cách này, ăn đậu tương nảy mầm dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn.
Đặc biệt, đậu tương mọc mầm có chứa hàm lượng isoflavon đạt mức cao nhất. Lượng vitamin E, Vitamin C trong chúng cũng có khả năng làm chậm quá trình lão hóa, rất hữu ích cho nỗ lực làm đẹp và giảm cân.
Gạo lứt. Gạo lứt được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng vì còn nguyên cám, nguyên phôi. Khi gạo lứt nảy mầm, các enzyme thủy giải sẽ hoạt động tích cực để biến những chất phức tạp trở nên dễ tiêu. Lượng tinh bột trong gạo lứt cũng giảm đáng kể sau khi nảy mầm, biến thành chất xơ (cellulose, hemicellulose…) rất tốt cho việc ăn kiêng giảm cân.
Gạo lứt nảy mầm còn làm tăng lượng vitamin A, E, C, đặc biệt vitamin nhóm B. Nhiều chất dinh dưỡng khác cũng phát sinh trong quá trình này, nổi bật nhất là chất GABA, một chất dẫn truyền thần kinh, có thể làm giảm huyết áp, giảm mỡ máu, dịu thần kinh, giúp cho giấc ngủ sâu hơn…
Bên cạnh thực phẩm mọc mầm tốt cho sức khỏe, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người không nên chế biến những loại củ nảy mầm dưới đây.
Khoai tây. Khoai tây nảy mầm sinh ra độc tố có tên gọi solanine vượt xa tiêu chuẩn an toàn cho phép. Ngay cả khi được chế biến ở nhiệt độ cao, chất này cũng không thể bị phá hủy.
Chất solanine khi đi vào cơ thể sẽ ăn mòn dạ dày. Nó làm tăng khả năng tán huyết, tê liệt trung khu thần kinh.
Khoai lang. Khoai lang mọc mầm không sinh ra độc tố nhưng lại tiềm ẩn nhiều nấm mốc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Dùng chúng làm thức ăn sẽ không có lợi.
Gừng. Gừng mốc, mọc mầm không chỉ làm giảm hương vị ban đầu mà còn có hại cho sức khỏe. Nguyên nhân bởi gừng mốc hỏng sẽ sinh ra độc tố safrole (một chất thuộc nhóm có thể gây ung thư 2B) làm thoái hóa tế bào gan, hoại tử, thậm chí dẫn đến ung thư gan. Ảnh: Internet.
Giá đỗ, thực phẩm vàng cho phái mạnh
Giá đỗ có nhiều loại được làm từ đậu xanh, đậu tương hoặc đậu đen. Loại được sử dụng phổ biến nhất là giá đỗ được làm từ đậu xanh.
Ảnh minh họa
Giá đỗ rất giàu chất dinh dưỡng, giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, E. Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều khoáng chất amino acid, protein và chất có nguồn gốc thực vật (phytochemicals) rất bổ dưỡng cho con người. Tính về thành phần dinh dưỡng, cứ 100g giá đỗ chứa 5,5g protid, 5,3 glucid, 38g Ca, 91mg P, 1,4mg Fe, 0,2mg vitamin B1, 0,13mg vitamin B2, 0,75mg vitamin PP, 0,09mg vitamin B6, 10mg vitamin C. Riêng vitamin E trong giá đỗ lên tới 15 - 25mg, lượng calo là 44 calo.
Giá đỗ có nhiều lợi ích sức khỏe như: cải thiện sự trao đổi chất, tăng mật độ xương, duy trì mức cholesterol phù hợp, tăng lưu thông máu, thúc đẩy tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, giúp giảm căng thẳng và lo lắng, hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe tim mạch và làm đẹp da. Hơn nữa, một số món ăn thuốc phối hợp có giá đỗ còn có tác dụng cải thiện tình trạng suy giảm nội tiết tố testosterone ở nam giới.
Bài 1: sò huyết 500g, giá đậu xanh 200g, giá đỗ rửa sạch trần tái, sò huyết đem nướng. Ăn liên tục 10 -15 ngày. Nghỉ 3 - 5 ngày ăn nhắc lại 3 - 5 liệu trình.
Bài 2: giá đậu xanh 250g, thịt bò 50g. Tất cả rửa sạch trần tái ăn liên tục 10 - 15 ngày. Nghỉ 1-2 tuần, ăn nhắc lại, ăn liên tục vài liệu trình.
Bài 3: giá đậu xanh 100 - 200g rửa sạch ngâm nước muối loãng 5 - 10 phút, ăn sống liên tuc 15 - 30 ngày.
Bài 4: giá đậu xanh 200g, trứng gà ta 3 quả. Giá đem chần tái, trứng gà luộc lòng đào ăn liên tục 7 - 10 ngày. Nghỉ 2 - 3 ngày ăn nhắc lại, ăn liên tục 3 - 4 liệu trình.
Bài 5: giá đậu xanh 200g, cật lợn 1 quả, gia vị đủ dùng. Tất cả đem xào ăn liên tục 10 - 15 ngày, nghỉ 1 tuần rồi ăn nhắc lại, ăn liên tục 2 - 3 liệu trình.
Bài 6: giá đậu xanh 200g, cật lợn 1 quả, gia vị đủ dùng. Tất cả đem xào ăn liên tục 10 - 15 ngày, nghỉ 1 tuần rồi ăn nhắc lại, ăn liên tục 2 - 3 liệu trình.
Lo ngại lợn nuôi ở Hưng Yên tăng mỗi ngày 1 kg bằng thức ăn biến đổi gen Mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên lo ngại về thực phẩm biến đổi gen lẫn trong thức ăn chăn nuôi khiến heo, cá tăng trọng nhanh, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bởi cá nuôi 1 tháng tăng 1kg, heo 1 ngày tăng 1kg. Mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên kiến nghị Bộ NN&PTNT ưu tiên nghiên cứu...