Thực khách khó tính mấy, ghé Sóc Trăng cũng bằng lòng với món bún vịt nấu tiêu
Bún vịt nấu tiêu thơm ngon lạ miệng và đầy hấp dẫn đã chinh phục được khẩu vị của biết bao thực khách khó tính. Quê hương Sóc Trăng, vùng đất ven đô miền Tây sông nước nhưng lại làm cho du khách lưu luyến biết bao bởi tình đất tình người cũng như chính những món ăn dân dã vô cùng đặc biệt nơi đây. Bún vịt nấu tiêu cũng là một món ăn điển hình như vậy.
Bún vịt nấu tiêu thơm ngon hấp dẫn. Ảnh minh họa: Internet
Không giống như người miền ngoài dù đám tiệc gì cũng sẽ luôn ưu tiên chọn thịt gà hơn, rất ít khi chọn thịt vịt để làm. Tuy nhiên đối với người miền Tây, lợi thế địa hình sông nước thuận tiện với việc chăn thả vịt chạy đồng hoặc gia súc nuôi trong nhà đều sẽ tận dụng nuôi vịt. Chính vì thế, ở miền Tây có rất nhiều vịt, sức tiêu thụ của bà con cũng rất lớn. Bên cạnh đó, thịt vịt cũng là loại thịt có tính mát, lại có thể chế biến được nhiều món nên người miền Tây luôn thích ăn vịt hơn cả.
Để chế biến các món ăn từ vịt bởi người dân miền Tây có quá nhiều cách khác nhau, món nào cũng đều hấp dẫn và ngon miệng thèm ăn hoài. Đơn giản nhất là món vịt luộc chấm mắm gừng nồng cay. Bên cạnh đó, còn có vịt quay hay vịt nướng than được tẩm ướp vừa phải. Cầu kỳ hơn chút nữa sẽ có gỏi vịt và cà ri vịt. Nhưng có vẻ đối với người Sóc Trăng nói riêng chắc hẳn không có cách chế biến nào qua nổi bún vịt nấu tiêu, thậm chí có người muốn lạ hơn sẽ chấm bánh mì với nước dùng trong tô bún vịt.
Bún vịt nấu tiêu được coi là đặc sản Sóc Trăng do hương vị rất riêng, rất Sóc Trăng chỉ có bà con nơi đây mới có thể nêm nếm chuẩn bài nhất. Có thể cùng là một công thức, nhưng người dân gốc xứ Sóc Trăng nấu vẫn mang hương vị đặc biệt hơn so với những vùng khác.
Video đang HOT
Vịt cần được sơ chế sạch sẽ với , gừng, chanh và chà muối hột mới có thể loại bỏ tối đa mùi hôi lông tạo nên món ăn thơm ngon nhất. Các nguyên liệu khác bao gồm tiêu hột, nước hầm xương và cả nước dừa mới làm cho nồi nước lèo có được vị ngọt thanh tự nhiên đến mê mẩn.
Vịt sau khi sơ chế sẽ chặt ra vừa ăn, nêm gia vị tẩm ướp khoảng 30 phút cho thấm sau đó sẽ đem xào săn lại trên bếp lửa. Sau khi thịt vịt đã săn sẽ cho nước dừa và nước hầm ương vào nấu cho tới khi thịt vịt nhừ rục xương mới đúng bài. Bỏ tiêu hột vào hầm chung làm cho vị nồng nồng cay cay dậy lên hấp dẫn. Khi nồi vịt nấu tiêu đã xong, cho thêm ớt tươi đã bỏ hột vào nồi rồi đảo lại một lần để lan tỏa hết các loại gia vị một cách hài hòa.
Đặc sản nơi Sóc sờ bai Sóc Trăng. Ảnh minh họa: IT
Một tô bún vịt nấu tiêu thơm lừng cuốn hút bao thực khách. Tô bún đầy đủ gồm có bún, có thịt vịt, nước lèo kèm rau giá như bắp chuối bào hay rau muống chẻ giòn sần sật. Khi sắp đủ nguyên liệu vào tô, chỉ còn việc múc nước lèo chan lên sẽ có ngay tô bún hòa quện hương vị với cái nồng cay của tiêu nguyên hột, cái đậm đà của các loại gia vị, đặc biệt là vị ngọt thanh tự nhiên chính từ nước dừa tươi và nước hầm xương. Nếu muốn ăn chua hơn cay hơn cũng có thể thêm chanh và ớt để hợp khẩu vị. Bún vịt nấu tiêu không thể nào thiếu đi sự kết hợp của chén hành tím ngay đất Vĩnh Châu đã được xắt mỏng ngâm giấm chua.
Bưng tô bún nóng hổi, nỗi nhớ nhà không nguôi! Hãy ít nhất một lần thử món ăn đặc biệt này khi có dịp ghé về Sóc Trăng, vị giác bạn sẽ được chiều chuộng vô cùng.
Ngọt bùi bánh da lợn, trẻ em, người già đều ưa thích
Với hương vị vừa ngọt ngọt bùi bùi lại còn mềm, bánh da lợn là món bánh quê dân dã, thích hợp cho cả người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Bánh dai, gồm nhiều lớp mỏng như phần bì lợn nên gọi là bánh da lợn. Bánh da lợn giờ đây đã phổ biến ở những vùng miền khác ở nước ta, được dùng để làm món tráng miệng sau các bữa ăn chính hoặc món ăn nhẹ đãi khách.
Về tên gọi của món bánh này đã có không ít tranh luận, bởi không hiểu sao phương ngữ Tây Nam bộ gọi lợn là heo. Có khá nhiều thành ngữ dành có từ này như "ham ăn như heo", có loại bánh mang tên khá vui tai là bánh lỗ tai heo. Vậy mà không hiểu tại sao Tây Nam Bộ lại tồn tại một loại bánh - bánh da lợn, mà không gọi là bánh da heo.
Bánh da lợn luôn có mặt và gắn bó với đời sống văn hóa của người dân miền Tây sông nước. Ảnh minh họa: IT
Để làm bánh, người ta lấy gạo ngâm mềm tẻ nước rồi xay nhuyễn, cho đường vào xay chung, rồi với bột, bồng lại, dằn khô. Sau đó nhồi bột với nước lạnh cho đến một độ loãng vừa phải. Hết công đoạn xay bột thì đến nấu đậu xanh giả nhuyễn pha với bột để làm nhân bánh, nạo dừa vắt nước cốt, giã lá dứa. Từng công đoạn đều phải làm một cách hết sức có kinh nghiệm mới cho ra xửng bánh thơm ngon, đậm đà như ý.
Để có những lớp bánh màu khác nhau, người ta chia ra làm ba bốn phần bằng nhau. Phần để nguyên, bột có màu ngà vàng của đường; phần đâm lá dứa lấy nước hòa vào cho bột có màu xanh; phần hòa với nước trái gấc cho bột có màu đỏ...
Chuẩn bị xong hết nguyên liệu thì bắt xửng hấp lên bếp, thoa một lớp dầu ăn vào lòng xửng để bánh không bị dính, đổ từng lớp mỏng xen nhau giữa hai loại bột vào xửng hấp. Người làm bánh phải đợi từng lớp bột thật chín mới đổ tiếp lớp bột khác... Cứ thế làm tương tự cho đến khi hết bột thì thôi.
Với loại bánh này nên dùng chỉ, hoặc thanh tre cắt bánh thành những miếng hình thoi. Vì nếu dùng dao cắt, bánh sẽ bể, lớp này quện qua lớp kia, nhìn mất ngon.
Có lẽ với loại bánh da lợn này thì đứa trẻ nào cũng thích gỡ từng lớp bánh để ăn, nhấn nhá để cảm nhận hết cái ngọt và vị thơm đặc trưng của các loại thực vật tạo màu cho miếng bánh. Bánh da lợn, loại dân dã từ trẻ con đến người già, người ăn chay hay ăn mặn đều ưa thích. Có lẽ vì thế mà bánh da lợn luôn có mặt và gắn bó với đời sống văn hóa của người bình dân miền Tây sông nước.
Bánh hẹ Tân Châu: Đơn giản nhưng thơm ngon quên lối về Chỉ với những nguyên liệu đơn giản nhưng trải qua bàn tay khéo léo của người nấu, bánh hẹ Tân Châu đã trở thành món ăn đặc sản của vùng đất Thất Sơn với đủ hương vị thơm, ngon, béo, bùi... Có dịp về vùng đất Thất Sơn (An Giang), đừng quên thưởng thức món ngon bánh hẹ Tân Châu. Món bánh có...