Thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm 2020-2021: Đẩy mạnh triển khai giáo dục STEM
Bộ GD&ĐT vừa ban hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021. Trong đó có nội dung liên quan đến giáo dục STEM.
Theo đó, thực hiện Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 của ngành Giáo dục; Quyết định số 2084/QĐ-BGDĐT ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, năm học 2020-2021, giáo dục trung học tiếp tục triển khai thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản của toàn ngành.
Mục tiêu chung là tăng cường công tác tuyên truyền để quán triệt và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đổi mới giáo dục trung học. Thực hiện tốt mục tiêu phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm trường học an toàn và nâng cao chất lượng giáo dục trung học; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, sức khoẻ cho học sinh.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình giáo dục trung học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, đẩy mạnh triển khai giáo dục STEM, đồng thời tích cực chuẩn bị các điều kiện triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới 2 (Chương trình GDPT 2018), ưu tiên cho việc triển khai thực hiện đối với lớp 6 từ năm học 2021-2022.
Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn.
Bộ GD&ĐT yêu cầu đẩy mạnh triển khai giáo dục STEM. Ảnh: T.Fan
Video đang HOT
Nội dung bài học theo chủ đề STEM gắn với việc giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề. Trong đó, học sinh được tổ chức tham gia học tập một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề đặt ra. Thông qua đó, góp phần hình thành phẩm chất, năng lực học sinh.
Tùy thuộc vào đặc thù từng môn học và điều kiện cơ sở vật chất, các trường có thể áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức giáo dục STEM.
Bên cạnh đó, Bộ yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý, quản trị cơ sở giáo dục, tăng cường nền nếp, kỷ cương, chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các cơ sở giáo dục trung học.
Các nhiệm vụ cụ thể đối với giáo dục trung học năm học 2020-2021 được đưa ra gồm: Phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS. Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình giáo dục trung học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Tích cực chuẩn bị triển khai chương trình, sách giáo khoa GDPT mới đối với giáo dục trung học. Đổi mới công tác quản lý giáo dục trung học. Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng.
Trên cơ sở của những nội dung hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện.
Linh hoạt các hình thức tổ chức
Giáo dục Stem (một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn) đã được triển khai có hiệu quả tại Việt Nam.
Mới đây Bộ GD&ĐT vừa có hướng dẫn việc triển khai dạy học Stem trong giáo dục trung học; trong đó nêu rõ 3 hình thức tổ chức giáo dục và các quy trình xây dựng bài học Stem.
Theo Bộ GD&ĐT, tùy thuộc vào đặc thù từng môn học và điều kiện cơ sở vật chất, các trường có thể áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức giáo dục Stem, gồm: dạy học các môn khoa học theo bài học Stem; tổ chức hoạt động trải nghiệm Stem; tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.
Thứ nhất, dạy học các môn khoa học theo bài học Stem là hình thức tổ chức giáo dục Stem chủ yếu trong nhà trường trung học. Giáo viên thiết kế các bài học Stem để triển khai trong quá trình dạy học các môn học thuộc chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận nội môn hoặc tích hợp liên môn. Nội dung bài học Stem bám sát nội dung chương trình các môn học nhằm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo thời lượng quy định của các môn học trong chương trình.
Tùy thuộc vào đặc thù từng môn học và điều kiện cơ sở vật chất, các trường có thể áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức giáo dục Stem. ẢNH:T.F
Thứ hai, hoạt động trải nghiệm Stem được tổ chức thông qua hình thức CLB hoặc các hoạt động trải nghiệm thực tế; được tổ chức thực hiện theo sở thích, năng khiếu và lựa chọn của học sinh một cách tự nguyện. Nhà trường có thể tổ chức các không gian trải nghiệm Stem trong nhà trường; giới thiệu thư viện học liệu số, thí nghiệm ảo, mô phỏng, phần mềm học tập để học sinh tìm hiểu, khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống.
Hoạt động trải nghiệm Stem được tổ chức theo kế hoạch giáo dục hàng năm của nhà trường. Nội dung mỗi buổi trải nghiệm được thiết kế thành bài học cụ thể, mô tả rõ mục đích, yêu cầu, tiến trình trải nghiệm và dự kiến kết quả. Ưu tiên những hoạt động liên quan, hoạt động tiếp nối ở mức vận dụng (thiết kế, thử nghiệm, thảo luận và chỉnh sửa) của các hoạt động trong bài học Stem theo kế hoạch dạy học của nhà trường.
Thứ ba, về tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật. Hoạt động này dành cho những học sinh có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kĩ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn. Thông qua quá trình tổ chức dạy học các bài học Stem và hoạt động trải nghiệm Stem phát hiện học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.
Hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật được thực hiện dưới dạng một đề tài/dự án nghiên cứu bởi một cá nhân hoạt nhóm 2 thành viên, dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc nhà khoa học có chuyên môn phù hợp.
Nội dung bài học theo chủ đề Stem gắn với việc giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề. Trong đó, học sinh được tổ chức tham gia học tập một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề đặt ra. Thông qua đó, góp phần hình thành phẩm chất, năng lực học sinh.
Bộ GD&ĐT cũng quy định các bước 4 xây dựng một bài giảng trong giáo dục Stem đó là: Lựa chọn nội dung dạy học, xác định vấn đề cần giải quyết, xây dựng tiêu chí của sản phẩm/giải pháp giải quyết vấn đề, thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung, dự kiến sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành và cách thức tổ chức hoạt động học tập. Các hoạt động học tập đó có thể được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học (ở trường, ở nhà và cộng đồng).
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên của Chương trình GDPT tổng thể, thì trong chương trình mới, vai trò của giáo dục Stem thể hiện ở những điểm sau: Có đầy đủ các môn học Stem; cải thiện rõ rệt vị trí của giáo dục tin học và giáo dục công nghệ; Yêu cầu dạy học tích hợp và đổi mới phương pháp giáo dục của Chương trình GDPT mới, tạo điều kiện tổ chức các chủ đề Stem trong chương trình môn học, góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh; Tính mở của Chương trình GDPT mới cho phép một số nội dung giáo dục Stem có thể được xây dựng thông qua nội dung giáo dục của địa phương, kế hoạch giáo dục của nhà trường và những hoạt động giáo dục được xã hội hóa.
Ngày 4-5-2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chỉ thị của Thủ tướng đề ra những giải pháp và nhiệm vụ thúc đẩy giáo dục Stem tại Việt Nam. Với Chỉ thị trên, Việt Nam đã chính thức ban hành chính sách thúc đẩy giáo dục Stem trong chương trình GDPT, tạo điều kiện để liên kết các sáng kiến và hoạt động giáo dục Stem đơn lẻ hiện nay.
Vì sao điểm sàn khối ngành Khoa học Xã hội chỉ có từ 15 điểm trở lên? Một số ngành thuộc nhóm khoa học cơ bản như: Triết học, Sử học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Văn hóa học, Tôn giáo học... có mức điểm sàn nhận hồ sơ là 15, liệu đây có phải là ngành học đã lỗi thời? GS.TS. Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho rằng, không...