Thực lực hải quân Triều Tiên tới đâu?
Hải quân Triều Tiên được xem là lực lượng sở hữu số tàu chiến lớn nhất thế giới nhưng xét về chất lượng thì thua xa Hàn Quốc.
Lực lượng Hải quân Nhân dân Triều Tiên ( KPN) là một trong các thành phần chính lực lượng vũ trang Triều Tiên được thành lập tháng 6/1945. Theo báo cáo Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA), quân thường trực KPN vào khoảng 146.000 người được tổ chức thành 2 hạm đội gồm: Hạm đội bờ biển Đông và Hạm đội bờ biển Tây.
Về số lượng tàu chiến biên chế trong KPN thì còn nhiều tranh cãi. Có nguồn tin cho rằng, KPN trang bị khoảng 700 tàu, những cũng có nguồn cho rằng họ có chừng 1.000 tàu. Đó đều là những con số “khủng” đối với lực lượng hải quân trên thế giới.
Tuy có lực lượng về người và trang bị cực kỳ đông đảo. Nhưng Hải quân Triều Tiên được đánh giá chỉ có khả năng bảo vệ vùng lãnh hải trong khoảng 80km tính từ bờ biển. Lý giải điều này rất đơn giản, Triều Tiên tuy có số lượng tàu lớn nhưng chiếm phần lớn đều là tàu pháo, tàu phóng lôi “cổ lỗ sĩ”.
Phần còn lại trong Hải quân Triều Tiên gồm các khinh hạm, tàu cao tốc được trang bị tên lửa chống tàu. Tuy nó được xem là hiện đại với Triều Tiên nhưng so với Hàn Quốc thì thua xa. Trong ảnh là khinh hạm chủ lực lớp Najian nước này, được coi là mạnh nhất nhưng hỏa lực mạnh nhất chỉ vẻn vẹn 2 tên lửa chống tàu cận âm CSS-N-1.
Hải quân Triều Tiên còn trang bị khoảng 24 tàu cao tốc tên lửa cỡ nhỏ do nước này sản xuất hoặc Liên Xô viện trợ. Hầu hết các tàu đều chỉ có lượng giãn nước 100-200 tấn, trang bị 2-4 tên lửa chống tàu cận âm P-15 Termit hoặc CSS-N-1. Tuy nhiên, các loại tên lửa này đều thuộc thế hệ rất cũ, dễ bị hệ thống phòng không tiên tiến Hàn Quốc đánh chặn. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Vài trăm tàu còn lại của Triều Tiên đều là tàu pháo tuần tra cỡ nhỏ, tàu phóng ngư lôi có lượng giãn nước vài chục tới vài trăm tấn. Trong ảnh là tàu pháo lớp T do Triều Tiên tự đóng.
Những chiếc tàu này đã không còn thích hợp với tác chiến hiện đại, nó khó lòng tiếp cận tàu chiến Hàn Quốc ở tầm hỏa lực hiệu quả chỉ với vài khẩu pháo.
Một loại tàu tuần tra cao tốc của Triều Tiên được trang bị giàn pháo phản lực phóng loạt thích hợp cho việc dọn bãi trong chiến dịch đổ bộ đường biển.
Tàu phóng ngư lôi được sử dụng rất rộng rãi trong Hải quân Triều Tiên. Loại tàu này trang bị 2-4 ống phóng ngư lôi, tầm bắn 5-10km. Ưu điểm của tàu phóng lôi là tốc độ rất cao (khoảng 70km/h).
Lực lượng tàu ngầm của Hải quân Triều Tiên cũng thuộc hàng đông nhất thế giới với 70 tàu các loại. Tuy nhiên, các tàu đều lạc hậu, chỉ thích hợp hoạt động tuần tra bờ biển, chở quân đột nhập đường biển.
Những tàu ngầm lớn nhất của Triều Tiên gồm 22 chiếc lớp Romeo (Liên Xô thiết kế) có lượng giãn nước 1.830 tấn (khi lặn), dài 76,6m. Tàu được trang bị 8 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm với 14 quả ngư lôi chống tàu mặt nước/chống ngầm. Loại tàu này được chế tạo theo công nghệ những năm 1950 nên có độ ồn lớn, dễ dàng bị hệ thống định vị thủy âm tối tân Mỹ – Hàn phát hiện.
Triều Tiên cũng tự sản xuất 40 tàu ngầm mini lớp Sang-O dài 34m, lượng giãn nước 370 tấn khi lặn. Tàu trang bị 2 máy phóng ngư lôi 533mm. Loại tàu này chủ yếu phục vụ hoạt động đặc biệt đưa quân lính đột nhập bờ biển Hàn Quốc. Trong ảnh là một tàu ngầm Sang-O bị mắc cạn khi xâm nhập bờ biển Hàn Quốc năm 1996.
Lực lượng tàu đổ bộ của Triều Tiên cũng thuộc hàng đông đảo với chừng 400 chiếc. Tất nhiên, tương tự tàu ngầm, tàu đổ bộ đều thuộc cỡ nhỏ, khả năng vận chuyển hạn chế.
Lực lượng phòng thủ bờ biển trên đất liền của Triều Tiên chủ yếu trang bị pháo xe kéo, pháo tự hành và một số bệ phóng tên lửa chống tàu tầm ngắn kiểu cũ.
Theo soha
Thực lực hải quân Iran còn kém xa hạm đội 5 của Mỹ
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, thực lực của hải quân Iran còn rất nhỏ bé, số lượng tàu ít ỏi, không có tàu chiến hạng nặng, vũ khí trang bị trên hạm chủ yếu là các loại nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiện nay, Iran đang nỗ lực sử dụng công nghiệp đóng tàu dân dụng để phát triển lực lượng hải quân của mình.
Mấy năm gần đây, nền công nghiệp quốc phòng Iran đã đạt được rất nhiều thành tựu, đã tự lực sản xuất được rất nhiều trang bị quân dụng quan trọng, có hàm lượng công nghệ cao. Tuy nhiên, công nghệ đóng tàu chiến của Iran thực sự còn yếu kém, không thể so sánh được với công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ tên lửa và máy bay của Mỹ. Chính vì vậy, lực lượng hải quân của họ không những quá yếu kém so với Mỹ mà còn không vượt qua được các nước trong khu vực.
Hiện Iran đang nỗ lực nâng cao thực lực của lực lượng hải quân nhằm đáp ứng yêu cầu tác chiến ở khu vực biển Caspian và Vịnh Ba Tư (Vịnh Persic). Chính vì vậy, trong 4 năm qua họ đóng góp rất ít tàu chiến tham gia vào nhiệm vụ hộ tống tàu bè, chống cướp biển ở khu vực Vịnh Aden - Somalia. Trong quá khứ, tàu chiến Iran cũng chỉ 1 lần tiến hành hải hành viễn dương trong giai đoạn thập niên 70 của thế kỷ trước
Tàu chiến lớp Jamaran và tàu đổ bộ đệm khí Iran
Nhà máy đóng tàu lớn nhất Iran ở Bushehr có năng lực đóng tàu chỉ tầm trung bình, khả năng thiết kế và trình độ quản lý yếu kém, lại hay gặp phải tình trạng thiếu hụt nhân lực do đình công và lãn công gây ra. Hơn 20 năm trước, Iran đã từng tuyên bố sẽ bắt tay triển khai chế tạo tàu chiến cỡ lớn nhưng trên thực tế, do vấp phải những thách thức không nhỏ, công nghiệp đóng tàu của Iran gần như dậm chân tại chỗ cho đến đầu thế kỷ XX.
Trực thăng hạm đỗ trên tàu hộ vệ lớp Jamaran
10 năm trở lại đây, tuy có nhiều tiến bộ nhưng cơ bản các lớp tàu quốc nội của Iran đều thuộc loại chiến hạm cỡ nhỏ, lớn nhất cũng chỉ đạt tầm trung. Tuy vậy, các tàu này cũng đã đạt đến khả năng tác chiến xuyên Ấn Độ Dương. Chẳng hạn như tàu khu trục lớp Jamaran, tàu hộ vệ lớp Sina-7. Thế nhưng để đối chọi với Mỹ thì hải quân của Iran đúng là quá nhỏ bé, không tính các tàu sân bay và máy bay, thực lực tác chiến của hải quân Iran vẫn không thể so được với Hạm đội 5 của Mỹ.
Tên lửa chống hạm C-802 của Trung Quốc
Theo các chuyên gia quân sự phương Tây, hiện lực lượng tàu mặt nước của Iran không có tàu khu trục, chỉ có 3 tàu hộ vệ cỡ 1540 tấn của Anh, 2 tàu hộ vệ 1100 tấn lớp Bayandor do Mỹ viện trợ (thời 2 nước là đồng minh) và 2 tàu hộ vệ lớp Jamaran là đáng kể, còn lại khoảng 50 tàu tuần tiễu cỡ nhỏ, trong đó 10 chiếc lớp Thondor được trang bị tên lửa đối hạm C-802 của Trung Quốc. Ngoài ra, Iran còn có 10 tàu rà quét lôi và 1 số tàu đổ bộ hạng nhẹ, tàu chi viện tác chiến.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Bayandor của Mỹ
Lực lượng tàu ngầm Iran cũng khá đông đảo nhưng chủ yếu là tàu ngầm cỡ nhỏ (tàu ngầm siêu hạng Tareq 901 mà Iran tuyên truyền thực chất là tàu ngầm Kilo), đáng kể nhất chính là 3 tàu ngầm hạng trung lớp Kilo của Nga, ngoài ra còn có khoảng 50 tàu ngầm cỡ nhỏ lớp SSL, Fateh, Nahang, bé nhất là các tàu thuộc lớp Yugo (Triều Tiên viện trợ) và Ghadir (mô phỏng lớp Yugo - 16 chiếc) có lượng giãn nước chỉ 120 tấn. Số tàu này có khả năng tấn công không cao lắm nhưng để bảo vệ dải bờ biển Iran và eo biển Hormuz thì cũng tạm ổn.
Cùng như tàu hộ vệ lớp Jamaran, tàu tuần tiễu lớp Thondor cũng
trang bị tên lửa C-802 của Trung Quốc
Tàu hộ vệ lớp "Jamaran" có lượng giãn nước 1420 tấn, tốc độ tối đa 30 hải lý/h (56km/h), thủy thủ đoàn 120-140 người. Trên tàu được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm, gồm 4 quả tên lửa chống hạm C-802 (phiên bản xuất khẩu của loại tên lửa hạm đối hạm YJ-82 của Trung Quốc), 4 quả tên lửa phòng không, hệ thống 6 ống phóng ngư lôi, 2 bệ pháo phòng không 20mm, 1 bệ pháo hạm 40mm và các hệ thống radar, thiết bị điện tử tiên tiến, trên tàu còn trang bị 1 máy bay trực thăng trinh sát chống ngầm. Hiện Iran đã có 2 tàu loại này, 1 chiếc được triển khai ở biển Caspian, 1 chiếc tuần tiễu trên Ấn Độ Dương.
Tàu ngầm Tareq 901 thực chất là tàu ngầm Kilo thế hệ đầu tiên
Cuối tháng 11/2012, để cổ vũ tinh thần nhân dân và quân đội, Iran đã lần đầu tiên công khai viêc họ đang chế tạo tàu hộ vệ lớp Sina-7. Các bức ảnh chụp cho thấy con tàu đã hoàn tất phần thân tàu và boong thượng, bước sang giai đoạn lắp đặt các hệ thống vũ khí, thiết bị điện tử và các trang bị khác.
Tàu hộ vệ lớp Sina-7 có lượng giãn nước thông thường 2000 tấn, tối đa 2500 tấn. Nó được thiết kế trên cơ sở của Jamaran nhưng thay pháo hạm 40mm bằng loại 76mm, tăng gấp đôi số lượng tên lửa đối hạm và tên lửa phòng không, giữa nguyên thiết kế ngư lôi, pháo phòng không và trực thăng hạm.
Tàu ngầm mini lớp Ghadir (mô phỏng lớp Yugo của Triều Tiên) có lượng giãn nước 120 tấn
Hiện nay, tuy tàu hộ vệ lớp Jamaran và Sina-7 được trang bị cả tên lửa đối hạm C-802 của Trung Quốc, nhưng nó không được coi là tàu khu trục vì khả năng tác chiến viễn dương và khả năng phòng không yếu kém. Tehran đang tận dụng khả năng của công ty đóng tàu dân dụng Iran, đây là công ty có khả năng đóng những thương thuyền có tải trọng lớn và hệ thống thông tin, thiết bị điện tử dân dụng hiện đại.
Tuy Iran đang huy động mọi lực lượng để phát triển lực lượng tàu khu trục của mình nhằm nâng cao khả năng tác chiến viễn dương cho lực lượng hải quân nhưng với trình độ công nghiệp đóng tàu còn non trẻ, bị bao vây cấm vận từ 4 phía, hơn nữa lại không còn sự viện trợ như dưới thời Liên Xô và sự chi viện từ Trung Quốc, con đường nâng cấp, hiện đại hóa lực lượng hải quân của họ sẽ gặp rất nhiều gian nan.
Theo ANTD
Tàu ngầm tự chế lặn sâu 50 mét Chiếc tàu ngầm mini tự chế có thể lặn sâu tới 50 m của Vasily Chikur, một nhà sáng chế tự học người Ukraina vừa giành kỷ lục quốc gia. Chiếc tàu ngầm nhỏ nhất Ukraina của Vasily Chikur. Ảnh: Englishrussia Chiếc tàu ngầm dài 3 m, nặng khoảng 420 kg là sản phẩm "cây nhà lá vườn" của Vasily Chikur, một luật...