Thực hư giá tôm hùm Mỹ rẻ hơn hàng Việt
Nguồn cung tôm hùm Mỹ dư thừa vì thương chiến với Trung Quốc, nhờ đó giá nhập về Việt Nam rẻ hơn, chỉ bằng một nửa hàng trong nước.
Trên thị trường, tôm hùm Việt đang có giá khoảng 1,2-1,4 triệu đồng cho loại 400-500 gram một con. Loại từ 0,9 kg đến 1 kg có giá gần 2 triệu đồng.
Anh Hòa, một chủ vựa hải sản ở Trần Phú (Nha Trang) cho biết: “ Giá tôm hùm Việt Nam có hạ nhiệt nhưng mức giảm chỉ khoảng 5%. So với nhiều loại hải sản nhập khác, giá vẫn còn cao”.
Gần đây, khá nhiều đầu mối chào hàng loại tôm hùm Alaska Mỹ có trọng lượng 400-500 gram giá chỉ 500.000-700.000 đồng một kg. Riêng với loại trên một kg, giá cũng chỉ khoảng 800.000 đồng. Giá rẻ hơn tôm hùm Việt nên anh Hoà đang có ý định nhập khoảng vài tạ bán cho khách du lịch.
“Tôi thấy mùi vị của tôm hùm Mỹ và Việt Nam không khác nhau nhiều. Trong khi đó, trước đây giá loại này khá cao. Nhiều đầu mối nói do hàng bên Mỹ vào mùa nên mới có giá rẻ”, anh Hoàng nói.
Tôm hùm Mỹ đang được bán với giá rẻ.
Là đơn vị chuyên cung ứng hải sản nhập khẩu với số lượng lớn, vựa hải sản ở quận 7 (TP HCM) hơn một tháng nay cũng nhập về hàng tấn tôm hùm Mỹ. Chủ vựa này cho biết giá giảm 20% so với trước đó. Hiện, tôm hùm bán tươi sống và đông lạnh khoảng 340.000 đồng một con (500 gr), một triệu đồng một con (loại 1-4 kg). Với mức giá này, tôm hùm nhập khẩu tươi tại Mỹ về Việt Nam đang rẻ hơn một số loại tôm hùm trong nước.
Cũng nhìn nhận tôm hùm Mỹ đang có giá cạnh tranh, chủ cửa hàng hải sản trên đường Nguyễn Sỹ Sách (Tân Bình) tính toán mỗi con tôm hùm loại nhỏ của Mỹ rẻ hơn hàng Việt 200.000 đồng, dù đã tính chi phí vận chuyển. “Cũng nhờ giá rẻ nên lượng tiêu thụ có thể vài nghìn con một tháng trong trong khi hàng Việt bán rất chậm chỉ ở mức vài trăm con”, chủ cửa hàng này nói.
Video đang HOT
Theo các đầu mối nhập tôm Mỹ, một phần nguyên nhân khiến tôm hùm Mỹ vào Việt Nam rẻ là Mỹ đang đúng mùa đánh bắt. Trong khi đó, nguồn cung năm nay dồi dào mà thị trường tiêu thụ không kịp nên giá giảm mạnh. “Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, giá tôm hùm Mỹ đang giảm thêm 15%. Do đó, chúng tôi đang tăng cường nhập thêm hàng”, ông Thành, một thương nhân nhập khẩu tôm Mỹ về Việt Nam nói.
Vị này cũng cho rằng, ngoài nguồn cung lớn, tôm vào mùa thì tác động của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung cũng khiến giá tôm nước này lao dốc.
Theo dữ liệu từ Trung tâm Thương mại quốc tế Maine (Mỹ), để đáp trả thuế quan với hàng hóa Trung Quốc của chính quyền Trump, Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng mức thuế 25% đối với hàng hóa của Mỹ, bao gồm tôm hùm. Song song đó, nước này bắt đầu chuyển dịch tìm nguồn cung giáp xác từ Canada thay Mỹ. Do đó, ngành công nghiệp tôm hùm Mỹ, theo Maine, đã chứng kiến tình trạng 84% kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc bị xóa sổ. Mất mát đã được ước tính cho đến nay là 138 triệu USD.
Mỹ đang tìm nhu cầu trên thế giới để mở rộng xuất khẩu mặt hàng này, trong đó, Việt Nam đang là thị trường tiềm năng bên cạnh Nhật Bản và Pháp.
Tại Mỹ, giá tôm hùm ở Maine cũng đang giảm mạnh, nhiều website bán hải sản sống ở đây cũng giảm giá để kích cầu. Một số nơi bán loại kích cỡ lớn 4-7 kg chỉ ở mức 1 triệu đồng một kg.
Tôm hùm là một loài giáp xác sống ở đại dương. Hiện tại, Maine là bang sản xuất tôm hùm lớn nhất nước Mỹ. Tôm hùm thường được đánh bắt bằng cách đặt bẫy hoặc lưới. Năm 2018, theo Bộ Tài nguyên Hàng hải Maine, giá trị đánh bắt tôm hùm đạt hơn 484,5 triệu USD và tổng giá trị cho tất cả hải sản Maine là hơn 637,1 triệu USD.
Theo Vnexpress
Rộng cửa đón hàng Việt chất lượng tốt
Ông Diệp Dũng, Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op), cho biết như trên và khẳng định các kênh phân phối của Saigon Co.op đủ sức đáp ứng cùng lúc nhiều doanh nghiệp mới tham gia
Phóng viên: Một số nhà cung cấp hàng may mặc cho biết có nhà bán lẻ Việt sẵn sàng nhận phân phối sản phẩm của họ ngay sau khi Big C tạm dừng nhập hàng từ ngày 3-7. Nhà bán lẻ đó có phải là Saigon Co.op không, thưa ông?
- Ông DIỆP DŨNG: Quả thật là có một số nhà cung cấp hàng may mặc của Big C đồng thời là nhà cung cấp của chúng tôi ngỏ lời muốn Saigon Co.op nhận phân phối thêm sản phẩm của họ. Saigon Co.op là hệ thống siêu thị thuần Việt nên nguyên tắc bất di bất dịch là luôn mở rộng cửa với hàng hóa sản xuất trong nước, đặc biệt là hàng Việt Nam chất lượng tốt. Vì vậy, không phân biệt đó là nhà cung cấp của bất kỳ hệ thống bán lẻ nào, nếu đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, giá cả và thị hiếu của khách hàng thì Saigon Co.op sẵn sàng tiếp nhận phân phối.
Cần nói rõ là mỗi nhà phân phối có phân khúc khách hàng khác nhau nên một trong những tiêu chí để tiếp nhận hàng hóa vào phân phối là hàng hóa đó phải phù hợp, đáp ứng được yêu cầu, thị hiếu của phân khúc khách hàng trong hệ thống. Cụ thể với Saigon Co.op là khách hàng của Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile, Cheers... Tất cả các nhà cung cấp muốn chào hàng vào Saigon Co.op có thể liên hệ với phòng giao dịch nhà cung cấp của chúng tôi để được hướng dẫn và xem xét khả năng hợp tác.
Với việc mở rộng tiếp nhận phân phối này, liệu Saigon Co.op có đủ chỗ cho cùng lúc nhiều doanh nghiệp (DN) mới tham gia?
Các hệ thống bán lẻ thuộc Saigon Co.op luôn mở rộng cửa cho hàng Việt Nam chất lượng tốt
- Saigon Co.op đang kinh doanh khoảng 350.000 mã hàng, trung bình mỗi tháng có khoảng 1.700 mặt hàng mới vào siêu thị. Số DN sản xuất, cung ứng muốn tham gia vào hệ thống phân phối hiện đại, cụ thể là vào hệ thống Saigon Co.op ngày càng tăng.
Để đa dạng hóa sản phẩm, tăng thêm lựa chọn cho khách hàng, hỗ trợ tiêu thụ hàng Việt hiệu quả hơn đồng thời gia tăng sức cạnh tranh, chúng tôi đang tích cực mở rộng điểm bán, đa dạng hóa mô hình kinh doanh. Song song đó là tìm, bổ sung thêm nhiều hàng hóa sản phẩm mới.
Mới đây, Saigon Co.op đạt được thỏa thuận tiếp nhận lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của Auchan Việt Nam sau khi tập đoàn bán lẻ của Pháp rút khỏi Việt Nam, bao gồm 12 cửa hàng đã đóng cửa và 3 cửa hàng đang hoạt động. Theo cam kết, 3 cửa hàng đang hoạt động của Auchan sẽ được tiếp tục mở cửa phục vụ khách hàng dưới thương hiệu Auchan đến hết tháng 2-2020. 12 cửa hàng còn lại sẽ lần lượt được sửa chữa, cải tạo lại theo thiết kế, nhận diện của Co.opmart, Co.opXtra để sớm đưa vào hoạt động dưới các thương hiệu này. Chủ trương của Saigon Co.op là tiếp nhận lại khách hàng, nhà cung cấp... của Auchan nhưng sẽ có thêm cơ hội mới cho các nhà sản xuất muốn tham gia cung ứng.
Ngoài ra, Saigon Co.op phát triển thêm khoảng 300 điểm bán mới trong năm nay, nâng tổng số điểm bán trên cả nước lên 1.000 điểm. Chúng tôi cũng cần tìm thêm nhà cung cấp cho những điểm bán sắp ra đời.
Trong bối cảnh cạnh tranh bán lẻ nhiều biến động như hiện nay, Saigon Co.op định hình chiến lược phát triển thế nào?
- Auchan rời Việt Nam, một số nhà bán lẻ khác gặp khó khăn nhất định cho thấy thị trường bán lẻ Việt Nam đang cạnh tranh rất khốc liệt. Trong bối cảnh như vậy, Saigon Co.op tự thân phát triển và đủ sức tiếp nhận Auchan, điều này đồng nghĩa chúng tôi tự tin vào năng lực và định hướng đúng đắn.
Saigon Co.op đang từng bước giành lại thị phần bán lẻ, củng cố niềm tin cùng sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước. Xét về doanh số bán hàng, chúng tôi đang dẫn đầu cả nước về doanh số từ siêu thị tổng hợp, cao hơn gấp đôi so với doanh số của đơn vị đang xếp thứ 2. Điều đó cho thấy người tiêu dùng đang ủng hộ bán lẻ Việt, hàng Việt Nam nhưng phải là hàng Việt Nam chất lượng tốt.
Trong năm nay, Saigon Co.op tập trung vào 3 lĩnh vực chính: phát triển mạng lưới, hàng hóa và logistics; xây dựng lộ trình chuyển đổi phù hợp với định hướng mở rộng hệ thống bán lẻ chủ lực gồm Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smiles, Cheers...; trung tâm thương mại và phân khúc cao.
Để hiện thực hóa mục tiêu này đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính lớn. Saigon Co.op có phương án nào cho vấn đề này?
- Đây cũng là trăn trở lớn nhất của chúng tôi bởi với mô hình HTX, Saigon Co.op gặp rất nhiều hạn chế trong việc huy động nguồn lực tài chính cho công tác phát triển mạng lưới, logistics, đầu tư cho công nghệ thông tin, nâng cao thu nhập người lao động... Về trung và dài hạn, nếu bài toán tài chính không được giải, Saigon Co.op sẽ khó cạnh tranh với các nhà bán lẻ ngoại có nguồn tài chính dồi dào và lợi thế huy động được nguồn tài chính xã hội với chi phí thấp.
Saigon Co.op đang nỗ lực tìm giải pháp để khắc phục hạn chế này. Bên cạnh đó, từng bước nâng cấp cơ sở dữ liệu, nền tảng công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản trị, kinh doanh; sử dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhằm nâng cao hiệu quả của mảng kinh doanh nền tảng là offline. Song song đó, thử nghiệm một số mô hình online để phù hợp với xu hướng phát triển chung.
Theo người lao động
Những mặt hàng Việt có lợi nhất khi EU miễn thuế Hội đồng châu Âu (EC) đã thông qua quyết định ký Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam vào ngày 30-6-2019, tại Hà Nội. Theo đó, có hơn 10 ngành hàng Việt sau sẽ được lợi nhiều nhất khi hiệp định có hiệu lực. Theo Pháp...