Thực hư tác dụng của miếng dán thải độc lòng bàn chân
Dù được quảng cáo có tác dụng thần kỳ nhưng theo một số chuyên gia, miếng dán thải độc ở gan bàn chân không hề có công dụng như vậy. Ngược lại, nó còn có thể gây kích ứng, bỏng da.
Theo quảng cáo, sản phẩm miếng dán thải độc ở gan bàn chân có các công dụng thần kỳ như loại bỏ các chất độc trong cơ thể như kim loại nặng, các hóa chất và chất thải trong quá trình trao đổi của cơ thể.
Thử tra google về miếng dán thải độc, ta có thể thấy rất nhiều quảng cáo về các tác dụng thải độc thần kỳ của nó như: “Giải độc, tăng cường khả năng tuần hoàn máu; nâng cao quá trình trao đổi chất làm da sáng hồng khỏe đẹp, hoạt hóa các tế bào, kích thích khả năng bài tiết, loại bỏ những chất thừa ra khỏi cơ thể; hoạt hóa, nâng cao khả năng kháng thể, nâng cao hệ thống thần kinh, cải thiện sức khỏe từ sâu bên trong…”.
Sản phẩm miếng dán thải độc dán ở gan bàn chân được quảng cáo với các công dụng thần kỳ. Ảnh: Internet.
Không những thế, miếng dán này có cách sử dụng đơn giản: Chỉ cần bóc lớp giấy để lộ lớp dính, sau đó dán vào gan bàn chân trước khi đi ngủ. Trong suốt một đêm, miếng dán sẽ hoạt động để hút tất cả độc tố thông qua các huyệt ở gan bàn chân…
Theo quảng cáo, khi dán vào gan bàn chân, trong vòng 6 tiếng, các hạt trắng của miếng dán sẽ chuyển sang màu đen và có chất nhờn dính bám trên bề mặt… Điều đó chứng tỏ là miếng dán đã hút được độc tố trong cơ thể ra ngoài. Tin vào quảng cáo về tác dụng như trên, nên sản phẩm miếng dán thải độc hiện được nhiều người tin dùng với hy vọng có thể giúp “hút” độc tố từ cơ thể.
Xem trên bao bì sản phẩm, chúng ta sẽ thấy thành phần miếng dán được ghi là: giấm gỗ, dextrin, chitosan, tourmaline, bột ngọc trai, silica và axit glycolic.
Thực tế, silica là cát, tourmaline là bột ngọc trai; dextrin và chitosan chính là chất nhớt nhớt sền sệt khi lột ra do độ ẩm từ mồ hôi.
Riêng axit glycolic là loại axit mạnh có độ hòa tan cao thường xuất hiện trong các sản phẩm tẩy da chết với liều lượng nghiêm ngặt. Đây là một chất cực kỳ độc hại nếu quá liều lượng, là kẻ tử thù của da. Chính vì lẽ đó, một số bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp dùng dán miếng này bị lột luôn miếng da chân, nhẹ hơn thì bỏng, phồng rộp , dị ứng…hậu quả đau đớn vô cùng và rất khó khăn trong điều trị.
Các thành phần trong miếng dán thải độc không có tác dụng giải độc như quảng cáo. Ảnh: Internet.
Video đang HOT
PGS. TS Phạm Gia Điền, Viện Hoá học thuộc Viện Hàn lâm khoa học VN, cho biết đã có phân tích các thành phần trong miếng dán thải độc và các thành phần ấy không có tác dụng giải độc như quảng cáo.
Theo ông Điền, trên vỏ hộp và tờ hướng dẫn sử dụng của miếng dán thải độc có ghi thành phần và cách sử dụng nhưng không hề nói đến tác dụng của sản phẩm. Đặc biệt, một loại sản phẩm chức năng, có tác động đến sức khỏe lại không có chỉ định người dùng và tác dụng là không hợp lý.
Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cũng xác nhận, cho đến nay Cục chưa cấp phép lưu hành cho sản phẩm miếng dán giải độc nào. Do đó người tiêu dùng hãy thận trọng, chớ mù quáng tin vào khả năng chữa bệnh “thần kỳ” từ một miếng dán gan bàn chân.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, cơ thể chúng ta thông thường không cần thải độc bởi trong cơ thể đã tự có cơ quan thải độc quan trọng đó là gan (được ví như nhà máy hóa chất). Thận cũng là cơ quan thải độc vô cùng quan trọng, ngoài ra còn có phổi, da (tiết mồ hôi).
Chính vì vậy cơ thể có thể tự cơ thể đã đào thải chất độc (nếu biết ăn uống đúng cách, khoa học, hợp lý).
Thảo Nguyên
Theo kienthuc
Dùng gia vị nấu nướng nếu không biết cách làm đúng thì chưa chắc đã thu về được nhiều lợi ích sức khỏe
Một số loại gia vị quen thuộc như ớt, tiêu, gừng, tỏi... có thể giúp tăng thêm hương vị cho các món ăn mà bạn chế biến, nhưng nếu biết sơ chế đúng cách thì còn giúp cơ thể nhận về vô vàn lợi ích tuyệt vời.
Trong quá trình nấu nướng, ngoài những loại gia vị như mì chính, hạt nêm thì chúng ta còn sử dụng thêm các thành phần gia vị như tỏi, hành, gừng, hạt tiêu... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng những thành phần gia vị này đúng cách nên vô tình làm giảm bớt giá trị dinh dưỡng mà cơ thể có thể nhận lại được.
Gừng
Trong củ gừng tươi có chứa chất Gingerol giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và kích thích dạ dày tiết dịch vị, cải thiện chức năng tiêu hóa đường ruột để cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Bên cạnh đó, gừng còn có hiệu quả giúp bảo vệ tỳ vị, tăng cảm giác thèm ăn.
*Cách sử dụng gừng:
Do gừng là loại thực vật gia vị có công hiệu kháng oxy hóa nên trong quá trình nấu nướng, nếu thêm một ít gừng tươi vào sẽ làm giảm tình trạng thất thoát hàm lượng vitamin C trong rau cải, từ đó giúp cơ thể nhận được nhiều dưỡng chất tuyệt vời hơn trong các món ăn hàng ngày.
Tỏi
Tỏi vốn chứa nhiều allicin với tác dụng thúc đẩy sự hấp thu vitamin B1 trong dạ dày và đường ruột, từ đó giúp giảm mỡ máu, diệt khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư hiệu quả.
*Cách sử dụng tỏi:
Nghiền nhuyễn những tép tỏi tươi và để sau 15 phút rồi mới cho vào chế biến sẽ giúp tỏi phát huy tối đa lợi ích từ allicin.
Hạt tiêu
Hạt tiêu có đặc trưng là vị cay nồng nên sẽ làm tăng hương vị cho món ăn, đồng thời chữa giải cảm do nhiễm lạnh và bảo vệ sức khỏe dạ dày. Bên cạnh đó, loại thực vật gia vị này cũng thường dùng để khử mùi tanh của thức ăn.
*Cách sử dụng hạt tiêu:
Khi sử dụng hạt tiêu, bạn không nên cho vào khi nhiệt độ đang ở mức quá cao, bởi nó sẽ tạo nên vị đắng cho các món ăn. Với các món nhiều thịt, bạn nên cho nhiều hạt tiêu vào hơn để đạt hiệu quả làm ấm cơ thể sau khi ăn.
Ớt
Ớt không chỉ là loại thực vật gia vị quen thuộc mà còn chứa nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng vitamin C dồi dào, ớt sẽ giúp giải cảm, sáng mắt, ngăn ngừa ung thư và nhiều bệnh mãn tính khác. Ngoài ra, ớt còn giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, tăng hoạt tính tế bào não, làm chậm lại quá trình lão hóa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
*Cách sử dụng ớt:
Khi ớt kết hợp với tỏi sẽ làm sản sinh thêm nhiều vitamin E cho cơ thể, từ đó cũng giúp cải thiện chức năng tim mạch, giảm bớt mỡ máu và tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý không nên kết hợp ớt với cà rốt. Do trong cà rốt có chứa nhiều carotene và còn có enzyme phân giải vitamin C nên sử dụng hai loại nguyên liệu này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng từ ớt, thậm chí còn làm xảy ra phản ứng sinh hóa không tốt cho cơ thể.
Hành
Trong hành có chứa hợp chất sunfua hữu cơ với công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa ung thư và thanh trừ các gốc tự do dư thừa. Bên cạnh đó, hành còn giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu cục bộ, cải thiện chức năng hệ thần kinh và phòng ngừa các bệnh tim mạch, huyết quản, cải thiện trí nhớ.
*Cách sử dụng hành:
Bạn nên ăn hành ở trạng thái tươi sống hoặc nếu cắt khúc xong thì nên thả vào nồi nấu và bắc ra ăn ngay chứ không nên để lâu. Với những người bị dị ứng hải sản thì có thể sử dụng hành trong khi nấu để cải thiện sức khỏe.
Source (Nguồn): Familydoctor
Theo helino
Không chỉ là 'thần dược phòng the', hàu còn tốt cho tim, ngừa loãng xương Không chỉ có tác dụng tuyệt vời trong chuyện 'phòng the', những món ăn từ hàu còn chứa vô vàn chất dinh dưỡng cực tốt cho cơ thể. Ảnh minh họa: Internet Thịt hàu chứa nhiều khoáng tố, các vitamin và hợp chất hữu cơ như: kẽm, protein, sắt, đồng, selenium, vitamin D, vitamin B1, B2, B3, B12, vitamin C, phốt pho, kali,...