Thực phẩm giúp cơ thể khỏe mạnh mùa dịch
Duy trì lối sống lành mạnh, xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý là những cách có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chuẩn bị sẵn sàng khi cơ thể tiếp xúc với các mầm bệnh không mong muốn.
Thực phẩm giúp tăng sức đề kháng
Các thực phẩm giàu Vitamin D: Các loại cá, lươn, sữa, trứng, đậu, phomai, ngũ cốc…
- Vitamin D có vai trò trong việc kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể;
- Bổ sung liều Vitamin D hằng ngày làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp.
Vitamin A (Retinol và Beta-carotene): Dầu cá, gan động vật, trứng, cà rốt, cải xanh, khoai lang, bí ngô, đu đủ, bơ,…
- Vitamin A giúp tăng cường chức năng miễn dịch;
- Thúc đẩy kháng thể đặc hiệu và giảm triệu chứng, mức độ nghiêm trọng của bệnh;
- Vitamin A cung cấp từ thực phẩm có thể đủ nhu cầu (trừ phụ nữ cho con bú và trẻ em dưới 1 tuổi).
Các thực phẩm giàu Vitamin C: ớt chuông, bưởi, kiwi, chanh, ổi, cam, dâu tây, đu đủ…
- Vitamin C giúp nâng cao miễn dịch, giảm triệu chứng viêm;
- Vitamin C liều cao (500 – 1000mg/ngày) không ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh nhưng giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc.
Thực phẩm giàu Vitamin E: hạnh nhân, hạt dẻ, quả bơ, hạt bí, kiwi,…
Vitamin E là chất chống oxy hóa mạnh, giảm nhiễm khuẩn đường hô hấp, hỗ trợ hoạt động của các tế bào miễn dịch.
Các thực phẩm giàu Omega-3: Cá hồi, cá mòi, cá trích, các loại hạt, ngũ cốc,…
- Omega-3 là acid béo thiết yếu được biết đến với hiệu quả ức chế viêm và giữ cho hệ thống miễn dịch trong tầm kiểm soát.
- Nên sử dụng 1000 – 2000 mg/ngày.
Beta-Glucan: Dầu cá, gan động vật, trứng, cà rốt, cải xanh, khoai lang, bí ngô, đu đủ, bơ,…
- Beta-Glucan là chất điều hòa miễn dịch có hiệu quả sinh học cao nhất;
- Cả đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích nghi được tăng cường.
Các loại gia vị có tính kháng khuẩn: tỏi, gừng,…
Các chất hóa học thực vật giúp kháng viêm, nâng cao miễn dịch cơ thể.
Các thực phẩm giàu Kẽm: Sò, vừng, mộc nhĩ, hạt điều, sữa bột, ngũ cốc, thịt, hải sản,…
Video đang HOT
- Kẽm liên quan đến sản xuất và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch.
- Kẽm ở liều 5 – 20mg/ngày giúp giảm tỷ lệ mắc, đợt cấp và thời gian mắc của nhiễm trùng đường hô hấp.
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng chống được bệnh tật.
Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giúp cơ thể khỏe mạnh trong mùa dịch.
Thực phẩm cho một bữa ăn lành mạnh
- Nên chọn lựa thực phẩm tươi: bổ sung 300g rau củ, 200g trái cây mỗi ngày, 180g ngũ cốc nguyên cám.
- Tránh sử dụng thực ph ẩm thực phẩm chế biến sẵn: đồ hộp, xúc xích, pizza, bánh quy…
- Nên ăn 160 – 200g thịt cá, thịt đỏ 1 – 2 lần/tuần, thịt trắng 2 – 3 lần/ngày.
- Hãy lựa chọn hoa quả tươi cho bữa phụ thay cho các loại thực phẩm nhiều đường, muối, mỡ.
- Uống đủ nước
Hãy uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày, nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát.
Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả.
Tránh uống cà phê, nước ngọt có ga, nước tăng lực.
- Sử dụng sữa chua hằng ngày để có một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh.
Chế biến thực phẩm
- Nên dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật: dầu ô liu, dầu hướng dương…
- Không chế biến quá kỹ các loại rau củ.
- Sử dụng dưới 5g muối mỗi ngày.
- Khuyến khích sử dụng tỏi trong các món ăn (ăn sống, ép lấy nước, xào cùng thức ăn).
Xây dựng thói quen tốt
- Tập luyện thể dục hằng ngày tại nhà.
- Phơi nắng mỗi ngày 10 – 15 phút giúp bổ sung vitamin D tự nhiên.
6 hành vi dễ hủy hoại hệ miễn dịch, mùa COVID-19 nên ăn 5 loại thực phẩm để khỏe mạnh, tăng khả năng phòng bệnh
Những thói quen sinh hoạt và ăn uống không tốt hàng ngày của bạn cũng có thể "phá hủy" khả năng miễn dịch và khiến sức khỏe ngày càng giảm sút.
Khả năng miễn dịch là "rào chắn phòng thủ" của cơ thể bởi vì miễn dịch là cơ chế tự bảo vệ. Hệ thống miễn dịch không chỉ có thể xác định vi khuẩn và vi trùng xâm nhập cơ thể kịp thời mà còn sản xuất các yếu tố kháng bệnh để loại bỏ chúng.
Nếu khả năng miễn dịch bị phá hủy, khi vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể con người, khả năng bảo vệ của hệ thống miễn dịch sẽ giảm, khiến virus xâm nhập vào các tế bào của cơ thể người và gây ra các bệnh khác nhau.
Virus và vi khuẩn không phải là nguyên nhân duy nhất gây tổn hại đến hệ thống miễn dịch. Những thói quen sinh hoạt và ăn uống không tốt hàng ngày của bạn cũng có thể "phá hủy" khả năng miễn dịch và khiến sức khỏe ngày càng giảm sút.
6 hành vi hủy hoại hệ miễn dịch rất nhiều người mắc phải
1. Thường xuyên thức khuya
Một nghiên cứu của Đại học Chicago cho thấy so với những người ngủ từ 7,5 đến 8,5 giờ mỗi đêm, những người chỉ ngủ 4 giờ mỗi đêm giảm 50% lượng kháng thể chống lại bệnh cúm trong cơ thể họ. Vì vậy, đừng tiếc thời gian cho giấc ngủ. Dù là người bận rộn bạn cũng cần ngủ đủ 7-9 tiếng/đêm với người lớn, người già có thể ngủ khoảng 6 tiếng/đêm.
2. Ăn kiêng quá mức, ăn nhiều đồ chiên nướng...
Chế độ ăn kiêng quá mức, chỉ ăn một loại thực phẩm trong thời gian dài, ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn, hoặc thích ăn những thực phẩm chiên rán, nướng... đều có thể gây thiếu chất, béo phì và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch.
3. Căng thẳng
Những cảm xúc như căng thẳng tinh thần, trầm cảm và bi quan đều có thể ảnh hưởng đến việc bài tiết glucocorticoid, và sau đó ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch.
4. Lạm dụng thuốc kháng sinh
Các nhà nghiên cứu New York sau khi thực hiện một loạt các kiểm tra đã đưa ra nhận định: Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây tổn hại khả năng miễn dịch bẩm sinh của đường ruột, nguyên do là sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn bị nhiễm trùng. Từ đó ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
5. Lười uống nước
Uống nước đầy đủ có tác dụng duy trì màng nhầy đường hô hấp, giữ ẩm, khiến cho các virus cảm lạnh gặp khó khăn trong việc sinh sản khi xâm nhập vào cơ thể và có thể tăng cường miễn dịch. Mỗi người được khuyến cáo nên cung cấp cho cơ thể 40ml/kg trọng lượng. Trẻ em cũng được khuyến khích uống nhiều nước hơn để tăng cường hệ miễn dịch.
6. Có ít mối quan hệ xã hội
Nghiên cứu tìm thấy rằng, những người có mối quan hệ hạn hẹp dễ bị bệnh hơn những người có quan hệ rộng rãi. Các chuyên gia cho rằng, thường xuyên liên lạc với bạn bè, gửi tin nhắn, trò chuyện có thể ngăn ngừa cảm lạnh.
Khi khả năng miễn dịch bị phá hủy, cơ thể sẽ có những phản ứng nào?
1. Dễ bị nhiễm trùng
Dễ bị nhiễm trùng là một trong những biểu hiện thường gặp của khả năng miễn dịch kém. Khi hệ miễn dịch không thể hoạt động bình thường để chống lại nhiễm trùng, cơ thể dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus, nấm... Biểu hiện thường thấy nhất là rất dễ bị cảm lạnh, nhất là khi chuyển mùa.
2. Dễ mệt mỏi
Đối với những người có chức năng miễn dịch bình thường, vận động hợp lý sẽ giúp cơ thể và tinh thần dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu chức năng miễn dịch tương đối thấp, tập thể dục một chút sẽ khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi, làm cho bạn trông giống như thiếu năng lượng, tạo cho người ta cảm giác không được nghỉ ngơi đầy đủ. Thậm chí, những người có hệ miễn dịch kém còn có biểu hiện không hứng thú với bất cứ việc gì và cảm thấy khó thở sau khi hoạt động một chút, rất dễ mệt mỏi.
3. Bệnh dễ tái phát
Người bị suy giảm khả năng miễn dịch rất dễ mắc các bệnh viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi, đau bụng, tiêu chảy và các bệnh khác... Các bệnh này rất dễ lặp đi lặp lại, chu kỳ bệnh tương đối dài, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc. Việc phục hồi cũng cần nhiều thời gian và năng lượng hơn.
Ăn 5 loại thực phẩm, cơ thể từ từ khỏe mạnh hơn
1. Thực phẩm chứa kẽm
Nguyên tố kẽm có tác dụng mạnh mẽ trong việc nâng cao khả năng miễn dịch của bản thân, bởi nguyên tố kẽm là thành phần cấu tạo của nhiều loại men và có tác dụng xúc tác rất lớn đối với các hoạt động sống. Để nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể không thể thiếu nguyên tố kẽm.
Đậu phộng, hạt mè, quả óc chó, hàu và các loại thực phẩm khác đều chứa hàm lượng kẽm cao, bạn có thể thêm chúng vào danh sách ăn uống giúp bồi bổ cơ thể.
2. Thực phẩm chứa vitamin C
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi hàm lượng vitamin C trong bạch cầu bị suy giảm thì hiệu quả chiến đấu của bạch cầu sẽ bị suy yếu, khả năng miễn dịch của cơ thể cũng giảm dần khiến con người dễ mắc bệnh hơn. Chính vì vậy, tăng cường vitamin C chính là tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch.
Ớt màu, cần tây, cà chua, trái kiwi và các loại thực phẩm khác rất giàu vitamin C, nếu bạn bổ sung hàng ngày sẽ giúp đáp ứng nhu cầu chất dinh dưỡng của cơ thể và trở nên khỏe mạnh hơn.
3. Thực phẩm chứa selen
Các chức năng chuyển hóa vật chất, bảo vệ miễn dịch và giải độc của cơ thể không thể tách rời selen. Selen có thể thúc đẩy các tế bào lympho tiết ra các tế bào lympho, tăng cường kích thích miễn dịch dịch thể và sự hình thành các globulin miễn dịch.
Cá, trứng, thịt... là những thực phẩm rất giàu selen giúp bồi bổ cơ thể mà chúng ta có thể ăn hàng ngày.
4. Thực phẩm chứa sắt
Sắt tham gia vào thành phần cấu tạo nên hệ miễn dịch của cơ thể, thiếu sắt không chỉ thiếu máu mà còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể sẽ ngày càng kém đi.
Để bổ sung sắt, bạn nên ăn thức ăn thực vật, vì thức ăn động vật có hàm lượng cholesterol rất cao, bạn nên ăn nhiều rau bina, anh đào, mộc nhĩ đen và các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao khác.
5. Thực phẩm chứa vitamin E
Vitamin E là một chất điều hòa miễn dịch. Vitamin E có tác dụng bảo vệ mạnh mẽ các axit béo không no trên màng tế bào, có thể bảo vệ hệ thống miễn dịch khỏi tác hại của các gốc tự do. Nó giúp loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể, bồi bổ cơ thể, duy trì sự ổn định của môi trường bên trong cơ thể. Do đó, nếu muốn kích hoạt khả năng miễn dịch, bạn có thể ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin E.
Hàm lượng vitamin E trong các loại dầu thực vật rất phong phú.
Cách xử lý vết muỗi đốt Thông thường, khi bị muỗi đốt, làn da của con người bị nổi mẩn, ngứa ngáy hoặc sưng tấy, thậm chí còn để lại các vết sẹo thâm. Vậy, làm cách nào để xử lý vết muỗi đốt? Ảnh minh họa Theo nghiên cứu khoa học, khi nọc độc của muỗi vào cơ thể sẽ khiến máu không đông để chúng dễ dàng...