Thực phẩm màu nâu – màu trắng: Loại nào tốt hơn?
Cuộc tranh luận này đã diễn ra từ thời xa xưa. Trong khi một số người nói rằng không có sự khác biệt giữa hai loại thực phẩm, những người khác cho rằng thực phẩm màu nâu thực sự tốt hơn màu trắng.
Bạn thích trứng nâu hay trứng trắng? – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Đây là sự khác biệt của hai loại thực phẩm này?
1. Bánh mì trắng – bánh mì nâu
Hầu hết bánh mì trắng ở Ấn Độ được làm bằng maida (là một loại bột trắng từ Ấn Độ, được làm từ lúa mì), đó là lý do tại sao bánh mì nâu được gọi là một lựa chọn tốt hơn.
Ngày nay, các loại bánh mì khác nhau có sẵn trên thị trường sử dụng kết hợp maida và bột mì để tạo ra độ mềm và màu sắc phù hợp cho bánh mì. Tốt nhất là bạn nên ăn bánh mì atta (làm từ bột mì lứt nguyên cám), nó có thể không trắng và mềm như bánh mì trắng nhưng chắc chắn sẽ tốt cho sức khỏe hơn, theo Times of India.
Tương tự, nhiều loại bánh mì nâu được làm bằng maida có thêm màu để làm cho chúng trông có màu nâu.
Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn luôn xem qua các thành phần một lần trước khi mua để đưa ra lựa chọn sáng suốt hơn.
Video đang HOT
2. Trứng trắng – trứng nâu
Sự khác biệt chính giữa trứng trắng và trứng nâu là những quả trứng màu trắng được đẻ bởi gà lông trắng, trong khi những quả trứng màu nâu được đẻ bởi gà lông nâu. Khả năng dinh dưỡng của cả trứng nâu và trứng trắng là tương tự nhau, vì chúng cung cấp một lượng protein và vitamin B tốt.
Trứng nâu cung cấp cho bạn nhiều omega-3, một a xít béo thiết yếu giúp giảm viêm và nguy cơ bệnh tim.
Các loại gạo – SHUTTERSTOCK
Gạo trắng như chúng ta đã biết có màu trắng là do quá trình chế biến ở mức độ cao. Nó trải qua một số bước tinh chế, không chỉ lấy đi màu sắc của chúng mà còn cả một số chất dinh dưỡng thiết yếu.
Gạo lứt về cơ bản là gạo trắng trước khi tinh chế. Đây là phiên bản chưa qua chế biến của gạo trắng và có nhiều chất chống ô xy hóa, vitamin B, khoáng chất, chất béo và chất xơ hơn so với gạo trắng.
Trong khi gạo trắng chứa nhiều carb, gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp nên nó là lựa chọn lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường.
4. Đường trắng – đường nâu
Đường trắng hay đường nâu, loại nào tốt hơn? Đây có lẽ là câu hỏi được tranh luận nhiều nhất khi chọn một lựa chọn lành mạnh hơn. Trong khi hàm lượng calo của đường trắng và đường nâu là như nhau, sự khác biệt chính nằm ở bước tinh chế.
Đường trắng về cơ bản là calo rỗng và không có lợi cho bạn. Mặt khác, đường nâu có mật đường vì nó là đường mía chưa tinh chế. Nó cung cấp cho bạn nhiều canxi, kali, sắt và magiê hơn so với phiên bản màu trắng, theo Times of India.
Cách ăn ít carbs dễ dàng khỏe mạnh
Phân biệt các loại carbohydrates, gọi tắt là carbs, để cắt giảm, là chìa khóa cho chế độ ăn giảm cân hiệu quả.
Carbs là chất cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể, được chuyển hóa thành đường (glucose) để cơ thể sử dụng ngay.
Lisa Young, trợ giảng tại Khoa Dinh dưỡng và Nghiên cứu thực phẩm của Đại học New York, cho biết: "Không cần loại bỏ hoàn toàn carbs để có chế độ ăn khỏe mạnh".
Bà cho rằng carbs thường bị hiểu nhầm. Chất này có trong trong mọi nhóm thực phẩm từ hoa quả tới rau củ, các loại hạt, bơ sữa và cả các loại đậu, hạt chứa protein. Nguyên tắc ăn uống của Mỹ cho biết cơ thể nhận từ 45-65% calo từ carbs.
"Nhưng thế không có nghĩa là nạp toàn carbs rỗng. Hạn chế ăn bánh mì trắng, mì ống trắng, bánh ngọt, bánh quy và các loại ngũ cốc tinh chế khác là ý kiến hay. Những loại carbs không lành mạnh này là nguồn cung cấp calo không cần thiết, ít chất dinh dưỡng", bà nói.
Hãy bổ sung carbs giàu chất xơ. Lisa không khuyến khích cắt bỏ carbs giàu chất xơ và lành mạnh như carbs có trong trái cây, rau, đậu gồm đậu lăng và đậu gà, các loại ngũ cốc nguyên hạt lành mạnh như yến mạch cắt nhỏ, bánh mì nguyên cám, hạt farro và quinoa.
Lisa trích dẫn nghiên cứu trên The Lancet, cho biết các loại carbs này thậm chí còn có thể giảm tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính, bao gồm tiểu đường type 2, đột quỵ, tim mạch và ung thư đại trực tràng.
Chế độ ăn nhiều chất xơ, trái cây, các loại hạt gúp giảm carbo hydrates. Ảnh: Times of India .
"Tiếng lóng và đa dạng định nghĩa về carbs có thể gây thêm nhầm lẫn", Lisa cho biết. Mọi người thường gặp khó khăn khi hiểu các thuật ngữ như ngũ cốc tinh chế và chưa tinh chế, cũng như các loại đường khác nhau.
Các loại ngũ cốc tinh chế đã loại bỏ lớp cám và mầm giàu chất xơ, dinh dưỡng trong quá trình chế biến. Ngũ cốc chưa tinh chế chứa tất cả thành phần lành mạnh của hạt như giàu chất xơ, magie, vitamin E và các chất dinh dưỡng khác. Một số loại đường - fructose trong hoa quả, ví dụ - thì lành mạnh. Các loại khác (những loại đường thêm vào tìm thấy trong sucrose, đường ăn), thì không.
Theo bà, "việc loại bỏ hoàn toàn carbs có vẻ dễ dàng hơn" nhờ cách phân biệt này.
Ngoài ra, Lisa cũng nêu sự khác biệt giữa carbs chậm và carbs nhanh. Trong đó, carbs chậm có trong trái cây, rau và ngũ cốc, rất giàu chất xơ, cần nhiều thời gian tiêu hóa hơn và khiến lượng đường trong máu tăng chậm hơn. Những loại carbs chậm giàu chất xơ này cũng giúp cơ thể không cảm thấy đói một giờ sau khi ăn.
Mặt khác, carbs nhanh có trong bánh mì trắng và bánh nướng thêm đường, không có chất xơ và các chất dinh dưỡng lành mạnh khác. Chất này làm tăng nhanh lượng đường trong máu và khiến chúng ta cảm thấy đói ngay sau khi ăn. "Tôi khuyên bạn nên ăn carbs chậm và bỏ qua carbs nhanh", Lisa cho biết.
Lisa khuyến cáo, nếu carbs có liên quan tới việc tăng cân, đó là vì chúng ta đã ăn quá nhiều loại carbs không phù hợp. Hãy áp dụng một số kiến thức về thị giác để đĩa thức ăn lành mạnh hơn như đổ nhiều rau và trái cây vào nửa đĩa; bổ sung một phần tư lượng protein lành mạnh như cá, thịt gà hoặc đậu; bổ sung tinh bột lành mạnh cho một phần tư cuối cùng bằng khoa lang, gạo lứt hoặc hạt quinoa.
3 loại thực phẩm màu trắng nếu ăn quá nhiều dễ gây ung thư mà hầu như gia đình nào cũng có Trái ngược với tỏi, nấm, hành tây... có 3 loại thực phẩm cũng có màu trắng nhưng nếu ăn nhiều sẽ không hề tốt cho sức khỏe. Một bữa ăn đa dạng màu sắc sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài các loại thực phẩm màu cam, vàng hay xanh giàu vitamin và các chất, thực phẩm màu...