Thực hư chuyện Panasonic chi tiền tỉ cứu Olympus
Olympus đang gượng dậy sau bê bối tài chính được cho là gây chấn động kinh tế Nhật Bản – Ảnh: Reuters
Chủ tịch tập đoàn điện tử Nhật Bản Panasonic Fumio Ohtsubo khẳng định không có ý định đầu tư vào Olympus.
Cụ thể, hãng tin Kyodo (Nhật Bản) hôm thứ tư (ngày 6.6) tường thuật rằng tập đoàn Panasonic đang thu xếp những thỏa thuận cuối cùng để cung cấp khoản đầu tư lên đến 50 tỉ yên (khoảng 635 triệu USD) cho người đồng hương Olympus vốn chật vật gượng dậy sau vụ bê bối che giấu khoản lỗ 1,7 tỉ USD bị phanh phui hồi tháng 10 năm ngoái.
Với khoản đầu tư này, Panasonic sẽ trở thành cổ đông lớn nhất tại Olympus, Reuters dẫn lại bản tin trên Kyodo.
Hồi tuần trước, truyền thông tại Nhật Bản cũng râm ran thông tin Olympus đã lên kế hoạch sa thải 2.500 nhân viên và bán bớt cổ phần cho Sony hoặc Panasonic nhằm vực dậy sức mạnh tài chính, theo Reuters.
Tuy nhiên, chỉ một ngày sau đó (hôm 7.6), ông Fumio Ohtsubo – Chủ tịch Panasonic – nói với Reuters rằng tập đoàn này không có kế hoạch đầu tư vào Olympus.
Video đang HOT
“Tôi không biết nơi xuất phát của thông tin nói trên, dĩ nhiên không phải từ chúng tôi”, ông Ohtsubo phát biểu bên lề một buổi họp của Hiệp hội các hãng sản xuất điện tử Nhật Bản.
Được biết, tập đoàn 92 năm tuổi Olympus bắt đầu gặp rắc rối từ cuối năm 2011 (chính xác là từ tháng 10.2011) khi cựu Giám đốc điều hành tại tập đoàn này là ông Michael Woodford quyết tâm đưa ra ánh sáng sai phạm trong hàng loạt thương vụ đầu tư có nhiều biểu hiện nghi vấn về tài chính mà ban lãnh đạo tập đoàn Olympus đã thực hiện trong nhiều năm trước.
Sau đó, nhà chức trách Nhật lẫn Mỹ đã nhanh chóng vào cuộc và cuối cùng đưa ra kết luận là Olympus đã cố tình thực hiện hàng loạt vụ mua bán, sáp nhập có trị giá hàng tỉ USD đối với những hãng chẳng có tên tuổi gì nhằm che giấu những khoản thua lỗ từ những năm 1990.
Trong một buổi họp báo diễn ra vào ngày 8.11.2011, Chủ tịch Olympus Shuichi Takayama đã cúi đầu xin lỗi và xác nhận việc các quan chức tập đoàn đã cố tình che giấu các khoản lỗ do đầu tư chứng khoán trong suốt 20 năm qua.
Khi đó, ông Takayama đã quy trách nhiệm cho cựu chủ tịch vừa từ chức hôm 26.10 là ông Tsuyoshi Kikukawa cùng với cựu Phó chủ tịch Hisashi Mori và kiểm toán viên Hideo Yamada.
Cũng trong ngày 8.11.2011, hãng Olympus đã đâm đơn kiện hàng loạt cựu quản lý cũng các quản lý đương nhiệm tại chính tập đoàn này để đòi khoản bồi thường 47 triệu USD.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, xuất hiện nhiều thông tin cho rằng, ông Shuichi Takayama cũng có dính líu đến vụ bê bối tài chính tày trời tại Olympus và nhiều khả năng sẽ bị buộc từ chức trong vài tháng tới.
Đến tháng 2.2012, cả ba ông Tsuyoshi Kikukawa, Hisashi Mori và Hideo Yamada đã bị cơ quan công tố Nhật Bản bắt giữ với cáo buộc cố tình làm sai lệch kết quả thu chi để giấu các khoản lỗ. Hàng loạt giám đốc điều hành tại Olympus cũng bị điều tra vì được xác định là có liên quan đến vụ việc kể trên.
Hôm 27.2.2012, toàn bộ hội đồng quản trị tại Olympus đã đồng loạt từ chức.
An Huy
Theo Thanhnien.com.vn
Toàn bộ hội đồng quản trị của Olympus từ chức
Hội đồng quản trị mới sẽ có 11 thành viên trong đó Chủ tịch hội đồng quản trị là ông Hiroyuki Sasa và Giám đốc điều hành là ông Yasuyuki Kimoto.
Olympus thay đổi toàn bộ hội đồng quản trị.
Sau những bê bối tài chính lớn khiến Olympus suy giảm nghiêm trọng uy tín cũng như giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, toàn bộ hội đồng quản trị của hãng này đã đồng loạt xin từ chức hôm 27/2 vừa qua.
Ông Hiroyuki Sasa, 56 tuổi, với nhiều kinh nghiệm trong mảng kinh doanh chính của công ty là thiết bị y tế sẽ trở thành chủ tịch hội đồng quản trị mới. Trong khi đó, ông Yasuyuki Kimoto, 63 tuổi, Cựu giám đốc điều hành của Sumitomo Mitsui Banking (ngân hàng chính của Olympus) sẽ trở thành Giám đốc điều hành mới. Tuy nhiên, các chức danh này sẽ chỉ được chính thức xác nhận trong cuộc họp cổ đông tới.
Ông Hiroyuki Sasa hứa sẽ giữ lại niềm tin của công chúng đối với công ty trong thời gian tới bằng việc thực hiện các cải cách chống tái phát các sai lầm sổ sách kế toán của công ty liên quan đến cổ phiếu. Ông cũng cho biết sẽ có 11 thành viên hội đồng quan trị mới với 6 thành viên ở bên ngoài công ty.
Olympus, công ty có trụ sở tại Tokyo ban đầu luôn từ chối các việc làm sai trái của mình nhưng sau đó đã thừa nhận giấu khoản lỗ lên đến 117,7 tỷ Yên (tương đương 1,5 tỷ USD) do tổn thất bởi đầu tư sai từ những năm 1990. Hồi đầu tháng này, ba cựu giám đốc điều hành của Olympus bao gồm cả chủ tịch hội đồng quản trị của công ty đã bị bắt giữ vì nghi ngờ dàn dựng hành vi che đậy.
Olympus hiện cũng đa tiến hành một cuộc điều tra nội bộ, xây dựng một ủy ban kiểm tra độc lập và bước đầu tìm thấy một số giám đốc điều hành tham gia vụ bê bối này. Ông Michael Woodford, một cựu CEO của Olympus từng bị sa thải vào tháng 10 năm ngoái sau khi nghi ngờ những hành động bất chính của hội đồng quản trị công ty.
Theo Số Hóa
Người sáng lập kiêm CEO của Sigma qua đời Ông Michihiro Yamaki qua đời ở tuổi 78 khi vẫn đang giữ chức Giám đốc điều hành sau hơn 50 năm sáng lập công ty. Ông Michihiro Yamaki. Thông cáo báo chí mới nhất của Sigma cho hay Giám đốc điều hành đương nhiệm của hãng, ông Michihiro Yamaki, đã không thể chống lại căn bệnh ung thu gan và qua đời ở...