Thực hư chuyện mồ hôi thấm ngược, gây viêm phổi?
Bạn đọc Nguyễn Thị Lệ (lethy…@gmail.com) hỏi: “Con trai tôi 11 tháng tuổi, cháu hay nghịch ngợm, đổ mồ hôi ướt áo. Tôi nghe nói trẻ em có khả năng bị viêm phổi nếu áo dày quá hay chưa kịp thay, mồ hôi thấm ngược vào cơ thể, không biết có đúng không, làm sao để phòng ngừa?”.
Ảnh minh họa
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời: Các cháu bé thường xuyên đổ mồ hôi ướt áo đúng là dễ bệnh nhưng không phải do mồ hôi “thấm ngược” như nhiều người tưởng. Vấn đề nằm ở chỗ nếu bé đổ mồ hôi nhiều, đồng nghĩa với việc bé bị mất nước. Mất nước thì đường hô hấp sẽ bị khô, khả năng bài tiết đàm, nhớt để tống bớt các mầm bệnh xâm nhập giảm đi, bé dễ bị bệnh hơn, bao gồm các bệnh viêm hô hấp trên nhẹ lẫn bệnh nặng như viêm phổi.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc cơ thể đang ướt còn có thể khiến bé dễ nhiễm lạnh nếu ngồi trước luồng gió quạt máy hay ở trong phòng máy lạnh để nhiệt độ quá thấp hoặc đang đổ mồ hôi mà vội đi tắm.
Vì vậy, cách giải quyết là nên cho bé ăn mặc thông thoáng trong mùa hè, như mặc các loại áo cotton, sử dụng quạt và máy lạnh vừa phải. Trẻ em không chịu lạnh được như người lớn nhưng không có nghĩa lúc nào cũng mặc quá nhiều quần áo, quá dày. Nếu trẻ đổ mồ hôi nhiều thì nên thay áo cho trẻ và chờ khô mồ hôi mới cho trẻ đi tắm.
Nắng nóng như 'chảo lửa', Bộ Y tế khuyến cáo
Nắng nóng có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với người tiếp xúc lâu ngoài trời.
Nền nhiệt cao đang được ghi nhận trên khắp cả nước. Đặc biệt, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang trong đợt cao điểm nắng nóng với nhiệt độ phổ biến 37-40 độ C, có nơi trên 40 độ C. Đợt nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ còn có khả năng kéo dài đến đầu tháng 7.
Trước tình hình trên, Bộ Y tế ban hành khuyến cáo phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe trong điều kiện nắng nóng kéo dài năm 2020.
Theo đó, thời tiết nắng, nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Thời tiết này cũng làm cho thức ăn, thực phẩm bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn. Đây là nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, chống nóng bằng biện pháp bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi...
Hà Nội bước vào ngày nắng nóng gay gắt nhất kể từ đầu tháng 6. Nhiệt độ đo được trên mặt đường vào buổi trưa lên đến 55 độ C. Ảnh: Việt Linh.
Để chủ động phòng bệnh mùa nắng nóng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp như hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, bạn phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang,...
Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha oresol... Tuy nhiên, người dân không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.
Bên cạnh đó, người dân không nên để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp, gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.
Bộ Y tế cũng yêu cầu người dân thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối,...
2 ngày nín thở lấy mảnh gương vỡ khỏi bụng bé trai 10 tháng tuổi Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM) vừa cứu sống một bé trai 10 tháng tuổi nuốt mảnh gương vỡ khá to dẫn đến ói ra máu liên tục. Ngày 20-6, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đã chia sẻ về ca bệnh đáng chú ý vừa mới được xuất viện....