Thực phẩm giúp tăng đề kháng mùa mưa bão
Để bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa tác nhân xâm hại trong mùa mưa bão, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu vi chất có lợi cho sức khỏe sau.
Thời tiết giao mùa, nóng lạnh thất thường, cùng những cơn mưa rất dễ gây ra các triệu chứng ho, cảm lạnh hay tiêu chảy cho cơ thể. Do đó, bạn cần chú ý giữ gìn sức khỏe, tăng cường sức đề kháng mỗi ngày bằng chế độ tập luyện và ăn uống đảm bảo dinh dưỡng. Trong đó, bạn nên sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Ảnh: The Beet.
Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotics có lợi cho hệ tiêu hóa, đồng thời phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh đường ruột hiệu quả. Bên cạnh đó, sữa chua cũng là nguồn bổ sung vitamin D, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Ảnh: The Kitchn.
Tỏi: Tỏi giàu chất chống oxy hóa, tăng cường tính miễn dịch. Bạn có thể sử dụng tỏi hàng ngày để phòng cảm cúm và các bệnh do vi khuẩn, virus. Ngoài ra, việc ăn tỏi còn rút ngắn thời gian bị cảm, giúp người bệnh nhanh khỏe hơn. Ảnh: Verywell Family.
Video đang HOT
Hành và hẹ: Việc bổ sung hành, hẹ vào các món ăn hàng ngày có thể giúp bạn tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch tự nhiên trong cơ thể và làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, cúm. Bên cạnh đó, hành tây còn có tác dụng giúp tăng số lượng bạch cầu, cải thiện khả năng chống lại mầm bệnh của cơ thể. Ảnh: Foods Guy.
Trứng: Lòng đỏ trứng chứa nhiều chất béo, cholesterol, còn lòng trắng có canxi bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng nấu chín sản sinh vitamin E, giúp bảo vệ hệ miễn dịch nhờ đặc tính chống oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương tế bào. Ảnh: The Spruce Eats.
Nấm: Các loại nấm quen thuộc kích thích cơ thể sản sinh interferon, chất có tác dụng nhận diện vi khuẩn, vi trùng và tiêu diệt chúng. Bạn nên bổ sung nấm vào thực đơn ăn hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch và diệt khuẩn hiệu quả. Ảnh: Intelligent Living.
Trái cây có múi: Nhiều loại trái cây có múi như cam, bưởi, chanh, kiwi… rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa mạnh. Thường xuyên bổ sung vitamin C từ các loại quả này giúp bạn giảm tác hại của khói bụi và dị ứng. Ảnh: Pinterest.
Các loại cá: Cá thu, cá hồi… giàu axit béo omega 3, chất được chứng minh là có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi viêm, giúp tăng cường chức năng của hệ miễn dịch và tim mạch khỏe mạnh. Ảnh: Inspired Taste.
Tại sao giao mùa cần chăm sóc da kỹ hơn?
Khi nhiệt độ giảm nhanh, da bị mất nước dẫn đến khô, nứt nẻ và dễ bị kích ứng, nhất là làn da nhạy cảm và da khô.
Ảnh minh họa
Thời điểm giao mùa, làn da dễ bị tổn thương và lão hóa nhanh nhất. Những thay đổi về thời tiết từ nóng sang lạnh và ngược lại hay thay đổi hướng gió, gặp mưa đều khiến da dễ bị viêm nhiễm. Khi ấy, theo thạc sĩ, bác sĩ Thái Thanh Yến, khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, da dễ khô, nứt nẻ và mất nước, kích ứng dẫn đến một số bệnh như chàm, bệnh vảy nến, lupus ban đỏ, hội chứng Raynaud... Môi trường ẩm ướt thuận lợi cho vi nấm phát triển gây bệnh nấm da, hăm kẽ, nấm móng...
Mức độ da bị ảnh hưởng phụ thuộc nhiều yếu tố như cấu tạo di truyền, loại da, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Thông thường, da có xu hướng tiết dầu nhiều hơn vào mùa hè và bong tróc trong mùa lạnh. Nếu da của bạn phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, nên điều chỉnh thói quen chăm sóc da.
Trong đó, bước dưỡng da và tẩy da chết sẽ giúp loại bỏ các tế bào da chết từ lớp bên ngoài. Sản phẩm tẩy da chết phù hợp da khô là loại có chứa AHA, nhờ thành phần axit glycolic trong AHA. Nên tẩy tế bào da chết một đến hai lần, không tẩy quá nhiều lần vì có thể dẫn đến mẩn đỏ và kích ứng.
Sử dụng sữa rửa mặt không mùi, không chứa xà phòng hoặc xà phòng nhẹ thay vì chất rửa tẩy mạnh để không làm tổn thương lớp bảo vệ da, giảm tối đa nguy cơ gây kích ứng. Nhữn sản phẩm này an toàn với da nhạy cảm.
Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài đường, kể cả lúc trời không nắng do tia UV luôn tồn tại xuyên qua mây vào sâu trong da. Tia UV làm tăng sắc tố da, lão hóa sớm, tăng nguy cơ ung thư da...
Bạn muốn làm sạch sâu hơn vùng nang lông, có thể sử dụng sữa rửa mặt chứa axit salicylic hoặc sữa rửa mặt chiết xuất từ bạch đàn, tinh dầu bạc hà tạo cảm giác dễ chịu cho da, giúp lỗ chân lông sạch sẽ, thông thoáng.
Sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ có tác dụng kiềm dầu và không làm bít tắc vùng nang lông để cân bằng PH da. Nếu da nổi mụn, tiết quá nhiều dầu, tránh trang điểm quá đậm và dày. Đắp mặt nạ mỗi tuần một lần sẽ làm sạch sâu lỗ chân lông, da khỏe và giữ được độ cân bằng pH tự nhiên.
Uống đủ nước giúp cơ thể đào thải độc tố, nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya.
Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bổ sung vitamin cho cơ thể, như vitamin B trong gà tây, cá ngừ, ngũ cốc, đậu, chuối giúp da khỏe mạnh, phục hồi làn da khô. Vitamin C từ cam quýt, ớt, cà chua tác dụng cho da mềm mại, trắng sáng, gia tăng sản xuất collagen chống lão hóa. Vitamin E trong đậu nành, ngũ cốc, các loại hạt tăng cường độ ẩm cho da, chống oxy hóa, giảm sự hình thành sắc tố da.
Bộ Y tế hướng dẫn phòng chống dịch bệnh mùa mưa bão Bộ Y tế cho biết, trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải,... theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Bước vào đợt mưa, bão lớn xảy ra ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, gây lũ lụt trên diện rộng,...