Thực hư chuyện học sinh chỉ ăn cơm trắng với thịt chuột ở Quảng Nam?
Chính quyền huyện Nam Giang ( Quảng Nam) đã giao cho Phòng GD-ĐT xác minh, kiểm tra thông tin, hình ảnh vụ học sinh trên địa bàn chỉ ăn cơm trắng với thịt chuột gây xôn xao mạng xã hội.
Ngày 12/9, ông A Viết Sơn – Chủ tịch UBND huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) cho biết vừa chỉ đạo Phòng GD-ĐT phối hợp với các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, kiểm tra thông tin, hình ảnh, nội dung chia sẻ trên mạng xã hội nói rằng học sinh trên địa bàn huyện chỉ ăn cơm trắng với thịt chuột.
Ở góc độ khác, lãnh đạo UBND huyện Nam Giang cho rằng nội dung bài viết là hoàn toàn không đúng. Lâu nay, món thịt chuột là món ăn phổ biến của đồng bào vùng cao trong các dịp lễ, tết.
“Việc bức ảnh này được chụp khi nào và ở trường nào thì nội dung bài viết không nhắc tới. Do vậy, chúng tôi gặp khó khăn trong việc xác minh”, vị lãnh đạo huyện Nam Giang nói.
Bên cạnh đó, vị này khẳng định tất cả học sinh thuộc diện bán trú trên địa bàn huyện đều được hỗ trợ tiền ăn trưa, mỗi bữa ăn đều có đầy đủ rau, cá, thịt.
Hình ảnh bữa cơm với thịt chuột cùng bài viết lan truyền trên mạng xã hội.
Trước đó, mạng xã hội xôn xao bàn tán trước hình ảnh hộp cơm thịt chuột được cho là của các em học sinh vùng cao tại huyện Nam Giang.
Nội dung bài biết trên mạng xã hội như sau: “Không phải một bữa cơm đầy đủ thịt cá, không phải hộp cơm đẹp đẽ được mẹ chuẩn bị cẩn thận mỗi buổi sớm trước khi đến lớp. Dưới đây là hình ảnh hộp cơm của một em học sinh vùng cao tại Nam Giang, Quảng Nam khiến nhiều người phải xót xa, không khỏi chạnh lòng.
Mới đây, tài khoản của một cô giáo đã chia sẻ khoảnh khắc bé học sinh với bữa trưa đạm bạc, đầy thương xót. Hình ảnh ghi lại hộp cơm chỉ vỏn vẹn cơm trắng và món “chuột” chế biến sơ sài được em tranh thủ ăn vội lúc ở trường đã khiến nhiều người nhói lòng.
“Thực đơn” không hề có rau xanh, không có thịt cá mà chỉ là một hộp cơm nguội lạnh thế mà các em vẫn ăn một cách ngon miệng, nhìn vào những hình ảnh này thật khó ai có thể kiềm lòng. Đặc biệt, các em hầu hết đều là những học sinh lớp 1 lớp 2, thậm chí là mầm non.
Mặc dù, đó chỉ là một bữa cơm không đủ dinh dưỡng nhưng đối với các em đó là một bữa ăn thịnh soạn, một bữa ăn khiến lũ trẻ hạnh phúc. Cảm xúc thật khó tả khi nhìn khuôn mặt ngây thơ, non nớt, lấm lem, xúc vội miếng cơm ấy.
Video đang HOT
Thực sự, các em học sinh ở những vùng sâu vùng xa, vùng miền núi khó khăn phải chịu rất nhiều thiệt thòi, bữa cơm đầy đủ thức ăn thịt rau cá củ quả hay một bữa ăn no thật sự là điều không dễ dàng. Nhìn cảnh các em ăn uống vui vẻ thật khiến nhiều người rơi nước mắt.
Hi vọng sau khi hình ảnh được đăng tải sẽ có nhiều nhà hảo tâm và mạnh thường quân liên hệ và giúp đỡ các em một phần nào. Đó chính là niềm hạnh phúc nhỏ nhoi cho các em trong những ngày tựu trường”.
Dưới bài viết này, ngoài những bình luận bày tỏ sự thương xót cho hoàn cảnh các em học sinh miền núi thì nhiều cư dân mạng cũng “thanh minh”:
“Đó là bữa ăn thường ngày từ thời tổ tiên của chúng tôi quý vị ơi, quan trọng đồ ăn sạch là tăng tuổi thọ. Đừng thấy gà không đầu, cá nục từ biển không biết ủ bao nhiêu ngày, đồ ăn tăng trưởng nhanh là tốt đâu, bữa ăn ngon miệng không phải người nhìn quyết định mà là chính người trực tiếp ăn là người đánh giá đúng chất lượng bữa ăn đó”.
“Chắc giáo viên là người thành phố, chứ ở Nam Giang món này ngon và bổ hơn gấp 10 lần cá, thịt. Giá của 1 con chuột này là 100k rồi”.
“Chuột rừng là đặc sản. Nhưng mà nấu kiểu này nhìn thấy không ăn nổi…”.
Học sinh bán trú tự bỏ về vì nhớ nhà, thầy cô ở Bắc Trà My vất vả đi vận động
Đầu năm học ở trường vùng cao, có nơi phụ huynh khai dối năm sinh để không cho con ra lớp; học sinh ở bán trú hết thứ 5 lại tự ý bỏ về vì nhớ nhà...
Sinh sống ở miền núi, biên giới hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số nên nhận thức về vị trí, vai trò của giáo dục đào tạo có phần còn hạn chế. Nhiều gia đình không cho con đến trường khiến đội ngũ giáo viên phải nỗ lực đi từng bản, đến từng nhà để rà soát dân số, thuyết phục phụ huynh cho con đến tuổi ra lớp.
Duy trì sĩ số lớp còn phụ thuộc nhiều vào vai trò của giáo viên
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Thanh Tú, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) cho biết, thực hiện theo Quyết định số 2428/QĐ-UBND ngày 4/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt Đề án sắp xếp lại trường, điểm trường, lớp học gắn với việc bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam đến năm học 2024- 2025, kết quả thu được:
Năm học 2020-2021, huyện đã sáp nhập 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở thành trường liên cấp, giảm 15 điểm trường, giảm 33 lớp, giảm 5 cán bộ quản lý.
Hiện, toàn huyện có 42 điểm trường chính (15 mầm non, 11 tiểu học, 10 trung học cơ sở, 6 liên cấp tiểu học và trung học cơ sở) và 90 điểm trường lẻ (57 mầm non, 30 tiểu học và 3 liên cấp tiểu học và trung học cơ sở).
Các điểm trường chính dạy học sinh theo từng cấp cụ thể của từng trường. Điểm lẻ dạy học sinh lớp mầm non, mẫu giáo và lớp 1, 2, 3. Cá biệt, ở một vài trường, do cơ sở vật chất, phòng nghỉ bán trú ở trường chính chưa đủ để đưa số học sinh lớp 4, 5 về học nên một số điểm trường lẻ vẫn duy trì dạy lớp mầm non, mẫu giáo và từ lớp 1 đến lớp 5.
"Huyện tiếp tục tham mưu xóa các điểm trường lẻ ở thôn đối với cấp tiểu học, sáp nhập trường tiểu học với trung học cơ sở khi số lớp học dưới 10.
Các điểm lẻ không thể xóa bỏ sẽ tiếp tục duy trì mở lớp, sửa chữa cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, tuyên truyền vận động nhân dân, phụ huynh đưa con đến lớp thường xuyên, đảm bảo chất lượng công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Tới đây, huyện kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương tuyển giáo viên, hợp đồng nhân viên chuyên môn tại các đơn vị trường học còn thiếu - chủ yếu là nhân viên y tế nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe học sinh khi ốm đau bất thường", Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My kiến nghị.
Cũng theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My, phòng mong sớm được phân bổ kinh phí, mở rộng quỹ đất các điểm trường học đảm bảo cho việc chỉnh trang khuôn viên, xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, xây dựng trường chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đáp ứng quy định tại Luật Giáo dục năm 2019 và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Một thực tế là, việc ổn định và duy trì sĩ số lớp còn phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ giáo viên.
Đặc biệt, để thực hiện hiệu quả đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, giáo viên không quản đường xa, vận động từng nhà "mang" trẻ đến lớp.
Cô Trịnh Thị Liễu, Hiệu trưởng Trường Mầm non Trà Giác (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) chia sẻ: "Vào đầu năm học mới, để ổn định sĩ số tại 6 điểm trường lẻ, nhà trường quán triệt, khích lệ giáo viên tăng cường vận động học sinh ra lớp nhằm góp phần thực hiện hiệu quả công tác phổ cập giáo dục mầm non, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Một minh chứng rất rõ, năm học trước, nhờ làm tốt công tác vận động, kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 100%".
Ngoài giờ lên lớp, giáo viên phải đến từng nhà để thuyết phục phụ huynh cho con đến trường. Song, do phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức tầm quan trọng của lĩnh vực giáo dục còn hạn chế nên có trường hợp học sinh đến tuổi ra lớp nhưng khi được hỏi thì phụ huynh khai dối năm sinh của con để không cho con đến trường.
"Trường xác định phải thường xuyên vận động phụ huynh cho con đi học. Việc duy trì, tăng sĩ số lớp phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của đội ngũ giáo viên. Đối với nhà trường, các cô giáo ở điểm trường lẻ là những "chuyên gia cắm bản" không thể thiếu.
Đồng cảm và sẻ chia với những vất vả trên hành trình "gieo chữ" cho học trò, lãnh đạo nhà trường thường xuyên đến điểm lẻ, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, động viên các cô, chủ yếu về mặt tinh thần", Hiệu trưởng Trường Mầm non Trà Giác khẳng định vai trò của giáo viên trường lẻ.
Trường cách nhà 20km, có em học đến giữa tuần thì tự ý bỏ về vì... quá nhớ người thân
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Lưu Thị Nghĩa, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trà Tập (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) cho biết, trường có 1 điểm chính và 9 điểm trường lẻ nằm rải rác khắp thôn, bản, việc dạy học chương trình giáo dục phổ thông mới gặp nhiều khó khăn.
Địa hình vùng núi trắc trở khiến quãng đường giáo viên đến trường, hay đi vận động học sinh rất vất vả. (Ảnh: NVCC).
"Các thầy cô khi dạy trực tiếp tại các điểm trường lẻ đã tâm sự với cán bộ quản lý rằng, một lớp chia thành 2 nhóm, dạy cho 2 đối tượng với trình độ khác nhau nên quá trình học gặp rất nhiều bất cập.
Ví dụ, lớp ghép có một nhóm học sinh lớp 1 và một nhóm học sinh lớp 2. Trong cùng 1 tiết học, giáo viên sẽ dạy song song 2 chương trình tương ứng với 2 đối tượng học sinh khác nhau. Do vậy, khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, kiến thức nặng hơn, mới hơn cho cả giáo viên và học trò nên việc dạy học ở lớp ghép khá khó khăn.
Nhờ sự quan tâm của ngành giáo dục, trường lẻ được kiên cố hóa bằng gỗ, lợp mái tôn và chỉ còn một số ít điểm trường chưa trang bị đầy đủ cơ sở vật chất. Gộp trường sẽ tận dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên khi thiếu nhưng trường khi đó sẽ nằm quá xa các khu dân cư nên đi lại khó khăn hơn, người dân không đồng tình", cô Lưu Thị Nghĩa cho biết.
Được biết, trường phân công nhiệm vụ giáo viên công tác tại các trường lẻ theo từng năm để đảm bảo công bằng và tạo tâm thế sẵn sàng cho giáo viên. Nếu năm học này, giáo viên dạy ở trường lẻ thì năm học sau giáo viên khác sẽ lên thay.
Giáo viên không chỉ vất vả tìm cách thuyết phục phụ huynh cho trẻ mầm non ra lớp, mà ở cấp tiểu học, chuyện học sinh bán trú tự ý bỏ về nhà khiến công tác quản lý càng thêm khó khăn hơn.
Thông tin rõ hơn về thực trạng này, thầy Hồ Văn Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trà Vân (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) chia sẻ: "Giáo viên không chỉ thường xuyên vận động học sinh ở các điểm trường lẻ chăm chỉ đi học mà còn rất lo lắng, trăn trở khi có học sinh lớp 3, 4, 5 ở trường chính tự ý bỏ học về nhà, có nhà cách trường hơn 20km nên tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm".
Ở trường lẻ, vận động học sinh có phần dễ dàng hơn vì gần khu dân cư. Còn trường chính cách xa thôn, bản nên học sinh phải ở bán trú. Theo quy định, học sinh ở bán trú từ thứ 2 đến hết thứ 6 hoặc thứ 7 mới về nhà. Tuy nhiên, có em học đến giữa tuần đã tự ý bỏ về vì...nhớ nhà. Với những trường hợp này, giáo viên sẽ phải đến nhà của học sinh để làm công tác tư tưởng, khích lệ các em quay trở lại trường.
"Đặc thù huyện miền núi thường không có nguồn tuyển tại chỗ và rất khó thu hút giáo viên theo Nghị định 140 nên vấn đề thiếu giáo viên đang rất nan giải. Giáo viên miền xuôi chất lượng cao không có hứng thú ứng tuyển hay gắn bó lâu dài ở trường bản do chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với tính chất công việc vất vả.
Do đó, nếu như cải thiện hơn nữa chính sách đãi ngộ, ưu tiên cho giáo viên lên vùng cao dạy học thì sẽ góp phần thu hút được giáo viên vùng sâu, xa", Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trà Vân (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) nói.
"Mong muốn của cán bộ quản lý, giáo viên là các cấp, bộ, ngành giáo dục sớm xem xét và có thêm những chế độ đãi ngộ đặc thù đối với giáo viên ở vùng núi. Có như vậy thì mới thu hút được nguồn giáo viên ứng tuyển, giữ chân đội ngũ và bản thân giáo viên cơ hữu tại các điểm trường thêm yên tâm và hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, chăm sóc trẻ", cô Lưu Thị Nghĩa, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trà Tập bày tỏ.
Xác minh vụ 2 giảng viên bị tố quấy rối tình dục nữ sinh ĐH Thủ đô Hà Nội cho biết đang thực hiện các bước cần thiết để xác minh sự việc một giảng viên bị tố quấy rối tình dục nữ sinh. Thông tin này được đại diện phát ngôn ĐH Thủ đô Hà Nội chia sẻ với Zing sau khi mạng xã hội xuất hiện 2 bài đăng liên tiếp tố cáo 2 giảng...